6 trường hợp nhà xây sai phép không bị tháo dỡ từ ngày 12/6

18:38 | 11/05/2018

DNTH: Để hướng dẫn cụ thể Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về cách hình thức xử phạt đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở..., Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 03/2018/TT-BXD.

Thông tư sẽ có hiệu lực kể từ ngày 12/6/2018. Cụ thể, nếu đáp ứng được 6 điều kiện dưới đây thì những hành vi xây dựng không đúng với nội dung giấy phép xây dựng đã duyệt; xây không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật; xây không đúng với nội dung thiết kế đã duyệt, không đúng với nội dung quy hoạch xây dựng đã được duyệt hoặc thiết kế đô thị đã duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng sẽ không phải tháo dỡ, mà chỉ phải chịu xử phạt vi phạm hành chính và buộc nộp lại khoản lợi bất hợp pháp theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP:

xây dựng sai phép
Từ ngày 12/6/2018, sẽ có 6 trường hợp nhà xây dựng sai phép vẫn được tồn tại.

Thứ nhất: Những hành vi vi phạm xây dựng kể từ ngày 4/1/2008 nhưng đã kết thúc tại thời điểm trước ngày 15/1/2018 mà sau ngày 15/1/2018 mới được người có thẩm quyền phát hiện hoặc được phát hiện từ trước ngày 15/1/2018 và đã nhận được một trong số các văn bản như: Biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc quyết định áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả;

Thứ hai: Không vi phạm vào chỉ giới xây dựng;

Thứ ba: Không gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận;

Thứ tư: Không nằm trong diện có tranh chấp;

Thứ năm: Xây dựng trên phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;

Thứ sáu: Phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ở thời điểm hiện tại.

Bắt đầu từ ngày 15/1/2018, các trường hợp cá nhân, tổ chức tiến hành xây dựng nhà ở riêng lẻ có hành vi vi phạm nằm trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này sẽ không phải nộp lại khoản lợi nhận bất hợp pháp quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.

Đối với cá nhân, tổ chức thực hiện xây dựng nhà ở riêng lẻ không đúng với nội dung giấy phép xây dựng; xây không phép; xây không đúng thiết kế, không đúng quy hoạch… mà không thuộc những trường hợp trên, kể từ  ngày 15/1/2018, sẽ buộc phải tháo dỡ công trình nhà ở vi phạm chứ không được nộp lại số lợi bất hợp pháp để tồn tại.

(Theo Pháp Luật TPHCM)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Khi chế tài đủ sức răn đe

Với mức xử phạt tăng nặng, Nghị định số 168/2024/NĐ – CP đã tác động mạnh đến ý thức người tham gia giao thông ngay từ những ngày đầu Nghị định đi vào cuộc sống.

Hàng nghìn chậu nho cảnh cung ứng cho thị trường Tết

DNTH: Để kịp xuất bán vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các nhà vườn, hợp tác xã trồng nho cảnh ở tỉnh Ninh Thuận đang tất bật chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng cho hàng ngàn chậu nho cảnh với nhiều giống nho và kiểu dáng độc đáo...

Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến

DNTH: Việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân.

Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới

DNTH: Theo Cục CSGT, ngày 1/1/2025 toàn quốc xảy ra 51 vụ tai nạn giao thông, làm chết 28 người, bị thương 35 người. Trong đó, đường bộ xảy ra 50 vụ, làm chết 27 người, bị thương 35 người. Đường sắt xảy ra 1 vụ, làm chết 1 người.

Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động

DNTH: Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống dưới 3%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%.

Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025

DNTH: Theo Quyết định số 71 của UBND TP Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất có hiệu lực từ ngày 20/12/2024, áp dụng đến ngày 31/12/2025, giá đất tại 10 tuyến phố trung tâm chạm ngưỡng 695,3 triệu đồng/m2.

XEM THÊM TIN