“Ăn mặc hở hang, khêu gợi nơi đền chùa là hành vi thiếu văn hóa”

21:33 | 06/02/2019

DNTH: Xoay quanh vấn đề một số người ăn mặc hở hang, phản cảm khi đi đến đền chùa dịp đầu năm mới, nhà văn Trần Thị Trường đã đưa ra góc nhìn riêng và những chia sẻ rất thẳng thắn.

Đi lễ chùa đầu năm mới là nét đẹp trong văn hóa người Việt, với ý nghĩa cầu sự bình an, may mắn cho mình và người thân trong năm mới. Theo bà, người đi lễ chùa cần ăn mặc như thế nào cho phù hợp?

Ngày nay, phụ nữ  chúng ta có nhiều áo quần đẹp với đủ các phong cách thời trang khác nhau, phản ánh sự đa dạng thẩm mỹ, “gout”, và phù hợp với tâm lý, sở thích từng người. Điều đó nói lên cuộc sống của chúng ta được cải thiện, thật đáng mừng.

Đã là thời trang, là “gout” nhất là vào đầu năm, là dịp để chưng diện, thì người ta phải chưng diện thôi. Nhiều người đi lễ chùa với tâm lý “tranh thủ”, sẽ không đi hết cả một ngày, với tâm lý đi chùa, cho tâm trạng thanh thản, xong rồi “tranh thủ” đi chơi, đi thăm thú, đi chúc tết nên thời trang thường sẽ theo suốt cả một ngày cho tất cả ngần ấy việc.

Vì thế có những kiểu dáng phù hợp với việc này mà không phù hợp với việc kia, nhất là ngắn, hay hở hang sẽ gây ra phản cảm…

Cũng có người cho rằng, không nên “bắt bẻ” quá, cổ hủ quá, Tây họ còn mặc quần sooc lên bục giảng trường đại học thì sao?

Xin nói ngay, ở phương Tây, đàn bà mặc áo hai dây đi ra đường, đàn ông mặc sooc giảng bài, nhưng nếu đã vào Nhà thờ, đền chùa, ngay cả vào Nhà hát nghe nhạc cổ điển thì nhất thiết không mặc quần bò, không mặc sooc…

Nếu bạn cứ mặc, sẽ không có ai nói gì, nhưng bạn sẽ bị nhìn bằng con mắt ngạc nhiên và chê trách.

51206951_1975167086112300_3179962372567597056_n.jpg

Nhà văn Trần Thị Trường.

Bà có thể chia sẻ một chút về việc, ngày xưa các bà các chị đi lễ chùa là mặc áo dài truyền thống. Hoặc trong văn học, trong tranh ảnh... người xưa quan niệm thế nào là trang phục chuẩn mực đi lễ chùa?

Ngày xưa, dĩ nhiên rồi, đi lễ chùa các bà các mẹ các chị mặc áo dài may theo lối truyền thống: cổ áo cao, tà áo khép, màu sắc nền nã. Không chỉ người thành phố mà người thôn quê cũng mặc áo dài, giàu nghèo khác nhau ở chất liệu không khác nhau về kiểu dáng. Kiểu dáng nhất thiết phải kín đáo, biểu hiện tinh thần khép mình và hướng thượng trong chốn tôn nghiêm, cần có trang phục xứng với điều đó.

Trên thực tế, cứ mùa lễ hội là lại xuất hiện những hình ảnh ăn mặc hở hang, phản cảm nơi đền chùa. Theo bà, những hình ảnh ăn mặc hở hang, lố lăng ảnh hưởng thế nào đến cảnh quan nơi được coi là linh thiêng cũng như với những người thành tâm đến lễ phật?

Các triết gia vẫn nói “con người là động vật có tính xã hội”, hay “tự do của mỗi người là điều kiện tự do của tất cả mọi người”, mỗi một hành động của con người đều tác động lên người khác. Những người đi lễ chùa theo lối tranh thủ “nhất cử lưỡng tiện” như đã nói ở trên sẽ làm ảnh hưởng đến những người đi lễ toàn tâm toàn ý. Sự hở hang, khêu gợi, lòe loẹt gây phản cảm sẽ làm nhức nhối cho người bên cạnh, cho không khí chung. Tôn trọng cái chung là văn hóa, phá vỡ cái chung đó là thiếu văn hóa, thậm chí vô văn hóa.

c4041cb4dd48beefbd94a0e856d8dba5.JPG

Theo nhà văn Trần Thị Trường, trang phục như thế này vừa truyền thống vừa đẹp.

uuuu_Fotor-678x381.png

Những bộ trang phục chưa phù hợp nơi đền chùa (Ảnh minh họa).

Bản thân bà đã chứng kiến những hình ảnh, trang phục không đẹp mắt khi đi đến đền chùa? Cảm giác của bà khi đó thế nào?

Tôi có gặp, và rất ngạc nhiên khi thấy nhiều chị, nhiều em xinh, trang phục đẹp nhưng đáng tiếc đã mặc không đúng chỗ. Đẹp mấy mà không đúng chỗ thì cũng thành xấu.

Tôi vừa sang thăm con gái ở Mỹ về. Tôi thấy bạn bè, hàng xóm của tôi ở Mỹ, họ ăn mặc đủ các kiểu, nhưng đã đến Nhà hát, hay Nhà thờ ai nấy đều mặc bộ nghiêm chỉnh nhất, đó là thể hiện sự tôn trọng Đấng mình đến lễ, và với mọi người xung quanh.

Theo bà, vì sao liên tục có những ý kiến, truyền thông phản ánh mà năm nào cũng vẫn xuất hiện những hình ảnh ăn mặc chưa phù hợp nơi đền chùa?

Đó là ý thức của mỗi người chưa cao. Nếu nói quá lên thì đó là mù thẩm mỹ. Lẫn lộn các ngưỡng văn hóa.

Để tình trạng này vẫn tiếp diễn, theo bà là do ý thức của người dân chưa cao hay do sự quản lý của các cơ quan chức năng chưa mạnh mẽ, quyết liệt?

Cơ bản vẫn là ý thức của mỗi cá nhân. Nhưng tôi cũng thấy các Chùa nên có tấm biển nhỏ nơi cửa vào “Chú ý: Trang phục phù hợp chốn tôn nghiêm”. (Không nên quy định ngắn dài bao nhiêu như đâu đó đã ra quy định). Chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng như trên kia thôi, thì dần dần người ta sẽ phải tìm hiểu thế nào là phù hợp. Chả lẽ, vẫn còn có kẻ mãi không hiểu? 

Xin cảm ơn bà về những chia sẻ!

Theo Nguyễn Hằng

Dân Trí

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bắc Ninh tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Đền Đô

DNTH: Trong khuôn khổ Lễ hội Đền Đô năm 2025 và kỷ niệm 1015 năm ngày đức vua Lý Thái Tổ đăng quang (1010–2025), bên cạnh các nghi lễ truyền thống còn có nhiều hoạt động đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Chuỗi chương trình nghệ thuật Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

DNTH: Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất” các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm...

Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - 'Rực rỡ sắc hoa vàng'

DNTH: Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - “Rực rỡ sắc hoa vàng” diễn ra từ 10 - 13/4 tại làng sinh thái Hương Trà, phường Hòa Hương, tối 11/4, UBND thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức...

Cần bảo vệ, không để thất lạc, mai một di sản văn hóa

DNTH: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về kiểm kê di sản văn hóa, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa và việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích; phân loại di...

Hơn 5 triệu lượt khách đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

DNTH: Tỉnh Phú Thọ đã đón hơn 5 triệu lượt khách trong 10 ngày diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.

Đại lễ Vesak LHQ 2025 triển khai quy mô với nhiều hoạt động ý nghĩa

DNTH: Tại tu viện Khánh An (Quận 12, TP.HCM), Tiểu ban Lễ hội văn hóa Phật giáo Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã có buổi họp triển khai các nội dung, thống nhất công tác chuẩn bị.

XEM THÊM TIN