5 nguyên nhân gây ùn tắc giao thông ở Hà Nội
11:32 | 05/12/2023
DNTH: UBND thành phố Hà Nội cho biết, nguyên nhân ùn tắc giao thông là do quá tải hạ tầng, đầu tư đường sá thiếu đồng bộ và ý thức của người tham gia giao thông chưa cao...

UBND thành phố Hà Nội vừa báo cáo HĐND thành phố về công tác tổ chức giao thông, trông giữ phương tiện và quản lý lòng đường, hè phố. Theo đó, trong báo cáo UBND thành phố nêu ra 5 nguyên nhân cơ bản gây ùn tắc giao thông trên địa bàn.
Hạ tầng giao thông không theo kịp
Số lượng phương tiện giao thông tăng nhanh nhưng hạ tầng giao thông không theo kịp dẫn đến quá tải. “Phương tiện cá nhân tăng 4-5% nhưng tốc độ phát triển hạ tầng giao thông 0,6%, luôn chới với chạy theo mà không bao giờ đuổi kịp”, UBND thành phố, Hà Nội nêu trong báo cáo.
Theo đó, số lượng phương tiện giao thông đường bộ tính đến tháng 10/2023 là trên 7,8 triệu, trong đó ôtô khoảng 1,1 triệu, xe máy khoảng 6,8 triệu, chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông trên địa bàn.
Đầu tư thiếu đồng bộ, các tuyến đường vành đai chưa hoàn chỉnh, cầu qua sông Hồng còn thiếu...
Hà Nội quy hoạch 7 tuyến đường vành đai với tổng chiều dài 285 km, trong đó có 5 tuyến vành đai chính (1, 2, 3, 4, 5) và 2 tuyến vành đai hỗ trợ (2,5 và 3,5). Đến nay, tuyến vành đai 4 đang triển khai, dự kiến đưa vào khai thác năm 2027. Tuyến vành đai 3,5 đang triển khai nhưng chưa làm được toàn tuyến do khó khăn giải phóng mặt bằng.
Tuyến vành đai 2 còn chưa triển khai đường trên cao đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy. Tuyến vành đai 1 vẫn chưa giải phóng được mặt bằng đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.
Thành phố Hà Nội cũng đặt mục tiêu hoàn thành 5 tuyến đường sắt đô thị (Ngọc Hồi - Yên Viên; Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; Trần Hưng Đạo - Thượng Đình; Cát Linh - Hà Đông; Nhổn - ga Hà Nội) nhưng hiện nay mới có tuyến Cát Linh - Hà Đông được đưa vào hoạt động.
Ngoài ra, thành phố có kế hoạch xây dựng 4 tuyến buýt nhanh BRT nhưng mới có 1 tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa đi vào sử dụng.
Nhiều công trình thi công gây thu hẹp mặt cắt các tuyến đường dẫn đến ùn tắc giao thông
Theo báo cáo, trên địa bàn Hà Nội hiện nay có 38 tuyến đường bị thu hẹp, điển hình như dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội; cầu vượt nút giao đường Thanh Niên - An Dương giai đoạn 2 trên trục đường Âu Cơ - Xuân Diệu; nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.

Phương tiện tham gia giao thông vượt thiết kế
UBND thành phố xác định nguyên nhân ùn tắc ở các tuyến đường hướng tâm và cầu lớn là do mật độ phương tiện tham gia giao thông vượt thiết kế.
Cụ thể như lưu lượng phương tiện mỗi ngày đêm qua cầu Chương Dương là 95.000 phương tiện, gấp 8 lần; qua cầu Thanh Trì là 120.000 phương tiện, gấp 4 lần; qua cầu Nhật Tân là 107.000 phương tiện, gấp 6 lần.
Vào giờ cao điểm ở các tuyến đường Tố Hữu, Hoàng Quốc Việt, Huỳnh Thúc Kháng... lưu lượng phương tiện cũng vượt 1,8 lần so với thiết kế. Tại nút Ngã Tư Sở có lưu lượng tối đa 3.000 phương tiện/giờ, nhưng hiện lên đến 8.000 phương tiện/giờ nên thường xuyên ùn tắc giờ cao điểm.
Ý thức của người tham gia giao thông
UBND thành phố xác định ý thức của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông chưa cao, không tuân thủ nghiêm quy định dẫn đến ùn tắc giao thông.
Năm 2022, Hà Nội có 35 điểm ùn tắc, ngành Giao thông xử lý được 8 điểm nhưng phát sinh 10 điểm, tồn tại 37 điểm ùn tắc; năm 2023 xử lý được 11/37 điểm và phấn đấu xử lý thêm 1 - 2 điểm từ nay đến cuối năm, tuy nhiên có thể phát sinh thêm 8 điểm ùn tắc mới.
UBND thành phố Hà Nội nhận định từ nay đến cuối năm, tình trạng ùn tắc ngày càng nhiều. Ngành Giao thông của Hà Nội đã đưa ra nhiều phương án để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, các giải pháp tổ chức giao thông, xén dải phân cách, vỉa hè... chỉ giải quyết phần ngọn, còn căn cơ là phải ưu tiên đầu tư xây dựng cầu vượt, hầm chui ở những nút giao thông trọng điểm.
Tại kỳ họp 14, HĐND thành phố dự kiến dành 1 ngày chất vấn những vấn đề 'nóng' diễn ra trên địa bàn Thủ đô thời gian qua, trong đó có việc thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đô thị.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- hạ tầng giao thông Hà Nội /
- ùn tắc giao thông ở Hà Nội /
- nguyên nhân gây ùn tắc giao thông /
- ùn tắc giao thông /
- Hà nội /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
DNTH: Thị trường tã, bỉm cho trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ...

Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
DNTH: Đối với nhiều em bé, uống sữa là một điều hiển nhiên – một thói quen mỗi sáng trước khi đến lớp, một ly sữa ấm trước giờ đi ngủ. Nhưng với nhiều em nhỏ tại Khánh Hòa, việc uống sữa lại trở thành một điều xa xỉ....

2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
DNTH: Tháng 4/2025, công chức, viên chức, người lao động có liên tiếp 2 kỳ nghỉ lễ, gồm Giỗ Tổ Hùng Vương nghỉ 3 ngày, Chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5 nghỉ 5 ngày.

Tận hưởng phong cách sống Dolce Far Niente nơi tổ hợp Newtown Diamond tại Đà Nẵng
DNTH: Nếu đến các thành phố ở Ý, sau khoảng 1 giờ trưa, bạn sẽ thấy một cảnh tượng khác thường: hàng quán đóng cửa và phố xá vắng người qua lại. Lý do thật đơn giản: Người dân nơi đây đang nghỉ trưa, và đó là bí quyết cho...

Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
DNTH: Dự báo mùa hè năm 2025, nhiều khả năng nắng nóng sẽ không gay gắt và kéo dài như năm 2024.

Hà Nội đầu tư gần 100 tỷ đồng làm sạch Hồ Tây
DNTH: UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom nước thải xung quanh khu vực hồ Tây trên dịa bàn quận Tây Hồ, với mức đầu tư dự kiến trên 99 tỷ đồng từ ngân...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...