10 “tay chơi” trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam nửa đầu 2020
10:05 | 21/07/2020
DNTH: Top 10 tổ chức có lượng trái phiếu phát hành lớn trong nửa đầu năm 2020 thể hiện rõ sự chiếm lĩnh của nhóm ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản.
![]() |
Tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn T9/2019 đến T6/2020 |
Theo thống kê của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, có 130 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với tổng giá trị phát hành đạt 156.327 tỷ đồng, chiếm 69% tổng giá trị đăng ký.
Các tổ chức tín dụng dẫn đầu việc huy động qua kênh trái phiếu, với tổng giá trị phát hành đạt 47.347 tỷ đồng, chiếm 30,29%. Lĩnh vực bất động sản xếp vị trí thứ 2 với tổng giá trị phát hành đạt 45.592 tỷ đồng, chiểm tỷ trọng 29,16%.
![]() |
Top 10 doanh nghiệp đứng đầu về giá trị phát hành trái phiếu 6 tháng đầu năm 2020 |
Theo ghi nhận của VietTimes, top 10 tổ chức có lượng trái phiếu phát hành lớn trong nửa đầu năm 2020 thể hiện rõ sự chiếm lĩnh của các ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản.
Có tới một nửa các nhà băng góp mặt trong danh sách tốp 10 "tay chơi" lớn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bao gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).
Trong đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dẫn đầu với tổng giá trị phát hành đạt 15.168 tỷ đồng. Tiếp đến là CTCP Vinhomes, với giá trị trái phiếu phát hành là 12.000 tỷ đồng, theo sau là CTCP Tập đoàn Masan (phát hành 10.000 tỷ đồng) và CTCP Đầu tư và phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam (phát hành 9.716 tỷ đồng).
Nửa đầu năm 2020, nhóm ngành dịch vụ cũng tăng tốc khi phát hành thành công 19.684 tỷ đồng trái phiếu, chiếm tỷ trọng 12,59%. Các doanh nghiệp sản xuất có giá trị phát hành đạt 8.450 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,41%.
![]() |
Quy mô phát hành 6 tháng đầu năm 2020 theo loại hình doanh nghiệp (Nguồn: HNX) |
Còn lại là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác với giá trị phát hành đạt 26.665 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,06%.
Trong báo cáo mới đây, CTCP Chứng khoán SSI cho rằng, sự gia tăng mạnh lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian gần đây có thể là bước tăng tốc trước khi dự thảo sửa đổi Nghị định 163 theo hướng siết chặt phát hành trái phiếu doanh nghiệp chính thức có hiệu lực./.
Theo https://viettimes.vn/10-tay-choi-trai-phieu-doanh-nghiep-lon-nhat-viet-nam-nua-dau-2020-488197.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) /
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) /
- Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank) /
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) /
- bất động sản. /
- trái phiếu doanh nghiệp /
- ngân hàng /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.

M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.

Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...

Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển
Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...

GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'
Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...

Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa
Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...