Ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, người sản xuất nuôi trồng thủy sản chật vật

17:47 | 16/06/2020

DNTH: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đánh giá, dịch bệnh Covid-19 đã gây ra cú sốc lớn đối với hệ thống nuôi trồng thủy sản.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) vừa có khảo sát về thực trạng ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản thế giới năm 2020. Trong đó, có phần đánh giá những thiệt hại mà ngành thủy sản các nước xuất khẩu lớn phải chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), FAO đánh giá, dịch bệnh Covid-19 đã gây ra cú sốc lớn đối với hệ thống nuôi trồng thủy sản. Những biện pháp bảo vệ được các Chính phủ thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã tác động đến từng khâu trong chuỗi cung ứng thủy sản, từ đánh bắt và nuôi trồng, đến chế biến, vận chuyển, tiếp thị bán buôn và bán lẻ. Tuy nhiên, hiện nay, thủy sản vẫn là một nguồn protein động vật, vi chất dinh dưỡng và axit béo omega - 3 thiết yếu, rất quan trọng. Chính vì thế, hiện nay thủy sản vẫn là một trong những loại thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên thế giới.
 

xg

Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra cú sốc lớn đối với hệ thống nuôi trồng thủy sản


Tính đến tháng 5/2020, hoạt động đánh bắt thủy sản công nghiệp trên toàn cầu đã giảm khoảng 6,5% so với năm trước, do các hạn chế được áp dụng để phòng chống Covid-19. Tình trạng thiếu lao động cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động đánh bắt thủy sản, đặc biệt khi các thuyền viên là những người lao động nhập cư.

Ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản có sự khác nhau tùy theo vùng, loài, thị trường và khả năng tài chính của mỗi đơn vị. Sau khi bị gián đoạn, nhiều người nuôi trồng không thể bán được sản phẩm thu hoạch đã phải giữ lại một lượng lớn cá sống. Người nuôi vì thế không thể tái vụ đúng thời gian, phải chịu tăng chi phí và rủi ro. Đặc biệt là khi nguồn cung đầu vào bị gián đoạn và có thể làm chậm việc thả nuôi lại cũng như việc thu hoạch.

Các trang trại nuôi trồng thủy sản cung cấp cho thị trường thủy sản sống hoặc các dịch vụ thực phẩm cao cấp (nhà hàng, du lịch và khách sạn) cũng bị ảnh hưởng. Khả năng phục hồi phụ thuộc lớn vào việc xuất khẩu, cũng như tiêu thụ ở các siêu thị và cửa hàng bán lẻ, gồm cả việc kinh doanh trực tuyến.

Hiện nay, các nước có thế mạnh xuất khẩu thủy sản như Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan… đang chịu áp lực nặng nề, các doanh nghiệp, trang trại vừa và nhỏ đang chật vật thiếu vốn. Dịch bệnh không chỉ làm giảm thu nhập, mà còn làm phát sinh các chi phí mới liên quan đến duy trì thủy sản sống trong các cơ sở nuôi. Lao động và nguồn cung đầu vào (cá giống, thuốc và thức ăn) cũng bị ảnh hưởng bởi hạn chế về vận chuyển hàng hóa và đóng cửa biên giới.

Về phía FAO, hiện tổ chức này tiếp tục tiến hành nâng cao hiểu biết về dịch bệnh Covid-19 để đánh giá bất kỳ rủi ro tiềm tàng nào đối với hệ thống thực phẩm toàn cầu. FAO cũng làm việc với các tổ chức tài chính, các nhà tài trợ để phát triển các gói can thiệp toàn diện và phối hợp nhằm giải quyết các ưu tiên cấp bách nhất để kích hoạt lại chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu.

Tại Việt Nam, trong tháng 5/2020, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 3,1 tỷ USD, giảm 2,7% so với tháng 4/2020. Cụ thể, mặt hàng thủy sản ước đạt 2,8 tỷ USD, giảm 11,5%.

Việc xuất khẩu thủy sản hiện đang gặp khó, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến về đề xuất giải pháp hỗ trợ tiêu thụ thủy sản cho ngư dân.
 

sg

Tính đến tháng 5/2020, hoạt động đánh bắt thủy sản công nghiệp trên toàn cầu đã giảm khoảng 6,5% so với năm trước


Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình khai thác, sản xuất thủy sản tại các địa phương; tình hình dịch COVID–19 tại các nước trên thế giới, đặc biệt là các thị trường chính, truyền thống; kịp thời có chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể tiến hành xuất khẩu, giao kết hợp đồng mới ngay khi các thị trường này mở cửa trở lại.

Thủ tướng lưu ý trong thời gian này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức rà soát, đánh giá hoạt động của chuỗi liên kết sản xuất thủy sản để có giải pháp tăng cường đối với các khâu còn chưa đáp ứng yêu cầu như bảo quản, dự trữ…

Bộ Công Thương nghiên cứu và có giải pháp tăng cường phân phối, tiêu thụ nội địa đối với mặt hàng thủy sản; kiên quyết xử lý các hành vi trục lợi, ép giá, gian lận thương mại; chỉ đạo các cơ quan đại diện thương mai ở nước ngoài kịp thời thông tin công khai về tình hình mở cửa trở lại của các thị trường cũng như nhu cầu về sản phẩm thủy sản của các thị trường.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động làm việc, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, cân nhắc việc áp dụng Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID–19 đối với các trường hợp chủ tàu, ngư dân đăng ký tạm dừng khai thác hoặc bị ảnh hưởng do không đi khai thác trong thời gian dịch COVID–19.

Hồng Nga

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giá cà phê vượt đỉnh

Giá cà phê Arabica vừa thiết lập đỉnh mới, cao nhất trong 27 năm trở lại.

Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải

DNTH: Chiều 21/11, Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam do Đại sứ Marc E. Knapper làm Trưởng đoàn đã đến tham quan mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ rơm, công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ rơm và mô hình trồng nấm rơm...

Chủ tịch Quốc hội dự lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024

DNTH: Tối 14/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt...

Ngành nông nghiệp và WB bàn giải pháp hỗ trợ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Chiều 23/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã họp với Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) về các bước chuẩn bị ký Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) với Quỹ Tài...

Bước tiến số từ mô hình điểm “thôn thông minh” tại xã Phúc Hoà

DNTH: Với chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã triển khai mô hình điểm "thôn thông minh" bước...

Thách thức chuyển đổi phù hợp với thị trường

DNTH: Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu đến cạnh tranh trên thị trường quốc tế, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản đã trở thành nhiệm vụ cấp...

XEM THÊM TIN