4 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu cà phê thu về 1,06 tỷ USD

17:37 | 14/05/2021

DNTH: Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu cà phê tăng 14,3% về lượng so với cùng kỳ, đạt 584.981 tấn, nhưng giá trị thu về lại giảm 8,2%, đạt 1,06 tỷ USD.

Tính riêng tháng 4 cả nước xuất khẩu 132.111 tấn cà phê, thu về 246,39 triệu USD, giảm 22% về khối lượng và giảm 21% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó; so với cùng tháng năm ngoái cũng giảm 20% về lượng và giảm 12% về kim ngạch.

Giá cà phê xuất khẩu trong tháng 4/2021 tăng 1,4% so với tháng 3/2021 và tăng 10,5% so với cùng tháng năm 2020, đạt trung bình 1.865 USD/tấn. Tinh chung trong cả 4 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu cũng tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.803,6 USD/tấn.

4 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu cà phê thu về 1,06 tỷ USD
4 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu cà phê thu về 1,06 tỷ USD

Đức luôn thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm nay đạt 84.652 tấn, tương đương 147,97 triệu USD, chiếm trên 14% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, giảm 27,5% về lượng và kim ngạch giảm 16% so với cùng kỳ, giá tăng 15,8%, đạt 1.7479 USD/tấn.

Đông Nam Á là thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ cà phê của Việt Nam đạt 49.632 tấn, tương đương 111,38 triệu USD, chiếm 8,5% trong tổng lượng và chiếm 10,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, giảm 4% về lượng nhưng tăng 5,4% về kim ngạch so với cùng kỳ, giá tăng 9,9%, đạt 2.244 USD/tấn.

Cà phê xuất khẩu sang Italia - thị trường lớn thứ 3, đạt 47.881 tấn, tương đương 80,34 triệu USD, giá 1.678 USD/tấn, tăng 6,3% về giá, nhưng giảm 10,6% kim ngạch, giảm 15,9% về lượng, chiếm 8,2% trong tổng lượng và chiếm 7,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.

Nhìn chung, xuất khẩu cà phê sang đa số các thị trường chủ đạo trong 4 tháng đầu năm nay sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Mai Quỳnh

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ

DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

XEM THÊM TIN