6 'siêu' dự án ở Hà Nội muốn được điều chỉnh, chuyển nhượng một phần
09:42 | 25/09/2020
DNTH: 6 'siêu' dự án ở Hà Nội muốn được điều chỉnh, chuyển nhượng một phần
Văn phòng Chính phủ vừa có báo cáo về rà soát dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn trên 5.000 tỷ đồng phù hợp với quy hoạch. Nội dung báo cáo cho biết UBND TP Hà Nội đã kiến nghị Thủ tướng cho chủ đầu tư 6 dự án bất động sản quy mô từ vài trăm triệu USD đến hàng tỷ USD được điều chỉnh, chuyển nhượng một phần dự án. Theo UBND TP Hà Nội, 5 trong số 6 dự án phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, riêng dự án Khu đô thị thành phố thông minh đang được UBND TP Hà Nội xem xét điều chỉnh quy hoạch chung và quy hoạch phân khu dự án.
Đầu tiên là Khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây do Công ty TNHH phát triển THT làm chủ đầu tư. Dự án này được cấp phép từ năm 2008, vốn đầu tư hơn 314 triệu USD, diện tích sử dụng đất khoảng 207 ha. Đến nay, Công ty TNHH phát triển THT muốn chuyển nhượng 3 dự án thành phần trong khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây cho nhà đầu tư khác.
Thứ hai là dự án Công viên Yên Sở. Chủ đầu tư là Gamuda Land Việt Nam đề xuất cho điều chỉnh dự án và chuyển nhượng 1 dự án thành phần trong khu đô thị C2 công viên Yên Sở.
Thứ ba, Công ty TNHH phát triển khu đô thị Nam Thăng Long đề nghị được chuyển nhượng 3 dự án thành phần trong khu đô thị Nam Thăng Long.
Thứ tư, Công ty TNHH Lotte Properties Hà Nội đề nghị điều chỉnh quy mô, thời gian hoạt động của dự án Lotte Mall Hà Nội.
Thứ năm, Tập đoàn Blemheim đề nghị được điều chỉnh dự án Thành phố công nghệ xanh do dự án chưa giải phóng xong mặt bằng.
Dự án thứ sáu là Khu đô thị thành phố thông minh ở Đông Anh, Hà Nội do CTCP đầu tư và phát triển thành phố thông minh Bắc Hà Nội (doanh nghiệp được thành lập từ vốn góp của Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo, Nhật Bản) làm chủ đầu tư. Khu đô thị thành phố thông minh được giới thiệu là đô thị hiện đại nhất Đông Nam Á, quy mô đầu tư xây dựng 272 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD.
Dự án Thành phố thông minh được động thổ vào tháng 10/2019 tuy nhiên đến nay công trình vẫn là bãi đất trống. TP Hà Nội đang xem xét điều chỉnh quy hoạch chung và quy hoạch phân khu dự án. Ảnh: Lâm Tùng |
Đề nghị chưa xem xét điều chỉnh cho dự án Thành phố thông minh
Sau khi nhận được văn bản của TP Hà Nội, Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét cụ thể từng trường hợp, báo cáo Thủ tướng.
Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xem xét và kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc giao thẩm quyền cho UBND TP Hà Nội thực hiện điều chỉnh đối với các dự án đầu tư có quy mô vốn đăng ký trên 5.000 tỷ đồng. Đối với dự án có nội dung chuyển giao không bồi hoàn thì bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng phải giữ nguyên/ kế thừa điều khoản chuyển giao không bồi hoàn.
Với dự án Lotte Mall Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết Văn phòng Chính phủ cũng đã có thông báo ý kiến của Thủ tướng giao UBND TP Hà Nội xem xét giải quyết theo thẩm quyền. Bộ đề nghị UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng quá trình xử lý theo ý kiến chỉ đạo và các vấn đề còn vướng mắc.
Còn với dự án Thành phố thông minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị chưa xem xét việc điều chỉnh dự án do dự án đang được UBND TP Hà Nội xem xét điều chỉnh quy hoạch.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng trong trường hợp được Thủ tướng đồng ý phân cấp thẩm quyền, UBND TP Hà Nội phải chịu trách nhiệm trong thẩm định các dự án phù hợp với quy hoạch đã được duyệt và các quy định pháp luật liên quan đến đất đai, đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Ý kiến của Văn phòng Chính phủ
Trước đề xuất của UBND TP Hà Nội và nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ cho hay trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, việc hỗ trợ các doanh nghiệp đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam có dự định mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng quy mô, năng lực là cấp thiết.
Cụ thể về từng dự án, Văn phòng Chính phủ kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc giao thẩm quyền cho UBND TP Hà Nội thực hiện điều chỉnh đối với các dự án đầu tư có quy mô vốn đăng ký trên 5.000 tỷ đồng phù hợp với quy hoạch.
Đối với dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây, Văn phòng chính phủ kiến nghị Chính phủ giao UBND TP Hà Nội quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và chuyển nhượng 3 dự án thành phần.
Với dự án Công viên Yên Sở và Dự án Khu đô thị C2 - Công viên Yên Sở, Văn phòng Chính phủ kiến nghị Chính phủ giao UBND TP Hà Nội điều chỉnh dự án trên cơ sở tách dự án và theo quy hoạch đã được điều chỉnh.
Đối với dự án Thành phố công nghệ xanh, giao UBND TP Hà Nội điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án.
Với dự án thành phần của dự án Khu đô thị Nam Thăng Long, Văn phòng Chính phủ đề xuất Chính phủ giao UBND TP Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư dự án và chuyển nhượng 3 dự án thành phần, bảo đảm kế thừa điều khoản về chuyển giao không bồi hoàn.
Với dự án Lotte Mall Hà Nội, đồng ý việc điều chỉnh thời gian hoạt động dự án là 50 năm kể từ ngày dự án được bàn giao đất, giữ nguyên điều kiện chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước khi hết thời hạn hoạt động của dự án.
Thành phố Vinh mở rộng, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò được săn đón
DNTH: Việc mở rộng địa giới TP. Vinh được giới chuyên gia đánh giá sẽ giúp thị trường bất động sản chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung căn hộ cao cấp tại Cửa Lò vẫn còn hạn chế, tổ hợp căn hộ cao...
The Continental tạo nhiệt cho thị trường Đông Bắc Hà Nội
DNTH: Cuối năm 2024, thị trường bất động sản Hà Nội chứng kiến làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ nguồn cung căn hộ từ khu vực Đông, Tây sang Đông Bắc. Đặc biệt, sự xuất hiện của những chủ đầu tư uy tín như MIK Group với nguồn...
BĐS Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi gần như hoàn toàn
DNTH: Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch COVID-19, du lịch Phú Quốc được kỳ vọng sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn bứt phá ngoạn mục. Đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy, đảo ngọc đang dần quay trở...
Hàng nghìn tỉ đồng đổ vào hạ tầng, khu Đông TP HCM trở thành bức tranh “sáng” của thị trường BĐS
DNTH: Giữ vai trò chiến lược trong bức tranh quy hoạch Tp.HCM, Tp.Thủ Đức (thuộc khu Đông Tp.HCM) định hướng phát triển thành đô thị sáng tạo và tương tác cao. Nơi đây sẽ là cửa ngõ kết nối Tp.HCM...
Sapa - thị trường Bất động sản đang nóng lên từng ngày
DNTH: Sapa là địa phương duy nhất của các tỉnh vùng núi phía Bắc có thể tạo dòng khách du lịch 4 mùa. Song song với lợi thế đó, Sapa đang chuyển mình mạnh mẽ ở các loại hình bất động sản. Đây được xem là lợi thế tiếp theo của...
Tập đoàn Bcons ra mắt dự án Khu chung cư Tân Đông Hiệp tại Bình Dương
DNTH: Ngày 26/11, tại tỉnh Bình Dương, Tập đoàn Bcons phối hợp cùng Tập đoàn Tân Đông Hiệp chính thức ra mắt dự án Khu chung cư Tân Đông Hiệp. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhà ở thực của người dân, dự án hướng đến đối...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...