150 triệu đồng/m2 đất rìa làng: Sốt đất ngoại thành, cơn say và cái bẫy

15:36 | 26/03/2019

DNTH: Từ đầu năm, giá bất động sản khu vực ngoại thành Hà Nội tăng nóng. Theo cảnh báo của các chuyên gia, nhà đầu tư có thể ăn trái đắng khi tham gia lướt sóng thị trường.

150 triệu đồng/m2 đất rìa làng: Sốt đất ngoại thành, cơn say và cái bẫy

Nhiều khu vực giá đất bất ngờ tăng.

Đua nhau tăng giá

Theo khảo sát, giá đất nền tại nhiều khu vực như Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm đã tăng mạnh từ cuối năm 2018 tới nay. Việc gom đất của nhà đầu tư đã diễn ra từ năm 2016, nhưng diễn ra mạnh hơn từ cuối năm 2017, đầu năm 2018. Lúc đầu, chỉ có vài người tìm mua đất, sau đó kéo theo nhiều người khác tham gia, kéo giá đất tăng lên. Thông tin một số huyện lên quận cùng với 2 siêu dự án của Vingroup đã tạo cho thị trường khá sôi động.

Tại Gia Lâm, giá đất thuộc khu vực Trâu Quỳ ở thời điểm hiện tại có thể lên tới hơn 100 triệu đồng/m2, và dao động ở mức 45-50 triệu đồng/m2. Tại các xã lân cận như Đông Dư, Đa Tốn, Đặng Xá, giá đất cũng ở mức 20-30 triệu đồng/m2.

Đất trên đường An Đào A, Đào Nguyên A, giá chào bán hiện tại môi giới đưa ra dao động từ 38-45 triệu đồng/m2, trong khi mức giá đầu năm 2018 từ 32-36 triệu đồng/m2. Đất mặt đường Kiêu Kỵ giá rao bán 25-32 triệu đồng/m2, trong khi giá đầu năm chỉ từ 20-23 triệu đồng/m2,...

Tại huyện Đông Anh, khu đô thị Nguyên Khê, đất được rao từ 28-30 triệu đồng/m2 trong khi cùng kỳ năm ngoái giá rao bán từ 15-17 triệu đồng/m2; đất tại xã Xuân Canh, giá bị đẩy từ 20 triệu đồng/m2 lên từ 35-40 triệu đồng/m2; đất khu Lễ Pháp, giá rao tăng từ 15-18 triệu đồng/m2 lên mức từ 30-35 triệu đồng/m2,...

Theo ông Vũ Kim Giang, TGĐ Hải Phát Land, về mặt nguyên tắc khi có một dự án đại đô thị triển khai xây dựng BĐS lân cận tại khu vực sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ về hạ tầng cơ sở, hạ tầng tiện ích, hạ tầng xã hội và tỷ lệ dân sinh sẽ tăng đột biến trong tương lai dẫn đến nhu cầu tìm mua và giá bất động sản sẽ tăng.

Ở góc độ đầu tư, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, PTGĐ Danko Group cho rằng, đất nền luôn được xem là "của để dành" của giới đầu tư vì tính chất bảo toàn giá trị ở bất cứ giai đoạn biến động nào của thị trường.

Từ việc tổng giá trị sản phẩm không quá lớn dẫn đến đất nền là loại hình đầu tư có tỷ suất lợi nhuận tương đối cao, phù hợp với giới đầu tư muốn hưởng chênh lệch tốt trong khoảng thời gian ngắn, hoặc cả những người có nhu cầu đầu tư lâu dài thì cơ hội để thu về khoản lợi nhuận lớn là rất khả thi.

“Sự khan hiếm quỹ đất, tỷ suất sinh lời cao và tâm lý chuộng nhà liền thổ vẫn sẽ giúp đất nền là kênh đầu tư chiếm ưu thế. Khi quỹ đất không còn nhiều, việc đất nền lên giá trong chu kỳ bất động sản là điều dễ hiểu”, ông Tuấn nói.

Rủi ro quá lớn

Mặc dù giá tăng, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, việc các nhà đầu tư ôm tiền đón sóng sẽ gặp khá nhiều rủi ro. Qua khảo sát thực tế, dù mức giá được đẩy cao như vậy nhưng trên thị trường giá giao dịch hầu như không tăng, hoặc tăng không đáng kể (khoảng 5%).

Ghi nhận tại các văn phòng môi giới bất động sản Gia Lâm, số giao dịch thành công ít. Giới đầu tư vẫn còn cảnh giác với những cơn sốt đất ở thời điểm trước đó. Hầu hết, các giao dịch chuyển nhượng đang diễn ra chủ yếu giữa các nhà đầu cơ với nhau.

Ông Giang phân tích, nhà đầu tư cần tính toán kỹ thời điểm xuống tiền và mức độ tăng giá của BĐS. Một đại dự án để hoàn thành đưa vào vận hành, sử dụng sẽ mất thời gian tương đối dài nên nếu BĐS tăng giá quá đột biến trong thời gian ngắn thì có thể chứa đựng những rủi ro về thanh khoản và tỷ suất sinh lời trong ngắn hạn.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn cảnh báo, nhà đầu tư không nên đầu tư vào dự án không nằm trong quy hoạch phát triển; tránh rơi vào bẫy đầu cơ của các dự án tung tin, làm trò, đẩy giá, thổi giá.

Chỉ có những khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh, hạ tầng phát triển tốt mới có khả năng tăng giá, còn các khu vực khác khó có tiềm năng, nếu nhà đầu tư chạy theo cơn sốt mà không nghiên cứu kỹ, rất dễ bị mắc kẹt, chôn vốn.

Thực tế đã cho thấy, nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội bị “cò” đất thao túng làm giá đất lên cao nhưng cũng hạ nhiệt nhanh chóng khi có những tác động từ nhiều yếu tố khác.

Với bối cảnh thị trường như hiện nay, ông Giang cho rằng, nhà đầu tư cần đánh giá, lựa chọn kỹ lưỡng theo khu vực, loại hình, phân khúc, dự án để tham gia đầu tư. Nên chọn những sản phẩm đảm bảo tính pháp lý, chủ đầu tư uy tín và đặc biệt là có các yếu tố thúc đẩy để tăng giá trong tương lai như: sự phát triển đô thị hoặc công nghiệp vùng, cơ sở hạ tầng, tiện ích xã hội, phát triển dịch vụ phụ trợ, sự gia tăng dân số...

Duy Anh

Theo Vietnamnet

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.

M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch

Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.

Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu

Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...

Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển

Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...

GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'

Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...

Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa

Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.

XEM THÊM TIN