Bắc Giang: Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) phát huy hiệu quả, trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn
01:13 | 15/12/2022
DNTH: Sau hơn 4 năm thực hiện, chương trình OCOP tỉnh Bắc Giang đã mang lại kết quả tích cực, các sản phẩm trở thành hàng hoá có uy tín, thương hiệu, từng bước tham gia vào chuỗi sản phẩm quốc gia, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế vùng nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân.
Người dân hưởng ứng tích cực, OCOP trở thành phong trào sản xuất có sức lan tỏa
Kể từ khi thực hiện, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Bắc Giang đã mang lại kết quả tích cực, trở thành một phong trào sản xuất có sức lan tỏa trong khu vực nông thôn, tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp, tác động đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Từ đó góp phần thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí "kinh tế và tổ chức sản xuất" trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
Theo ông Nguyễn Thái Trường - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, thời gian qua, chương trình OCOP tỉnh Bắc Giang đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy, chính quyền các cấp, cả hệ thống chính trị và người dân đồng tình hưởng ứng, tích cực tham gia. Chương trình đã thu hút được nhiều chủ thể là các hợp tác xã với 76/97 chủ thể tham gia, chiếm 87,35%; nhiều thanh niên trẻ có trình độ, nhiệt huyết khởi nghiệp và tạo ra nhiều sản phẩm để tham gia chương trình.
Đến nay, tỉnh Bắc Giang có 180 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (có 42 sản phẩm 4 sao và 138 sản phẩm 3 sao) trong đó có 1 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch và 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao trình Hội đồng phân hạng, đánh giá quốc gia.
Đáng chú ý trong năm 2022, đã có 8 sản phẩm đạt hạng 4 sao được UBND tỉnh Bắc Giang công nhận đợt 1 bao gồm: mỳ ngũ sắc và mỳ gạo Chũ Xuân Trường (xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn); Giò Gà (HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế); nụ hoa Sâm Nam núi Dành khô (HTX sản xuất và tiêu thụ Sâm Nam núi Dành Liên Chung, Tân Yên); giò lụa heo thảo dược, chả lụa heo thảo dược, xúc xích heo thảo dược Bình Minh (HTX Nông nghiệp hữu cơ Bình Minh, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa) và sản phẩm vải thiều Lục Ngạn của HTX Nông nghiệp sản xuất và Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân có tiềm năng đạt OCOP 5 sao. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng công nhận 22 sản phẩm đạt OCOP 3 sao trong năm nay.
Kết quả chương trình OCOP tại các huyện miền núi, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống của tỉnh Bắc Giang thời gian qua cũng có nhiều tích cực. Tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, tổng số sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng là 69/180 chiếm 38,3%. Điển hình như huyện Lục Ngạn có 26 sản phẩm (16 đạt 4 sao, 10 đạt 3 sao). Huyện Yên Thế có 25 sản phẩm (4 đạt 4 sao, 21 đạt 3 sao). Từ đó, tạo được các vùng liên kết sản xuất như: gà đồi tại Yên Thế; vải thiều, bưởi, cam tại huyện Lục Ngạn.
Những năm qua, tỉnh đã hỗ trợ cho trên 100 lượt hợp tác xã, doanh nghiệp, chủ thể với khoảng 350 lượt sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại tại các tỉnh, như: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hòa Bình, Nha Trang… Một số điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP tại các huyện, siêu thị lớn và các sàn thương mại điện tử.
Các chủ thể tham gia chương trình đã được hỗ trợ tập huấn nâng cao nhận thức. Tỉnh cũng đã vận dụng cơ chế, chính sách khác nhau hỗ trợ chủ thể sản xuất bổ sung các nội dung khác về chất lượng, bao bì, nhãn mác, đảm bảo theo yêu cầu của bộ tiêu chí.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện, một số địa phương trên địa bàn tỉnh còn gặp những khó khăn nhất định. Nhận thức về chương trình OCOP của một số địa phương, chủ thể sản xuất chưa rõ ràng, có tư tưởng ngại khi được tư vấn hoàn thiện hồ sơ chương trình. Cán bộ quản lý chương trình ở cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm. Mặc dù đã được tham gia tập huấn song do nội dung chương trình còn mới, đa dạng nên việc nắm bắt chưa đầy đủ, nhất là nội dung hoàn thiện sản phẩm.
Bên cạnh đó, sản phẩm đặc sản, đặc trưng trên địa bàn tỉnh tuy nhiều và có tiềm năng phát triển thành sản phẩm OCOP song nhiều sản phẩm chưa xây dựng thương hiệu, tính cạnh tranh chưa cao. Sản phẩm chủ yếu là sơ chế, chưa nhiều sản phẩm chế biến sâu. Việc hình thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm còn ít. Sản phẩm du lịch cộng đồng chưa phong phú, hấp dẫn.
Ngoài ra, bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg và Quyết định số 781/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa bao quát hết các nội dung đánh giá, phân hạng sản phẩm. Công tác kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm OCOP sau khi được công nhận còn hạn chế.
Phát huy lợi thế, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP
Để nâng cao hiệu quả và chất lượng của Chương trình OCOP cùng với đó là khắc phục những khó khăn hạn chế, thời gian tới, tỉnh Bắc Giang tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Từ đó thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện và động lực cho người sản xuất mạnh dạn đầu tư, phát triển sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương. Hướng chủ thể phát triển sản phẩm của mình với niềm tự hào với quê hương, bản xứ.
Thực hiện đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ và các chủ thể sản xuất tham gia. Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách của trung ương và của tỉnh.
Đặc biệt, phát huy lợi thế vốn có khi là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội với 27 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận; 52 sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng và hàng trăm sản phẩm địa phương. Tỉnh tiếp tục tập trung vào phát triển các sản phẩm đặc trưng, tiềm năng; sản phẩm có lợi thế so sánh, sản phẩm làng nghề gắn với du lịch. Phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng theo hướng nâng cao chất lượng, đưa chương trình đi vào chiều sâu, gia tăng giá trị lớn, có sức cạnh tranh cao và có khả năng xuất khẩu.
Để tăng tính cạnh tranh và truyền thông, quảng bá cho các sản phẩm, tỉnh cũng tăng cường hỗ trợ các chủ thể xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, xây dựng website cơ sở; cải tiến mẫu mã, bao bì nhãn mác theo hướng sáng tạo, có bản sắc riêng.
Cùng với đó là củng cố, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế, có khả năng cạnh tranh theo hướng liên kết sản xuất.
Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, trưng bày các sản phẩm đặc trưng của tỉnh tại các sự kiện hội chợ, triển lãm để đẩy mạnh quảng bá sản phẩm giúp các chủ thể sản xuất tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường. Hỗ trợ xây dựng các điểm, trung tâm bán hàng kết nối các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng với thị trường nội địa và toàn cầu.
Phạm Minh - Phan Trang
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Chuỗi sản phẩm /
- kinh tế nông thôn /
- OCOP /
- chất lượng cao /
- Mỗi xã một sản phẩm /
- Truy xuất nguồn gốc /
- nông thôn /
- Bắc Giang /
- Sản phẩm nông nghiệp /
- nông dân /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Hội chợ hàng OCOP năm 2024 - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt
DNTH: “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024...
Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 7,2 tỷ USD
DNTH: Ngành rau quả Việt Nam sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,2 tỷ USD trong năm 2024, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Xuất khẩu gạo năm 2024 có thể đạt kỷ lục 9 triệu tấn
DNTH: 11 tháng, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt gần 8,5 triệu tấn, các chuyên gia cho rằng năm 2024, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt kỷ lục với 9 triệu tấn.
Giá lúa tại Trà Vinh tăng thêm 800 đồng/kg
DNTH: Từ đầu tháng 12/2024 đến nay, giá lúa tươi đầu vụ Thu Đông tại tỉnh Trà Vinh đã tăng thêm bình quân 800 đồng/kg.
Xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng cao kỷ lục
DNTH: Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế
DNTH: Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...