Mùa đông cũng là mùa khắc nghiệt nhất trên cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Ở xứ sở mây mù bao phủ và rét đến tê người ấy lại là mùa của những loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Bên những bờ rào đá, chúng vẫn vươn lên mạnh mẽ, dâng hiến vẻ đẹp tinh khôi cho đời.
Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 đang đến gần. Tại Sơn La các phiên chợ họp những ngày này diễn ra nhộn nhịp, tấp nập kẻ bán người mua. Một trong những chợ phiên có nhiều người tìm đến ở huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La) là chợ phiên Huổi Cuổi họp năm ngày một lần.
DN&TH; Ngày 26, 27/1 vừa qua, tại Sơn La, Qũy Cộng đồng phòng chống thiên tai, CLB Liên kết trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Sơn La, đồng hành cùng Hoa hậu Hhen Niê tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết sẻ chia, Tết yêu thương”, nhằm mang đến cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao những món quà ý nghĩa để đón Tết ấm áp.
DN&TH; Chủ trương đưa cây cao su lên một số tỉnh vùng cao miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, với mong muốn tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống kinh tế, góp phần chống sói mòn đất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc…cây cao su đã được trồng tại nhiều địa phương của tỉnh Sơn La từ những năm 2007 – 2008. Đến nay, sau 10 năm chăm sóc, một số diện tích đã cho thu hoạch mủ. Tuy nhiên sự mòn mỏi, chờ đợi của người dân đã không được như kỳ vọng, dẫn đến một số hộ dân đặt nhiều câu hỏi về lợi ích đối với loại cây “vàng trắng” này.
DN&TH; Mới chuyển đến nơi ở mới sau khi phải rời nơi ở cũ để những chỗ cho xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, khoảng 10 hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La chuyển đến nơi ở mới với bao khó khăn, vất vả. Sự hi sinh ấy đã được đền đáp bằng việc được giao cho diện tích đất để canh tác, lại đúng thời điểm chủ trương trồng cây cao su. Niềm vui nhân đôi đã theo họ gần chục năm qua, để rồi ngày hôm nay họ phải nhiều lần ngồi vào bàn đối thoại với mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, no đủ hơn.
DN&TH; Cà phê Sơn La được trồng ở đây từ trước năm 1945, trên các sườn dốc của chân dãy núi thấp, sườn đồi với độ cao phổ biến từ 600-1200m. Cây cà phê đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của người dân tại Sơn La, danh tiếng cà phê Sơn La đã từng bước có vị thế trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Anh Trịnh Hồng Quân, bản Noong Xôm (xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) trồng 2ha xoài tượng da xanh ra toàn trái “khổng lồ”. Từ bán xoài da xanh, bình quân mỗi năm gia đình anh Quân thu lãi 750 triệu. Cuộc sống của gia đình anh đã trở nên khá giả và có gia sản lớn, khiến nhiều người ước ao, khâm phục.
Bây giờ, chặng đường bộ nối Hà Nội với thành phố Sơn La chỉ mất chừng năm đến sáu giờ đồng hồ chạy ô tô thong dong. Nhưng mỗi khi đi trên tuyến ấy, tôi vẫn bật ra từ ký ức những năm tháng nhọc nhằn tuổi thơ theo cha mẹ công tác trên đó.