Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay đối với DN và người dân, nhất là đối với các khoản cho vay cũ, cho vay trung dài hạn.
Theo TS. Cấn Văn Lực, lộ trình trích lập dự phòng rủi ro theo dự thảo sửa đổi Thông tư 01 là 3 năm bắt đầu từ năm 2021, nhằm tránh gây ra "cú sốc" về lợi nhuận. Vị chuyên gia này dự báo tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng năm 2021 trên tinh thần sửa đổi Thông tư 01 như trên, sẽ chỉ tương đương năm 2020, tức là khoảng 10%.
Chia sẻ với báo giới mới đây, lãnh đạo một số ngân hàng khẳng định: Nợ xấu vẫn đang được kiểm soát ở ngưỡng an toàn do các khoản nợ phải cơ cấu theo Thông tư 01 đã có dấu hiệu giảm, đặc biệt các khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến khó lường nên nhiều chuyên gia tài chính cho rằng các ngân hàng không thể chủ quan.
Dự thảo sửa đổi Thông tư 01 mới khiến nợ xấu dần trồi lên và gây ra lo ngại về chu kỳ chi phí tín dụng cao. Điều này sẽ tạo ra sự phân hóa lớn trong lợi nhuận ngân hàng năm 2021...
BCTC quý 4/2020 của nhiều ngân hàng cho thấy nợ xấu giảm mạnh trong 3 tháng cuối cùng của năm 2020, nhờ đó tỷ lệ nợ xấu bất ngờ quay đầu giảm xuống mức thấp hơn cả cuối năm 2019.