Một con người giàu lòng nhân ái
Cô Thoa hiện nay đang là tổ trưởng tổ chuyên môn nuôi, luôn giúp đỡ các đồng nghiệp trong tổ bếp. Cô chọn mầm non Đại Kim - Hoàng Mai là nơi thực hiện những ước mơ của mình được nấu những món ăn ngon cho các cháu. Trường mầm non Đại Kim cô đang theo dạy hiện có 64 cán bộ công nhân viên đang công tác tại trường. Tổng số các em học sinh là 740 em/21 lớp. Nhà trường hiện nay đang có ba cơ sở và cơ sở chính hiện tại là 276 phố Đại Từ.
Cô Thoa là một người rất yêu nghề và tích cực tham gia các hoạt động của trường. Đặc biệt từ ngày đại dịch Covid - 19 tràn về cả nước, cô đã viết đơn tham gia tình nguyện để mong góp một phần nhỏ bé của mình vào việc chống dịch của địa phương. Nấu cơm phục vụ các chốt kiểm dịch, phát phiếu tiêm từng nhà... là những công việc hàng ngày của cô. Cô không phải là y bác sĩ hay tham gia tuyến đầu, nhưng cô là những người đã làm ti tỉ những “việc không tên” trong cuộc chiến với đại dịch.
Ngày nắng còn những ngày mưa, trong lúc người dân ở đâu ở yên chỗ đó thì cô Thoa vẫn tất tưởi ngược xuôi, đi từng ngõ, gõ từng nhà. Bên cạnh đó, cô còn đóng vai trò là những người làm công tác tuyên truyền, dân vận, tuyên truyền cho chủ trương của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương, vận động tinh thần đóng góp, ủng hộ của bà con trên địa bàn cho công tác phòng dịch qua hệ thống loa truyền thanh.
“Ngày hai bữa chị em phụ nữ chúng tôi cơm nước phục vụ 4 chốt kiểm dịch ở…. nấu xong bưng đi rồi lại phải chờ để lấy bát đũa về dọn rửa. Rồi còn quanh vào việc dạy học online, việc nhà, thỉnh thoảng lại phải làm báo cáo gấp, nghe điện thoại khẩn, rồi phát giấy, phát phiếu, nhận thực phẩm tiếp tế, lập danh sách những gia đình khó khăn cần hỗ trợ. Đêm ngủ cũng phải trực điện thoại”, cô Đường chia sẻ.
Biết ơn những tấm lòng như cô….
Ấy thế mà, chẳng may có dư luận không tốt về công tác phòng, chống dịch như phân phối hàng cứu trợ không công bằng, bớt xén hàng tiếp tế, biển thủ công quỹ thì họ là những người bị gọi đầu tiên. Thậm chí trong mắt nhiều người, cô “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, mua hơi để thở, hay dỗi hơi với những thứ không phải việc của mình.
Cô tâm tâm sự: “chúng tôi làm một phần vì trách nhiệm, vì tinh thần xung phong ở đâu cần thanh niên có, nhưng cũng vì lương tâm, chỉ mong sao cho dịch bệnh sớm qua đi để người dân được yên ổn. Quả đáng tội, ai cũng có công việc riêng, ai cũng bận bịu cả, nhưng âu cũng là tinh thần tập thể”.
Dịch bệnh cho đến thời điểm này đã không còn đáng lo ngại. Những gì đã đi qua, hơn ai hết cô Thoa là người còn đọng lại nhiều kỷ niệm nhất. Cô tâm sự: “từ ngày dịch bệnh được kiểm soát thì anh em trong tổ chức thiện nguyện cũng chưa gặp lại nhau. Tôi cảm thấy vui và tự hào khi quãng thời gian làm tình nguyện cũng là quãng thời gian mà bản thân mình cảm thấy sống vui vẻ và có trách nhiệm nhất”.
Đâu cứ phải khua chiêng gõ mõ, đao to búa lớn thì mới là đóng góp xây dựng quê hương. Thầm cảm ơn những hi sinh tuyệt vời và nguyện cho những con người, những trái tim Việt Nam ấy có thêm niềm tin, sức mạnh để tiếp tục cùng bà con chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến không khoan nhượng này!