6 tháng năm 2024, sản xuất nông nghiệp duy trì đà tăng trưởng
11:14 | 04/07/2024
DNTH: Sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 vẫn duy trì tăng trưởng ổn đinh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu.
Sản lượng các loại cây trồng tăng, được mùa nhưng không bị mất giá
Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm nay sản xuất nông nghiệp cơ bản “được cả mùa” và “được cả giá”. Điều này thể hiện ở chỗ trong khi nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực tăng thì đồng thời giá bán sản phẩm cũng ở mức cao. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024 chỉ số giá bán sản phẩm nông nghiệp tăng 10,29% so với bình quân cùng kỳ năm 2023, trong đó chỉ số giá sản phẩm cây hàng năm tăng 11,27%; cây lâu năm tăng 22,3%.
Đối với cây lúa là cây trồng chủ lực: Sản lượng lúa vụ đông xuân 2024 ước đạt 20,32 triệu tấn, tăng 132,5 nghìn tấn so vụ đông xuân năm trước, giá lúa ở mức cao, bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 20,41% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá xuất khẩu gạo bình quân 6 tháng tăng 18,33% so với cùng kỳ năm 2023 (xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 4,68 triệu tấn với kim ngạch đạt 2,98 tỷ USD, tăng 10,4% về lượng nhưng tăng tới 32% về giá trị).
Đối với cây lâu năm, sản lượng cây ăn quả 6 tháng đầu năm đạt khá, trong đó riêng sản lượng sầu riêng ước đạt 487,7 nghìn tấn, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước; cây ăn quả khác như ổi, mít, chanh leo, nhãn sản lượng cũng tăng khoảng 3-6%. Giá bán hầu hết sản phẩm cây ăn quả tăng, bình quân 6 tháng đầu năm tăng 6,12% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, giá sầu riêng ở mức khá cao, cụ thể: Tại Tiền Giang, thời điểm đầu mùa, sầu riêng thu mua tại vườn đã có giá từ 140 – 215 nghìn đồng/kg tùy loại (tăng khoảng 30.000 đồng so với đầu tháng 3/2023) và cũng là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Với giá này, mỗi ha sầu riêng thu hoạch sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi khoảng một tỷ đồng.
Ngoài cây ăn quả, một số cây công nghiệp lâu năm tăng cả về sản lượng thu hoạch và giá bán, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản và thu nhập của người sản xuất. Cụ thể: Sản lượng hồ tiêu đạt 238,2 nghìn tấn, tăng 2,3% và giá bán tăng 44,06%; cao su tăng đạt 410,7 nghìn tấn, tăng 2% và giá bán tăng 8,96%; chè đạt 522,9 nghìn tấn, tăng 2,4% và giá bán tăng 2,91% …
Sản lượng rau quả và một số cây lâu năm tăng không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn đóng góp tích cực vào xuất khẩu hàng hóa. Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản tăng cả về lượng và giá trị, giá xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng thế giới có tín hiệu phục hồi tích cực. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông, lâm sản sáu tháng đầu năm 2024 đạt 16,64 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng 28,2%, chỉ số giá xuất khẩu rau quả bình quân sáu tháng đầu năm 2024 tăng 1,97%; hạt tiêu tăng 30,9% và chỉ số giá xuất khẩu tăng 13,31%; cao su tăng 4,5% và chỉ số giá xuất khẩu tăng 11,86%; chè tăng 26,7% và chỉ số giá xuất khẩu tăng 10,13%.
Như vậy có thể thấy, hiện tượng “được mùa mất giá” cơ bản không xảy ra trong 6 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh, không theo định hướng và thiếu kiểm soát chất lượng sản phẩm vẫn là những điều mà người nông dân cần phải được lưu tâm và tránh tình trạng “được mùa mất giá”, đòi hỏi nông sản Việt Nam phải tiếp tục nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời việc phát triển phải bảo đảm theo quy hoạch, định hướng, cập nhật kịp thời những yêu cầu kĩ thuật, cũng như nắm bắt đầy đủ thông tin, nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Chăn nuôi phát triển ổn định
Đàn lợn có xu hướng tăng mạnh trở lại do chăn nuôi nông hộ chuyển mạnh sang bán công nghiệp, liên kết với doanh nghiệp; chăn nuôi trang trại theo chuỗi kết hợp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và ứng dụng công nghệ tiên tiến và giá thịt lợn hơi ở mức cao.
Trong 6 tháng đầu năm, giá thịt lợn hơi có xu hướng tăng khá khiến tâm lý người chăn nuôi lạc quan hơn. Chỉ số giá sản phẩm chăn nuôi lợn của người sản xuất (PPI) 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước, quý II năm 2024 tăng 8,39% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến ngày 25/6, giá thịt lợn hơi cả nước dao động trong khoảng 63.000 – 68.000 đồng/kg, thay đổi tùy từng địa phương, ở mức giá này người chăn nuôi có lãi và yên tâm sản xuất. Khu vực doanh nghiệp và chuỗi liên kết sản xuất có xu hướng ổn định và mở rộng sản xuất khi giá sản phẩm đầu ra tăng.
Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2024 tăng khoảng 2,9% so với cùng thời điểm năm 2023; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm ước đạt 2535,8 nghìn tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước (quý II ước đạt 1241,9 nghìn tấn, tăng 5,6%).
Chăn nuôi gia cầm: Nhìn chung đàn gia cầm cả nước phát triển ổn định trong 6 tháng đầu năm, khu vực doanh nghiệp phát triển tốt; dịch bệnh được kiểm soát tốt, chỉ phát sinh một số ổ dịch nhỏ lẻ. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Sáu năm 2024 tăng khoảng 2,3% so với cùng thời điểm năm 2023; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm ước đạt 1.212,1 nghìn tấn, tăng 4,9% (quý II ước đạt 615,5 nghìn tấn, tăng 4,2%); sản lượng trứng gia cầm ước đạt gần 10,1 tỷ quả, tăng 5,1% (quý II ước đạt 5,0 tỷ quả, tăng 5,0%).
Nuôi trồng thủy sản tăng trưởng khá
Trong nuôi trồng thủy sản, cá tra là một trong những sản phẩm chủ lực của nước ta, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng xuất khẩu. Sản lượng cá tra 6 tháng đầu năm ước đạt 831,8 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Mặc dù giá cá tra nguyên liệu giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng sản lượng vẫn tăng khá nguyên nhân chủ yếu do giá cá tra nguyên liệu bình quân 6 tháng đầu năm 2024 (khoảng 27.700 đồng/kg) tuy thấp hơn cùng kỳ khoảng 1.000 đồng/kg, nhưng vẫn cao hơn nhiều mức giá tại thời điểm cuối năm 2023 (khoảng 26.000 đồng/kg). Với mức giá trung bình 27.700 đồng/kg người nuôi có lãi nên đã thu hoạch phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu đang tăng cao trong 6 tháng đầu năm.
Xuất khẩu cá tra đang trên đà phục hồi, kim ngạch xuất khẩu ước tính tháng 6 tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra ước đạt 863 triệu USD, tăng 5,8% so cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu cá tra phục hồi, nhu cầu cá tra nguyên liệu tăng dẫn đến sản lượng thu hoạch tăng khá.
Thời điểm quý II và quý III năm ngoái, giá cá tra nguyên liệu ở mức cao (trung bình khoảng 29.000 đồng/kg) nên người nuôi thu được lợi nhuận lớn và mở rộng diện tích nuôi trong giai đoạn này. Thời gian nuôi cá tra trung bình từ 8 đến 10 tháng, do vậy những diện tích thả nuôi trong thời gian quý II và quý III năm trước sẽ cho thu hoạch trong 6 tháng đầu năm nay. Hơn nữa, diện tích nuôi cá tra hầu hết thuộc các vùng nuôi của doanh nghiệp với chu trình sản xuất khép kín nên tiết kiệm chi phí sản xuất và cho năng suất, sản lượng cao.
Như vậy, trong 6 tháng đâu năm 2024, hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản có nhiều điểm sáng, là yếu tố quan trọng tạo ra tăng trưởng của ngành nông nghiệp và khẳng định vai trò nền tảng của nền kinh tế.
Công nhận thêm 28 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia
DNTH: Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa quyết định công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du...
Nắng nóng trong năm 2025 sẽ ít gay gắt và kéo dài như năm 2024
DNTH: Diễn biến thời tiết năm 2025 có nhiều tích cực, khả năng nắng nóng sẽ không gay gắt và kéo dài như năm 2024; có khoảng 20 đợt mưa trên diện rộng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan
DNTH: Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Ba Lan, tối 16/1, giờ địa phương, tại thủ đô Vácsava, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã có buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và...
Thời tiết ngày 17/1: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét đậm
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 17/1, do ảnh hưởng không khí lạnh, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Huế trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong...
Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ 1/3/2025
DNTH: Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 15/1/2025 về việc miễn thị thực theo Chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025 cho công dân các nước: Cộng hoà Ba Lan, Cộng hòa Séc và Liên bang Thụy Sỹ.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trường Chinh
DNTH: Sáng 16/1/2025, tại tỉnh Nam Định, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trường Chinh tại Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường.
Đô thị cuộc sống
-
Linh vật rắn 2025 mới 'trình làng' đã gây sốt cộng đồng mạng
-
‘Giữ lửa’ làng nghề làm hương truyền thống
-
Giảm gánh nặng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân
-
Xe cá nhân tiếp tục tăng mạnh: Hà Nội oằn mình trong áp lực giao thông
-
Tỷ lệ hộ gia đình Việt Nam sở hữu ô tô tính đến năm 2024 là 9%
-
Người lao động ở Hà Nội mưu sinh ngày cận tết
Sống khỏe
-
Liên tiếp các ca biến chứng do làm đẹp cấp tốc đón Tết
-
Gia tăng số người tiêm vắc xin tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai
-
Chất lượng không khí nguy hại, bác sĩ nêu lý do nên cho học sinh nghỉ học
-
Người dân chú ý bảo vệ sức khỏe giữa mùa ô nhiễm
-
Prudential khởi động chương trình "Tăng cường sức khỏe chủ động" nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khi hậu và...
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...