Anh kỹ sư nông nghiệp bén duyên trở thành nhà báo
09:16 | 18/06/2021
DNTH: Câu chuyện về “người lính Cụ Hồ”, kỹ sư nông nghiệp, nguyên Phó trưởng Đài Phát thanh huyện Việt Yên, tỉnh Băc Giang, Vũ Hoàng Thương mang đến những câu chuyện thú vị cùng chia sẻ “Nếu bạn có đam mê, bạn sẽ thành công”.
Mặc dù đã nghỉ hưu hơn 6 năm, nhưng dáng vóc của nguyên Phó trưởng Đài Phát thanh huyện Việt Yên, tỉnh Băc Giang, nhà báo Vũ Hoàng Thương vẫn rất nhanh nhẹn, đặc biệt là sự nhanh nhậy trong tin tức trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước.
Bản thân sống gần tâm dịch thuộc huyện Việt Yên, nơi đại dịch Covid - 19 đang hoành hành, bác cho biết, dịch bùng phát trở lại, gây nhiều khó khăn chung trên khắp các tỉnh thành cả nước, đặc biệt, tâm dịch lần này tập trung mạnh mẽ tại tỉnh Bắc Giang, cụ thể là ở các khu công nghiệp trên địa bàn huyện, khiến cho toàn huyện Việt Yên bị cách ly; tỉnh Bắc Giang đã thực hiện giãn cách xã hội, khó khăn chồng chất khó khăn, cuộc sống của phần lớn người dân bị đảo lộn...

Với sự yêu nghề vốn có và tác phong của “người lích cụ Hồ” năm xưa, bác Vũ Hoàng Thương vẫn miệt mài thực hiện nhiệm vụ của một cộng tác viên với các tòa soạn. Lăn xả trên từng cung đường, ngõ phố kết nối hỗ trợ các đoàn thiện nguyện đến từng điểm cần trợ giúp. Ngoài ra, bác còn trực tiếp viết tin bài, làm phóng sự ảnh mang tính thời sự đưa tin đến với bạn đọc gần xa.
Khi trò chuyện, tôi bất ngờ về câu chuyện nghề của bác, trước khi trở thành nhà báo, bác từng là một “anh kỹ sư nông nghiệp”. Bác trải lòng, khi đang là sinh viên năm thứ 3 Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc, trực thuộc Bộ Nông nghiệp (nay là tỉnh Bắc Giang), thì cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt “tất cả cho tiền tuyến”, bác cùng nhiều sinh viên đang học ở các khoa của trường đại học “xếp bút nghiên theo việc binh đao”, lên đường nhận nhiệm vụ theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Năm đó, bác được bổ sung vào đơn vị F386 Bộ quốc phòng “Xẻ dọc trường sơn đi đánh Mỹ”.
Do có sẵn năng khiếu và được đào tạo cơ bản trong trường Đại học, bác được điều về làm trợ lý chính trị Trung đoàn, phụ trách công tác thông tin tuyên truyền. Đến tháng 12/1977, nhiệm vụ binh nghiệp đã xong, bác nhận được quyết định trở về trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc tiếp tục học tập hoàn thiện bằng kỹ sư nông nghiệp. Năm 1980, sau khi tốt nghiệp, bác được UBND tỉnh Hà Bắc điều động tăng cường về công tác tại Ủy ban Nông nghiệp huyện Việt Yên (Phòng Nông nghiệp sau này).
Sau nhiều năm gắn bó với ngành nông nghiệp, nông dân và nông thôn, hình ảnh anh kỹ sư hiền lành, chân chất và chịu khó Vũ Hoàng Thương để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với người dân của huyện Việt Yên. Trong suốt quá trình làm việc, bác đã tham mưu, thực hiện nhiều dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và thực hiện chỉ thị 100 về khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Đặc biệt, bác được huyện tín nhiệm, giao nhiệm vụ thường trực Ban xây dựng cấp huyện, tham mưu xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Việt Yên.
Trong quá trình công tác tại Ủy ban Nông nghiệp huyện, với sự yêu thích cùng sức cuốn hút “kỳ lạ” của nghề báo đã đưa đẩy bác bén duyên và cộng tác thêm với các báo đài địa phương. Sẵn có điều kiện tiếp xúc nhiều với các cơ quan Nhà nước các cấp; đi nhiều xuống các thôn, xóm bám ruộng bám làng; với chiếc máy ảnh, máy ghi âm bên người, nhiều bài báo do bác viết đã được sử dụng trên Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang..., góp phần không nhỏ trong công tác tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng. Năm 1992, UBND huyện Việt Yên quyết định điều động bác về làm việc tại Đài Phát thanh huyện Việt Yên.
Sau này, cái duyên đặc biệt với báo chí, đã giúp bác hoàn thiện tấm văn bằng 2 (Cử nhân báo chí) tại Học viện Báo chí & Tuyên truyền, bác trở thành phóng viên của Đài phát thanh huyện. Sau một thời gian cống hiến, và khẳng định bản thân, năm 1998 bác được đề bạt lên Phó trưởng đài Phát thanh huyện việt Yên và hoạt động tác nghiệp trong vai trò nhà báo cho đến lúc nghỉ hưu.
Với chức trách nhiệm vụ là một phóng viên, Phó ban Biên tập, Phó trưởng Đài phát thanh huyện phụ trách chuyên môn, bác chia sẻ, “do đam mê có sẵn trong người từ lúc trẻ, nên khi được chắp thêm đôi cánh, đã giúp bác có nhiều hơn cơ hội được cống hiến và dồn sức lực, tâm trí của mình vào công việc như: tham mưu, quy hoạch phát triển hệ thống phát thanh & truyền thanh từ huyện đến cơ sở; quản lý, tổ chức sản xuất các chương trình phát sóng của Đài Phát thanh huyện, 19 Đài truyền thanh xã, thị trấn, 157 Đài, trạm truyền thanh thôn, xóm, khu phố; chỉ đạo khai thác 5 giờ truyền thanh trên ngày đảm bảo truyền tải đều đặn tiếng nói của Đảng bộ và Nhân dân Việt Yên tới cơ sở.
Chuyên mục “Tiếng nói từ các địa phương” của 19 Đài truyền thanh cơ sở, do bác tham mưu, tổ chức và biên tập, đã được phát sóng đều đặn ngày thứ 6 hàng tuần trên sóng phát thanh của Đài huyện, đã thu hút đông đảo thính giả trên địa bàn nghe đài; tạo điều kiện cho các cán bộ phụ trách Đài, trạm truyền thanh cơ sở học tập, trao đổi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; hiện nay chuyên mục đó vẫn được duy trì và hoạt động thường xuyên.
Không chỉ cống hiến cho sự phát triển của Đài Truyền thanh huyện, bác còn là người đầu tiên trong các Đài Truyền thanh huyện, thành phố áp dụng công nghệ thông tin vào tổ chức sản xuất chương trình phát thanh tuyên truyền; thiết lập, quản trị Trang thông tin điện tử “vietyenonline” nay là trang “vietyen.bacgiang.gov.vn” của huyện Việt Yên; đăng tải các văn bản chỉ đạo của huyện và thông tin quảng bá hình ảnh huyện Việt Yên đến bạn đọc trong nước và thế giới.
Chia sẻ về nhà báo Hoàng Thương, Chủ tịch UBND huyện Việt Yên, ông Nguyễn Văn Phương cũng dành nhiều lời khen ngợi: “ngày đó với vai trò là Chánh văn phòng UBND huyện, trực tiếp cùng với anh Thương xây dựng trang Trang thông tin điện tử đi vào hoạt động... Nên giữa chúng tôi cũng có nhiều kỷ niệm trong công việc... Nhà báo Hoàng Thương là một người tâm huyết, năng động, lăn xả với công việc và yêu nghề…”
Với trách nhiệm và niềm đam mê trong công việc và nghề báo, bác vinh dự nhận được nhiều Giấy khen của Huyện uỷ, UBND huyện, Đài phát thanh & truyền hình Bắc Giang, Báo Bắc Giang, Hội VHNT tỉnh, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Viện nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam…; các kỷ niệm chương vì sự nghiệp Phát thanh&Truyền hình và Báo chí cách mạng Việt Nam…

Sau này, khi về hưu bác vẫn nhận được sự tín nhiệm của nhiều cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội. Hiện tại bác đang đảm nhiệm vai trò Phó giám đốc Trung tâm văn hóa quan họ truyền thống khu vực Bắc Giang; Uỷ viên Ban chấp hành phụ trách công tác tuyên truyền của Hội truyền thống Bộ đội trường sơn và Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin huyện Việt Yên.
Mặc dù, có mối quan hệ rất thân tình với bác, nhưng thực sự tôi vẫn rất đỗi ngạc nhiên, “người lính cụ Hồ” năm xưa, “anh kỹ sư nông nghiệp” gắn bó nhiều năm với bà con nông dân lại rẽ hướng trở thành nhà báo? Bằng tác phong của người lính cụ hồ, bác bảo: “Làm nghề gì cũng phải từ tâm và có đam mê, có tâm rồi mình sẽ có trách nhiệm say mê với công việc mình lựa chọn”. “Làm báo, mình càng có điều kiện hoạt động và phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội hơn”. Ngày xưa, cô giáo của bác từng nói “các em phải học, học suốt đời, học ở trường, học ở ngoài đời, học ở đồng nghiệp, đặc biệt là học trong sách báo - sách báo là nguồn tri thức của nhân loại”. “Lời dậy của cô ngày ấy đã giúp bác có thêm đam mê yêu thích với nghề báo, thực tế như cháu biết đó, nghề báo lựa chọn bác đấy chứ… bác cười! Bác chỉ là người thực hiện sứ mệnh của sự lựa chọn đó”
Chia sẻ về ngày báo chí cách mạng Việt Nam sắp đến gần, trong vai trò là một Nhà báo hoạt động tác nghiệp báo chí liên tục trong hơn 30 năm qua, và hiện tại vẫn cộng tác với nhiều tờ báo địa phương và Trung ương, bác đã dành nhiều lời khuyên đối với người làm báo và dành cho tôi trong vai trò là phóng viên tác nghiệp trực tiếp, “nhà báo là phải có chữ tâm, phải kiên trì rèn luyện chữ tâm, thường xuyên trau dồi và tự học hỏi, làm sao cho chữ tâm xuất phát từ trong trái tim khối óc của mình, đó cũng chính là lời của nguyên Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền dặn dò bác cùng tất cả sinh viên ngày lễ tốt nghiệp ra trường năm xưa”. Tâm có sáng thì ngòi bút mới thẳng, tác phẩm báo chí mới giúp ích cho đời, làm được điều đó nhà báo mới xứng danh “Người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá” đồng thời, là người bạn tin cậy của của Nhân dân. Bác nhấn mạnh: “Hiện nay, trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin - kỹ thuật số, đông đảo người dân đã sử dụng phương tiện công nghệ nghe nhìn; các nhà báo, phóng viên phải tiếp tục học hỏi và nâng cao nghiệp vụ, phải học và biết sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị, công cụ phục vụ cho hoạt động tác nghiệp báo chí; có như vậy, sản phẩm báo chí mới nhanh và hấp dẫn với mọi tầng lớp Nhân dân, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin của công chúng trong và ngoài nước”.
Ngoài thực hiện vai trò cộng tác viên (phóng viên ngoài tòa soạn) của một số báo, tạp chí Trung ương và địa phương, bác vẫn miệt mài với đam mê làm “nhiếp ảnh gia”. Thường xuyên ghi hình, thực hiện những phóng sự liên quan đến đời sống văn hóa, tham gia liên hoan ảnh nghệ thuật 15 tỉnh miền núi phía Bắc. Bác chú trọng quan tâm đến các chủ đề tác phẩm về sự phát triển của các làng nghề truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa ở các địa phương trong tỉnh, hoạt động của các câu lạc bộ quan họ khu vực Bắc Giang. Bên cạnh đó, tham gia tổ chức nâng cao hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ nhiếp ảnh Thời sự - Nghệ thuật của Hội nhà báo và Chi hội Nhiếp ảnh của Hội VHNT tỉnh Bắc Giang…

Hiện nay, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đang oằn mình trong công tác phòng, chống dịch covid - 19, nhiều y bác sỹ tình nguyện lên đường vào tâm dịch, là một nhà báo lão thành, người lính xung kích, bác vẫn tiếp tục tham gia đóng góp trong vai trò là phóng viên hiện trường, chia sẻ cùng mọi người trong cuộc chiến chống dịch cam go này.
Nguyên Khánh
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- kỹ sư /
- Người linh cụ hồ /
- Vũ Hoàng Thương /
- Nhà báo /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Giá trị sống từ không gian xanh
DNTH: Các không gian xanh, rực rỡ muôn sắc hoa, công viên, hồ nước… cùng những tòa chung cư hiện đại, đầy đủ tiện ích, kết nối đồng bộ đã tạo nên một nơi chốn đi về bình yên.

Lý do nên vắt chanh vào chảo dầu khi chiên rán
DNTH: Nhiều người làm bếp giỏi thường vắt chanh vào chảo dầu khi chiên rán, bạn có biết vì sao họ làm như vậy?

Liên tiếp các ca biến chứng do làm đẹp cấp tốc đón Tết
DNTH: Cận Tết, nhu cầu làm đẹp tăng vọt, nhưng không ít trường hợp vì lựa chọn sai cơ sở làm đẹp hoặc tin vào các liệu trình "cấp tốc" đã phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc.

Gia tăng số người tiêm vắc xin tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai
DNTH: Có mặt tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai (HVGL) trong những ngày này, dễ dàng nhận thấy số lượng người đến tiêm vắc xin ngày càng tăng, đặc biệt vắc xin phòng bệnh cúm.

Chất lượng không khí nguy hại, bác sĩ nêu lý do nên cho học sinh nghỉ học
DNTH: BS.Nguyễn Huy Hoàng cho rằng nên cho học sinh nghỉ học nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong thời gian 3 ngày liên tục, nhất là học sinh tiểu học.

Người dân chú ý bảo vệ sức khỏe giữa mùa ô nhiễm
DNTH: Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội đang ngày càng gia tăng, việc chủ động bảo vệ sức khỏe trước tác động của ô nhiễm không khí trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...