Ấn Độ bỏ lệnh xuất khẩu gạo gây áp lực lên giá gạo Việt Nam

11:21 | 01/10/2024

DNTH: Sự trở lại của nguồn gạo từ Ấn Độ sẽ gây áp lực giảm giá lên các loại gạo phổ thông như gạo 5% và 25% tấm của Việt Nam.

Thông tin đáng quan tâm đối với ngành gạo những ngày gần đây chính là việc Ấn Độ mở cửa tiếp cho mặt hàng chủ lực là gạo trắng không phải Basmati sau hàng loạt lệnh nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu mặt hàng này.
gạo 2
Thời gian qua, gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu nhận được sự quan tâm đặc biệt trong bối cảnh xung đột chính trị và các diễn biến khác đe dọa đến an ninh lương thực của nhiều quốc gia.

Cụ thể, theo chuyên trang thị trường lúa gạo SS Rice News (có trụ sở tại Singapore) thông tin, trước khi có quyết định trên, Ấn Độ đã giảm thuế xuất khẩu gạo đồ, gạo lứt và gạo nguyên liệu xuống còn 10%, có hiệu lực từ ngày 27/9.

Sau đó một ngày, quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới ban hành quyết định bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng Non-basmati. Tuy nhiên, kèm theo quyết định bỏ lệnh cấm, Ấn Độ đặt điều kiện giá sàn để xuất khẩu mặt hàng này là 490 USD/tấn, có hiệu lực áp dụng từ ngày 28/9/2024.

Động thái của Ấn Độ cũng được các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam theo dõi sát sao, bởi việc Ấn Độ tham gia thị trường xuất khẩu gạo trở lại khiến nguồn cung dồi dào, gây áp lực lớn với hầu hết quốc gia xuất khẩu trong việc giảm giá gạo, đặc biệt là phân khúc gạo trắng thông dụng.

Theo Bộ Công Thương, sản lượng lúa gạo hàng năm của Việt Nam tương đối dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ quốc gia và dành một lượng nhất định cho xuất khẩu (khoảng 6 - 6,5 triệu tấn/năm). Từ đầu năm đến nay, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng khá tốt so với cùng kỳ năm ngoái nên không lo ngại về tồn kho.

Số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho biết, nửa đầu tháng 9/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 353,417 ngàn tấn gạo, trị giá 215,311 triệu USD, so với nửa đầu tháng 9/2023 tăng 14,72% về lượng và tăng 13,05% về trị giá.

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/9/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 6,497 triệu tấn gạo, mang về 4,06 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 6,14% về lượng và tăng 21,12% về kim ngạch.

Trong 8 tháng năm 2024, giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 625,9 USD/tấn, tăng 15% về giá so với bình quân của 8 tháng năm 2023.

gạo 1
Việc tăng giảm kim ngạch xuất khẩu gạo của Ấn Độ - nguồn cung gạo lớn nhất thế giới có tác động đáng kể tới các quốc gia xuất khẩu gạo khác, trong đó có Việt Nam.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), chốt phiên giao dịch cuối tuần qua, giá gạo trắng 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam còn 562 USD/tấn, tuy giảm khoảng 10 USD so với đầu tháng, nhưng vẫn cao hơn gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan đang ở mức 556 USD/tấn và Pakistan là 532 USD/tấn.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng cho rằng, ít nhất trong năm 2024 ngành gạo Việt Nam không ảnh hưởng lớn do nguồn cung phân khúc gạo trắng non mà Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm không có nhiều. Nhưng, việc Ấn Độ quay lại thị trường sẽ gây áp lực giảm giá lên các loại gạo 5% và 25% tấm.

Vì vậy, doanh nghiệp và người nông dân sản xuất lúa gạo cần có sự phối hợp, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, đảm bảo nguồn cung để giữ thế chủ động trong bối cảnh thị trường gạo thế giới có thể có biến động do nguồn cung tăng.

“Tuy nhiên, giá gạo Việt Nam khó có thể giảm về dưới 500 USD/tấn nhờ nhu cầu cao từ các thị trường lớn và những loại gạo chất lượng cao như ST24, ST25”, VFA nhận định.

Ông Nguyễn Đức Dũng, Phó Tổng giám đốc Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam đánh giá, thời gian qua giá gạo thế giới đã điều chỉnh giảm do nguồn cung tại châu Á gia tăng.

“Việc Ấn Độ lại dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và đưa ra giá sàn 490 USD/tấn. Mức này theo tôi đang khá sát với giá gạo thế giới. Nhiều khả năng, động thái này của Ấn Độ sẽ khiến giá gạo còn điều chỉnh giảm thêm trong thời gian tới”, ông Nguyễn Đức Dũng nói.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Dũng cho rằng điều này không đáng lo vì chúng ta vẫn đang giữ vị thế tốt ở nhiều phân khúc. Nhưng về dài hạn, các doanh nghiệp vẫn phải kiên trì thực hiện chiến lược nâng cao giá trị, tạo sự khác biệt cho gạo Việt Nam thông qua Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn/an-do-bo-lenh-xuat-khau-gao-gay-ap-luc-len-gia-gao-viet-nam-10142889.html


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tái thiết ngành hồ tiêu theo hướng bền vững

DNTH: Những năm gần đây, ngành hàng hồ tiêu đã có những bước phát triển trở lại sau khi dịch bệnh gần như xóa sổ cây hồ tiêu tại Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng vào những năm 2018-2019. Cùng với đó, giá hồ tiêu đang đang ở...

Gạo chất lượng cao, gạo thương hiệu bán chạy: Qua cái thời ăn gạo 'no name'

DNTH: Ghi nhận tại các siêu thị, chợ truyền thống ở TP.HCM cho thấy các loại gạo chất lượng cao, có thương hiệu được nhiều người tiêu dùng chọn mua khi "ăn ngon" được đưa lên hàng đầu, thay vì "ăn no" như trước đây.

Gia Lai sẽ có Trung tâm thu mua, cung ứng nông sản an toàn cấp huyện

DNTH: Trung tâm thu mua, cung ứng nông sản an toàn cấp huyện sẽ được triển khai xây dựng thí điểm tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, với số vốn 13,5 tỷ đồng.

Trang trại nấm hương "khủng" ở Cao Bằng, bất ngờ nhất là trồng nấm hương trái vụ, cả làng phục lăn

DNTH: Trồng nấm hương là nghề không mấy xa lạ với người dân ở Cao Bằng, tuy nhiên làm nấm hương theo hướng hữu cơ, và cách để có thể thu hoạch nấm hương được quanh năm, bất kể mùa vụ lại là câu chuyện hoàn toàn mới.

Hội chợ hàng OCOP năm 2024 - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt

DNTH: “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024...

Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 7,2 tỷ USD

DNTH: Ngành rau quả Việt Nam sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,2 tỷ USD trong năm 2024, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

XEM THÊM TIN