An toàn trong vận hành đường sắt đô thị và những kinh nghiệm thiết thực từ Nhật Bản

13:28 | 17/04/2025

DNTH: Với những đặc thù riêng và khác biệt với hệ thống đường sắt quốc gia hiện hữu, đường sắt đô thị luôn hoạt động với tần suất cao, khối lượng vận chuyển lớn, có hạ tầng cách biệt… Thực tế, kinh nghiệm xử lý sự cố và phòng ngừa tai nạn tại Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế, vì vậy những kinh nghiệm thiết thực từ Nhật Bản sẽ góp phần giải quyết bài toán khó mà ngành đường sắt đô thị Việt đang phải đối diện.

Ngày 17/4/2025, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Đường sắt đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo về “An toàn trong vận hành đường sắt đô thị”. Đây là một trong những sự kiện quan trọng thuộc Dự án Hợp tác Kỹ thuật “Tăng cường năng lực đào tạo đường sắt đô thị cho trường Cao đẳng Đường sắt” với mục tiêu nâng cao kiến thức, tạo sự chuyển biến nhận thức về công tác đảm bảo an toàn trong vận hành đường sắt đô thị. Trong đó tập trung vào các cơ chế phòng ngừa tai nạn và sự cố. 
 
An toàn trong vận hành đường sắt đô thị và những kinh nghiệm từ Nhật Bản 2
Toàn cảnh Hội thảo về “An toàn trong vận hành đường sắt đô thị”, diễn ra tại Hà Nội ngày 17/4/2025.
Tại Hội thảo, ông Shiro Hagimori từ Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JR East) đã chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về vận hành an toàn đường sắt đô thị với trọng tâm là triết lý “an toàn là ưu tiên hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp”. Ông Hagimori cho biết: Nhật Bản từng chứng kiến những tai nạn nghiêm trọng như vụ Mikawashima (1962) và Fukuchiyama (2005), để lại nhiều bài học sâu sắc về phòng ngừa rủi ro. Dù số vụ tai nạn lớn đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, các sự cố như trật bánh, va chạm hay cháy nổ vẫn có thể xảy ra do lỗi vận hành, thiết bị hoặc tác động thiên tai.
Là doanh nghiệp đường sắt lớn nhất Nhật Bản, mỗi ngày JR East vận hành hơn 12.000 chuyến tàu, phục vụ hơn 16 triệu hành khách, công ty tích cực áp dụng mô hình phòng ngừa tai nạn toàn diện theo khung 4M: Con người, Máy móc, Môi trường và Quản lý.
Theo ông Shiro Hagimori, tai nạn đường sắt thường không chỉ do một nguyên nhân, do vậy chỉ thực hiện một biện pháp ứng phó sẽ không hiệu quả và dễ bị tái diễn. Cách tiếp cận theo khung 4M này cho phép đánh giá và kiểm soát rủi ro theo hướng chủ động và toàn diện, đặc biệt đối với các tai nạn hiếm khi xảy ra nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
An toàn trong vận hành đường sắt đô thị và những kinh nghiệm từ Nhật Bản 3
 "PGS-TS Nguyễn Hữu Thiện - Trường cao đẳng Đường sắt Việt Nam phát biểu tại sự kiện".
Trong bài tham luận phát biểu của mình, TS. Trương Trọng Vương - Hiệu trưởng Trường cao đẳng Đường sắt và PGS-TS Nguyễn Hữu Thiện cũng cho hay, đường sắt đô thị là một loại hình vận tải đòi hỏi yêu cầu cao về độ tin cậy, tính an toàn và êm thuận khi vận hành, trong đó kết cấu tầng trên của đường đóng vai trò then chốt. Trong đó, đường ray phải được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện làm việc thực tế. Việc lựa chọn loại ray, chiều dài ray, phương pháp hàn và xử lý ứng suất nhiệt đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Việc xử lý phát tán ứng suất sau hàn cũng cần được tuân thủ nghiêm ngặt để tránh biến dạng nhiệt dẫn đến mất an toàn. Bên cạnh đó, tà vẹt, phụ kiện liên kết ray cũng như tấm đệm đàn hồi phải bảo đảm đủ độ bền, khả năng cách điện và tính đàn hồi thích hợp. Việc thi công chính xác, kiểm soát sai số trong giới hạn cho phép là điều kiện tiên quyết để đoàn tàu vận hành ổn định, giảm rung lắc và hạn chế hư hỏng sớm của kết cấu.
Theo TS. Trương Trọng Vương, để nâng cao an toàn trong khai thác đường sắt đô thị tại Việt Nam, cần thực hiện các kiểm tra chỉ tiêu động như gia tốc dao động của ray khi đoàn tàu chạy qua. Đây là cơ sở để đánh giá chất lượng kết cấu tầng trên trong điều kiện làm việc thực tế. Bất kỳ biểu hiện bất thường nào như dao động vượt mức giới hạn, âm thanh lạ tại mối nối ray, độ võng bất thường của ray đều cần được xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa sự cố đáng tiếc.
TS. Trương Trọng Vương nhấn mạnh: “Nâng cao an toàn vận hành đường sắt đô thị tại Việt Nam cần được bắt đầu từ việc đảm bảo chất lượng kết cấu tầng trên của đường ray. Chỉ khi hệ thống được thiết kế đúng tiêu chuẩn, thi công chính xác, nghiệm thu đạt yêu cầu… thì mới có thể đảm bảo hành trình an toàn, tiện nghi cho hành khách, đảm bảo sự phát triển bền vững của giao thông đô thị”.
 

Là một phần quan trọng trong Dự án Hợp tác Kỹ thuật “Tăng cường năng lực đào tạo đường sắt đô thị cho trường Cao đẳng Đường sắt”, từ khi khởi động đến nay, các chuyên gia của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức nhiều lớp đào tạo chuyển giao kiến thức và kỹ thuật cho hơn 50 cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Đường sắt, bao gồm các chuyên ngành như an toàn, đầu máy toa xe, công trình kiến trúc, quản lý nhà ga, lái tàu… Ngoài ra, đã có hơn 30 cán bộ, giảng viên Việt Nam được cử sang Nhật Bản tham gia các khóa đào tạo, tham quan và trao đổi thực tế tại các nhà ga, trung tâm điều độ, cơ sở bảo trì và trung tâm đào tạo của các doanh nghiệp vận hành đường sắt như Tokyo Metro và JR East… Các hoạt động này giúp đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Đường sắt tiếp cận trực tiếp với công nghệ hiện đại và mô hình đào tạo tiên tiến của Nhật Bản...

 

 
 
 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Quảng Ninh: Tăng cường kiểm soát quản lý thương mại điện tử

DNTH: Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì môi trường thương mại minh bạch,...

Gần 50 000 khách du lịch tàu biển đến với Quảng Ninh

DNTH: Quảng Ninh đã đón 35 chuyến tàu biển quốc tế trong 6 tháng qua, mang theo gần 50.000 khách du lịch tàu biển, tăng 25% so với cùng kỳ.

Quảng Ninh: Đồn BPCK Hoành Mô thực hiện tốt công tác 6 tháng đầu năm 2025

DNTH: Trong 6 tháng đầu năm 2025, Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoành Mô (BPCK) đã làm tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trên địa bàn huyện Bình Liêu .

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội), yêu cầu hoàn thành trong 24 tháng

DNTH: Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần...

Biểu dương, bùng nổ khát vọng vươn lên của Thành phố Anh hùng

DNTH: Sáng 11.5, trong không khí hào hùng của những ngày tháng 5 lịch sử, tại Quảng trường Nhà hát thành phố và các tuyến đường thuộc Dải Trung tâm, Thành ủy - HĐND - UBND thành phố đã tổ chức trọng thể Chương trình duyệt đội ngũ và...

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

DNTH: Chiều 3/1, tại TP. Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, ông Rah Lan Chung đã có chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Qua đây nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất-kinh doanh của Tập đoàn, cũng như...

XEM THÊM TIN