APG hỗ trợ Việt Nam thực thi Kế hoạch hành động về phòng, chống rửa tiền

16:41 | 14/09/2023

DNTH: Đoàn công tác của Ban Thư ký nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) làm việc tại Việt Nam để hỗ trợ thực thi Kế hoạch hành động về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam tham dự với tư cách thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền.

Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ là thành viên Ban Chỉ đạo

Theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 12/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ là một trong các Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Trưởng Ban, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là Phó Trưởng ban thường trực.

Các thành viên khác là lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Văn phòng Chính phủ; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các bộ: Quốc phòng, Tư pháp, Ngoại giao, Nội vụ, Tài chính, Công Thương, Kế hoạch Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo, có nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Giúp việc Ban Chỉ đạo là Tổ Thường trực giúp việc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định thành lập và điều hành, thành viên bao gồm đại diện các bộ, ngành có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo.

Ngoài nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, cơ chế, giải pháp về phòng, chống rửa tiền; chỉ đạo, điều phối hoạt động, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá công tác phòng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam, Ban Chỉ đạo còn phải giúp Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong APG và kế hoạch tiến tới thực hiện đầy đủ 40 Khuyến nghị của FATF…

Rất cần hiểu rõ các quy định, quy trình, yêu cầu

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ ngày 11 đến 13/9/2023, Đoàn Công tác của Ban Thư ký Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) và các nhà tài trợ sẽ làm việc để trao đổi về một số nội dung hỗ trợ Việt Nam trong thực thi Kế hoạch hành động về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt (PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL) do Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) chỉ định đã được Chính phủ Việt Nam cam kết với FATF ngày 16/6/2023.

Theo đó, việc thực hiện kế hoạch hành động trong khoảng thời gian ngắn (2 năm) để ra khỏi Danh sách giám sát tăng cường của Nhóm rà soát các vấn đề về hợp tác quốc tế (ICRG) thuộc FATA là một thách thức rất lớn.

Hiểu rõ các quy định, quy trình, yêu cầu của ICRG/FATF để triển khai cụ thể nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra thực hiện kế hoạch hành động thành công là hết sức quan trọng.

Với tư cách thành viên Ban Chỉ đạo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam đã tham dự buổi làm việc với Đoàn công tác APG.

Đại diện Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II) thuộc Thanh tra Chính phủ là một trong các thành viên Tổ giúp việc thực hiện các hành động sau đánh giá đa phương của APG đối với Việt Nam cũng tham dự buổi làm việc với Đoàn APG theo chương trình do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng nhà nước) tổ chức trong các ngày 12 và 13/9/2023.

Tại các buổi làm việc, Đoàn công tác APG trực tiếp trao đổi, làm rõ các quy định, quy trình và yêu cầu của FATA cũng như đề xuất các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho các Bộ, ngành của Việt Nam.

ban-chi-dao-chong-rua-tien-tap-chi-thanh-tra-ngo-tan
 Buổi làm việc giữa APG và Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền. Ảnh: sbv.gov.vn.

Đánh giá cao vai trò thành viên APG của Việt Nam

Phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn công tác APG, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, kể từ khi Báo cáo đánh giá đa phương về Việt Nam lần 2 do APG thực hiện được công bố vào tháng 2/2022, Chính phủ Việt Nam đã ghi nhận một cách có cầu thị những thiếu hụt trong cơ chế PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL đã chỉ ra.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh sẽ nỗ lực phối hợp cùng các Bộ, ngành để nghiên cứu, đưa ra cách thức triển khai cụ thể, khả thi trong hoàn cảnh Việt Nam để thực hiện cam kết với FATF, xây dựng triển khai cơ chế phòng, chống rửa tiền của Việt Nam đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế.

Đồng thời, đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành hữu quan phối hợp chặt chẽ với APG để triển khai những hành động đề xuất nhằm khắc phục những thiếu hụt. Cụ thể, đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL (gọi tắt là Kế hoạch 941); Ngân hàng Nhà nước đã ban hành và trình các cấp có thẩm quyền ban hành một số văn bản pháp lý chủ chốt điều chỉnh công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam; Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2018 - 2022 và sự phối hợp tích cực của các Bộ, ngành trong việc triển khai các nhiệm vụ đưa ra trong Kế hoạch 941.

Nhìn nhận tích cực về những nỗ lực mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành trong việc phối hợp triển khai thực hiện cơ chế PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL, Phó Tổng thư ký APG David Shannon đánh giá cao việc Ngân hàng Nhà nước đã sát sao và thường xuyên trao đổi với APG về các kế hoạch và định hướng trong việc ban hành và giám sát các hoạt động PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL với tư cách là một thành viên của nhóm.

Theo Thanh tra Việt Nam

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa theo chuẩn mực đạo đức cách mạng

DNTH: Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh: "Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác học tập, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, 'tự soi', 'tự sửa' theo chuẩn mực đạo đức cách mạng".

1.338 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong nửa đầu năm 2024

DNTH: Thống kê của Bộ Nội vụ cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, có 1.338 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật, trong đó có 139 cán bộ, 432 công chức, 767 viên chức.

Chống tham nhũng là kiên quyết cắt bỏ những 'cành cây sâu mọt'

DNTH: Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân tin yêu gọi là “Đảng ta”. Bởi lợi ích, mục tiêu của Đảng là “lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc”. Các đảng viên phải luôn lấy phụng sự Tổ quốc, phục vụ Đảng, phục vụ nhân...

Khởi tố cựu Phó Giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Gia Lai

DNTH: Ngày 3/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Phương, cựu Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chi nhánh Gia Lai.

PV GAS tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

DNTH: Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Nghị quyết của Đảng ủy Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) về tăng cường sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu...

Hải Dương: Kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến dự án, gói thầu do Công ty AIC thực hiện

DNTH: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa có thông báo 1348-TB/TU về kết quả xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Cán sự đảng UBND...

XEM THÊM TIN