Bà con đồng hương Bắc Giang tại Hà Nội đóng góp xây dựng tượng đài Thân Nhân Trung
14:39 | 26/02/2022
DNTH: Ngày 25/2, bà con đồng hương Bắc Giang tại Hà Nội đã trao tặng số tiền 222.000.000 đồng cho đại diện UBND huyện Việt Yên và trồng 2 cây lưu niệm tại đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung (tổ dân phố Yên Ninh, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

Để tôn vinh, tri ân, tưởng nhớ người khai khoa cho truyền thống hiếu học, khoa bảng của tỉnh Bắc Giang, năm 2015, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã quyết đinh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung tại tổ dân phố Yên Ninh, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Sau 3 giai đoạn triển khai, đến nay, các hạng mục chính của đền cơ bản đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Hạng mục tượng đài Danh nhân văn hoá, Tiến sĩ Thân Nhân Trung dự kiến hoàn thành trong quý II năm 2022. UBND huyện Việt Yên đã ban hành Quyết định phê duyệt mẫu phác thảo tượng đài để chuyển chất liệu theo tỉ lệ 1/1. Quy mô tượng đài cao 10,2 m, trong đó tượng cao 7,2 m, bệ tượng cao 3 m. Tượng được đúc bằng hợp kim đồng, bên trong tượng có khung thép không gỉ. Bề mặt tượng neo đá Granit tự nhiên, bên trong là lõi bê tông cốt thép. Tổng kinh phí dự kiến xây dựng tượng đài là 12.543.087.000 đồng.
Chủ trương vận động xã hội hoá kinh phí của UBND huyện Việt Yên để xây dựng tượng đài được Thường trực Tỉnh uỷ Bắc Giang, huyện uỷ Việt Yên chấp thuận, nhằm tăng thêm ý nghĩa, tạo sự lan toả trong ngành giáo dục và trong xã hội về thân thế, sự nghiệp và công lao đóng góp của Tiến sĩ Thân Nhân Trung đối với đất nước và quê hương Bắc Giang - nơi ông được sinh ra, lớn lên và vinh quy bái tổ. Hội đồng hương tỉnh Bắc Giang tại Hà Nội; Hội các nhà Khoa học Bắc Giang tại Hà Nội đã tuyên truyền, vận động bà con hội viên, các nhà khoa học, các doanh nhân đang sinh sống và công tác tại Hà Nội đóng góp một phần kinh phí cho việc xây dựng tượng đài Thân Nhân Trung. Trong một thời gian ngắn, các hội đã vận động được 222.000.000 đồng.
Ngày 25/2/2022, GS.TS Dương Xuân Ngọc, Chủ tịch Hội đồng hương tỉnh Bắc Giang tại Hà Nội, Hội các nhà Khoa học Bắc Giang tại Hà Nội dẫn đầu Trưởng đoàn về tặng số tiền trên cho đại diện UBND huyện Việt Yên và trồng 2 cây lưu niệm tại đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung (tổ dân phố Yên Ninh, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).
Một số hình ảnh của buổi lễ:







Tiến sĩ Thân Nhân Trung
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” – danh ngôn nổi tiếng của Danh nhân Văn hóa, Tiến sĩ Thân Nhân Trung (1418 - 1499), quê ở làng Nếnh, huyện Yên Dũng, thị trấn Kinh Bắc xưa, nay là tổ dân phố Yên Ninh, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Đã có rất nhiều công trình, tác phẩm viết và nghiên cứu về Tiến sĩ Thân Nhân Trung... năm 1469, khi đã hơn 50 tuổi ông mới tham gia kỳ thi Hội khoa thi Kỷ Sửu. Đây là kỳ thi vô cùng quan trọng, khoa thi này có mấy nghìn sĩ tử cả nước tham dự nhưng chỉ chọn ra 22 người đỗ đạt, Tiến sĩ Thân Nhân Trung vinh dự đỗ Hội nguyên (Tiến sĩ đỗ đầu kỳ thi Hội), nhưng rất tiếc vào thi Đình (Điện thí) ông chỉ đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
Sau khi vinh quy bái tổ, ông được Triều đình bổ ngay chức Hàn lâm viện Thị độc, chức quan đứng thứ hai ở Viện Hàn lâm - chuyên nhiệm vụ soạn thảo chế, cáo, chiếu, chỉ... khởi đầu hoạn lộ mà được Triều đình gửi gắm, trao giữ chức quan này phải là người có tài năng văn chương xuất chúng. Mấy năm sau, ông được thăng chức Hàn lâm viện Thừa, đứng đầu ở Viện Hàn lâm dưới thời Vua Lê Thánh Tông, kiêm chức Đông các điện Đại học sĩ và Tế tửu Quốc Tử Giám. Chức quan Đông các điện Đại học sĩ có nhiệm vụ như Hàn lâm viện Thừa chỉ, nhưng kiêm thêm nhiệm vụ phụng mệnh sửa chữa bài, chế, cáo, thơ ca, văn thư và lo việc tiến cử quan chức của Triều đình.
Tế tửu Quốc Tử Giám là chức quan đứng đầu Quốc Tử Giám, được xem như Hiệu trưởng Trường đại học duy nhất của quốc gia thời bấy giờ. Theo một số tài liệu như Đăng khoa lục, Địa dư chí thì những năm cuối đời, Tiến sĩ Thân Nhân Trung được giao trọng trách giữ chức Thượng thư bộ Lễ (phụ trách lễ nghi, lễ tự, thiết tiệc, giáo dục khoa cử, học hành của quốc gia) và Thượng thư bộ Lại (có nhiệm vụ tuyển bổ, thăng giáng, lựa chọn, khảo sát, phong chức tước cho quan lại). Sách Nguyễn Phi Khanh thi tập cho biết, cuối đời ông được giao chức Nhập nội phụ chính là chức quan đứng sau Tể tướng được dự bàn chuyện cơ mật của Triều đình. Ông mất tại quê nhà năm 1499.
Về ngoại giao, vào năm Hồng Đức thứ 6 (1475) vì mến tài năng ứng đáp, ông được Vua Lê Thánh Tông giao việc tiếp đón, tống tiễn Sứ giả nhà Minh là Quách Cảnh về nước và hoàn thành tốt nhiệm vụ bang giao được Vua nhất tâm sủng ái. Về trí tuệ văn chương, ông được Vua Lê Thánh Tông đánh giá rất cao và bốn lần cử làm Độc quyển các kỳ thi Đình. Điều đặc biệt là trong những kỳ làm Độc quyển có hai khoa thi có con trai và người làng Yên Ninh (quê ông) đỗ Đại khoa mà không để lại điều tiếng gì trong lịch sử chứng tỏ ông là bề tôi trung thực, mẫn cán và được vua tuyệt đối tin dùng.
Tiến sĩ Thân Nhân Trung cũng là người khai khoa cho truyền thống hiếu học, khoa cử của làng Yên Ninh với 10 nho sinh ưu tú đỗ Đại khoa và được người đời tôn vinh là “làng Tiến sĩ”. Vua Lê Thánh Tông từng có thơ ca ngợi:
"Thập Trịnh đệ huynh liên quý hiển
Nhị Thân phụ tử mộc ân vinh.
Tức
Mười anh em nhà họ Trịnh nối nhau quý hiển
Hai cặp cha con nhà họ Thân tắm gội ân vinh".
Về trước tác của Tiến sĩ Thân Nhân Trung tuy chưa được sưu tầm đầy đủ nhưng cũng khá phong phú. Năm Hồng Đức 14 (1483), khi đang giữ chức Hàn lâm viện thừa chỉ, kiêm Đông các Đại học sĩ, ông được Vua Lê Thánh Tông sai biên soạn và làm chủ biên bộ sách “Thiên Nam dư hạ tập” và “Thân chinh ký sự”. Sách gồm 100 quyển do chính ông viết lời tựa ghi chép đầy đủ về các chế độ, luật lệ, văn hàn, điển lệ, cáo sắc... nhưng nay chỉ còn lưu được bài tựa của Tiến sĩ Thân Nhân Trung.
Năm Hồng Đức thứ 15 (1484) phụng mệnh vua trao, Thân Nhân Trung đã soạn bài văn bia “Đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442)”. Đây là tấm bia đầu tiên dựng ở Văn Miếu Thăng Long do Vua Lê Thánh Tông khởi xướng định lệ khắc bia đề danh Tiến sĩ ở nước ta. Đây được xem là bài văn nghị luận mẫu mực tôn vinh đạo học, ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị của quốc gia.
Trong bài văn bia này, Tiến sĩ Thân Nhân Trung đã khéo vận dụng tri thức tiền nhân, đề cao nguyên khí quốc gia gắn với việc kén chọn và sử dụng nhân tài của các bậc đế vương, đưa ra chân lý bất hủ: “hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc Đế Vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết...”.
Tư tưởng đó cùng với tên tuổi của Tiến sĩ Thân Nhân Trung đã tồn tại xuyên suốt mọi thời đại và vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành biểu tượng của trí tuệ và văn hóa Việt Nam; là điểm đến của học sinh, sinh viên cả nước, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước, của Thủ đô Hà Nội mỗi khi đón tiếp các đoàn khách ngoại giao.
Năm 1494, Vua Lê Thánh Tông chủ xướng thi xã cung đình gọi là hội Tao Đàn, đích thân nhà Vua xưng là Hội chủ đã quy tụ 28 nhà khoa bảng vào hội. Nhà vua đã tôn vinh Tiến sĩ Thân Nhân Trung là Tao Đàn phó soái. Những bài thơ xướng họa của Vua tôi được tập hợp trong sách “Quỳnh uyển cửu ca” và “Minh lương cẩm tú” còn lưu đến tận hôm nay.
Vị Hoàng đế anh minh Lê Thánh Tông qua đời năm 1498, Vua Hiến Tông kế vị đã an táng Vua cha ở Chiêu Lăng tại Lam Sơn đất tổ phát tích Vương Triều Lê và đã kính tín sai lão thần Thân Nhân Trung soạn bài văn bia Thánh Tông Chiêu lăng bi minh tịnh tự (bài minh và lời tựa trên bia Chiêu Lăng Lê Thánh Tông).
Thân Nhân Trung tuy xuất sĩ muộn màng nhưng với tài năng mẫn tiệp, ông đã trung thành, tận tụy phò Vua giúp nước, quan lộ hanh thông, vẻ vang sự nghiệp. Có thể nói, thời đại Lê Thánh Tông huy hoàng trong lịch sử có phần công sức cống hiến to lớn của Tiến sĩ Thân Nhân Trung.
Trong lịch sử dân tộc, hiếm có một bề tôi nào trung thành, tận tụy cống hiến đến cuối đời và chỉ trí sĩ khi ở tuổi ngoài tám mươi như ông. Cũng thật hiếm có bề tôi nào được Triều đình tin tưởng trao nhiều trọng trách và để lại tiếng thơm muôn thủa như vậy. Ông xứng đáng được tôn vinh là “bậc tôi hiền cái thế” (bề tôi có tài năng, công lao vang danh thời đại).
Cuộc đời của Tiến sĩ Thân Nhân Trung bình dị nhưng cao đẹp, tư tưởng “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” mãi tỏa sáng, trở thành nguyên lý sáng chói về xây dựng đất nước của mọi thời đại. Tên ông được khắc ghi trên hệ thống 82 tấm bia được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc - UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới./.

Đặc sắc “Lễ hội tình yêu” năm 2025
DNTH: Từ ngày 28/4 đến ngày 30/4 diễn ra chương trình: “Lễ hội tình yêu" năm 2025 tại quảng trường Thống Nhất, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội. Chương trình hội tụ của tinh hoa văn hóa dân tộc đúc kết từ bề dày lịch...

Sinh viên Nguyễn Thị Khánh Huyền thành công chinh phục danh hiệu Hoa khôi Báo chí 2025
DNTH: Trong đêm Chung kết cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí - Press Beauty 2025, Nguyễn Thị Khánh Huyền có phần trả lời ứng xử thuyết phục bằng tiếng Việt và tiếng Anh, để lại dấu ấn sâu sắc về một cô gái can đảm vượt qua nỗi tự...

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình
DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống
DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...