Bà Phạm Chi Lan: Một số doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh là nhờ quan hệ thân hữu

08:52 | 03/08/2020

DNTH: Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tại buổi tọa đàm Đối thoại về thể chế kinh tế thị trường Việt Nam tổ chức ngày 29/7.

Tại buổi tọa đàm do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức, bà Phạm Chi Lan cho hay, xây dựng nền kinh tế thị trường là mong muốn chung được nhắc đến từ lâu ở Việt Nam và thực tế đã được cụ thể hóa bằng hệ thống luật pháp, các văn bản… Nhưng thực tế trải nghiệm và qua các cuộc điều tra khảo sát, bà Lan cho rằng “khoảng cách từ miệng đến tay còn xa vời lắm”. Ở Việt Nam, để xóa được khoảng cách từ văn bản chính sách cho đến hành động, cũng phải dùng “nhất tiền tệ, nhì quan hệ”.

Nghị quyết, văn bản xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện tại không thiếu, song quan sát thì thấy chủ yếu vẫn là tinh thần “tháo gỡ rào cản” trong môi trường kinh doanh, đầu tư cho các doanh nghiệp. Nhưng bao năm nay, các văn bản, nghị quyết vẫn loay hoay tháo gỡ rào cản mãi cũng không xong. Trong khi đó, trên thế giới, nhiều quốc gia đã chuyển đổi sang giai đoạn quản trị để thuận lợi hoá môi trường đầu tư.

Cũng theo bà Lan, nếu nhìn vào cấu trúc doanh nghiệp ở Việt Nam, giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân vẫn có khoảng cách và chuyện phân biệt đối xử.

“Có lẽ chúng ta vẫn luôn có sự ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước, thứ hai là đầu tư nước ngoài, đến tư nhân là không còn gì nữa”, bà Chi Lan khẳng định. “Những năm trở lại đây, chúng ta đã có một số doanh nghiệp tư nhân phát triển lớn mạnh nhưng sự phát triển này có được là nhờ có mối quan hệ thân hữu. Bởi nếu không có mối quan hệ, các doanh nghiệp này rất khó tiếp cận được với nguồn lực đầu tư của Nhà nước và không có cách nào để lớn được”.

Theo hầu hết nghiên cứu của các cơ quan tổ chức về phân bổ nguồn lực thì khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn đang sử dụng 50% nguồn lực quốc gia. Chi tiêu thường xuyên của nhà nước vẫn chiếm đến gần 70% chi tiêu ngân sách. Nếu nhìn vào các chỉ số khác như đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế, thì có thể thấy được khu vực tư nhân chính thức của Việt Nam chưa bao giờ đạt được tới 10%.

Trong khi đó, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh, nền kinh tế thị trường không giải quyết được tất cả vấn đề, nhưng nếu không có kinh tế thị trường thì chúng ta thất bại.

“Phải tìm được khâu đột phá vì không có khâu đột phá thì chúng ta cứ mãi loay hoay”, TS Nguyễn Đình Cung nói.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, để xây dựng nền kinh tế thị trường Việt cần chú ý nhận diện được các đặc điểm của nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại; thay đổi nhận thức về vai trò của nhà nước và xây dựng các giải pháp cải cách gắn với các con số cụ thể thay vì chỉ dừng lại ở cấp độ lý luận.

Về phần mình, chuyên gia kinh tế – TS Lê Đăng Doanh cho hay, hiện có khoảng 90 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, nhưng Mỹ và Liên minh Châu Âu vẫn chưa công nhận.

Theo ông Doanh,  nếu Việt Nam được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường thì sẽ có nhiều lợi thế về xuất nhập khẩu, tài chính, tiền tệ…


“Đất đai của chúng ta thuộc sở hữu toàn dân thì vấn đề định giá, trao đổi thế nào? Đây là thị trường cực kỳ quan trọng nhưng kinh tế thị trường ở lĩnh vực này vẫn còn khiêm tốn”, ông Doanh nhận định.“Sắp tới, cần phải kiên trì và nỗ lực chuyển sang kinh tế thị trường”, ông Doanh nói và đề cập đến nhiều loại thị trường cần phải đẩy mạnh, trong đó có thị trường đất đai.

Bên cạnh đó, ông Doanh cho rằng, trong kinh tế thị trường điều quan trọng là trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước khi ra quyết định hành chính, chi tiêu ngân sách.

“Điều này trong tầm tay! Nếu chúng ta muốn thì thực hiện công khai minh bạch, thấy cho trách nhiệm giải trình nhất là liên quan đến chi tiêu ngân sách”, TS Lê Đăng Doanh nói và dẫn câu chuyện có một huyện ở Thanh Hóa nợ tiền tiếp khách tới 50 tỷ mà hiện không biết đã đi đến đâu, giải quyết thế nào?

Nhắc đến đại dịch Covid -19, theo ông Doanh, thì đây cũng là một động lực để Việt Nam cải cách, thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế thị trường.

Theo Minh Thái (Dân Việt)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Liên danh Công ty Thăng Long – Hương Quỳnh: Dấu hiệu nhà thầu 'quen mặt' thi công không đúng hồ sơ phê duyệt

DNTH: Công ty TNHH thương mại xây dựng và dịch vụ Thăng Long; Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Hương Quỳnh liên tiếp trúng các gói thầu do UBND huyện Ba Vì, TP. Hà Nội mời thầu. Điều đáng nói, các gói thầu có giá trị lớn, nhưng tỷ lệ...

Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới giảm 2,6%

DNTH: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng của năm 2024 có 4.241 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Cùng đó, có 1.137 doanh nghiệp bất động sản giải thể, cũng giảm nhẹ...

Prudential Việt Nam giữ vững vị thế Doanh nghiệp Bền vững và Kinh doanh có trách nhiệm

DNTH: Cuối tháng 11 vừa qua, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam ("Prudential") lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh trong khuôn khổ Lễ công bố các doanh nghiệp Bền vững Việt Nam 2024 - giải thưởng tôn vinh các doanh nghiệp tăng...

Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới, quay lại hoạt động trong 11 tháng

DNTH: Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 đạt hơn 218.000 doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi...

Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và vận hành khu công nghiệp

DNTH: Nhiều năm kinh nghiệm đầu tư, quản lý vận hành khu công nghiệp, ROX Group (tiền thân là Tập đoàn TNG Holdings Vietnam) đã tiên phong phát triển các giải pháp “xanh”, hướng đến phát triển bền vững.

The Sonata: Sống tận hưởng tại “tọa độ quốc tế” bên sông Hàn

DNTH: Là khu thấp tầng hiếm hoi kề sông Hàn, The Sonata thuộc quần thể Sun Symphony Residence với những tiện ích sống chuẩn “hội nhập” hứa hẹn quy tụ cộng đồng cư dân tinh hoa, tạo nên giá trị thương mại sôi động, nhịp sống phồn...

XEM THÊM TIN