Bắc Giang: Khai mạc Lễ hội đền thờ Đặng Thế Công
17:08 | 23/02/2024
DNTH: Lễ hội đền thờ Đặng Thế Công thường diễn ra trong 2 ngày 13 và 14 tháng Giêng hàng năm tại thôn Tân, xã Tân Thịnh nay là tổ dân phố Tân, thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt, lễ hội năm nay gắn liền với kỷ niệm 30 năm ngày đền thờ được công nhận là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia.

Trong không khí tưng bừng toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024); Mừng Xuân mới Giáp Thìn năm 2024; trong niềm vui phấn khởi, niềm tự hào và vinh dự của nhân dân thị trấn Kép. Ngày 22/02/2024 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đền thờ Đặng Thế Công, UBND thị trấn Kép long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội đề thời Đặng Thế Công nhân kỷ niệm 30 năm đền thờ Đặng Thế Công được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (1994 - 2024). Lễ hội nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống quê hương đất nước, dân tộc cho thế hệ trẻ; góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Về dự Lễ hội có ông Ngô Văn Dũng, Phó trưởng phòng văn hoá và thông tin huyện Lạng Giang; đại biểu thị trấn Kép có: bà Nguyễn Thị Phương Thu, Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy; ông Đặng Hoàng Thanh, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND; ông Đặng Minh Khôi, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND cùng các đại biểu trong BCH Đảng bộ, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Chủ tịch UB.MTTQ, trưởng các đoàn thể Chính trị - xã hội thị trấn, Ban tổ chức Lễ hội, Ban quản di tích và các đại biểu các đơn vị kết nghĩa, các xã giáp danh, đại biểu đại diện cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiêp trên địa bàn.

Lễ hội đền thờ Đặng Thế Công được tổ chức quy mô, màn trống hội, múa lân, sư, rồng và các tiết mục văn nghệ chào mừng đều được đầu tư dàn dựng rất công phu và thể hiện bởi chính những người dân bản địa. Tiếp đến, các đoàn đại biểu thực hiện dâng hương, dâng lễ cầu phúc, cầu lộc, cầu phú quý, cầu cho mọi gia đình hạnh phúc - an khang - thịnh vượng. Cầu mong cho “Nhân khang vật thịnh”, nhà nhà hạnh phúc, cầu cho trời đất mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, cầu cho quốc thái dân an, thế giới hoà bình. Cầu chúc mỗi người một lòng tin, sở cầu như ý, để bước sang năm mới được mạnh khỏe tốt đẹp hơn về mọi mặt.

Ngoài ra, lễ hội còn tổ chức các trò chơi dân gian, các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền hơi nam, nữ đã thu hút được đông đảo quần chúng địa phương và các xã lân cận tham gia, thậm chí có đội bóng FC Mancity từ thành phố Bắc Giang, FC Liên quân Tuấn Hưng từ thủ đô Hà Nội về tham dự.

Nói về cội nguồn Lễ hội và di tích lịch sử đền thờ Đặng Thế Công, ông Đặng Minh Khôi, Chủ tịch UBND thị trấn Kép cho biết: “Theo gia phả nguồn gốc của họ Đặng ở Thôn Hương Xá, xã Tam Điền, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội. Cụ ông cao tổ Đặng Chân Tính kết duyên cùng cụ bà Nguyễn Quý Thị Hiệu Diệu Từ Tâm sinh được 5 người con (3 trai, 02 gái ), giữa thời loạn lạc, thiên tai triền miên, kinh tế gia đình khó khan. Cụ Đặng Chân Tính đưa 02 người con trai lên vùng Kép, lạng Giang và ngụ cư tại Thôn Phúc Lãm (nay là tổ dân phố Tân và TDP Lèo) để kiếm kế sinh nhai. Người con cả tên là No (Tức Đặng Thế Công), Người con thứ tên là Lòng (tức Đặng Thế Lộc)
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, cuộc nội chiến giữa các thế lực vua Lê - Chúa Trịnh với nhà Mạc kéo dài khiến đời sống nhân dân khổ cực. Khi quân sỹ, tướng binh nhà Lê truy kích nhà Mạc qua địa bàn Kép- Cần Trạm gặp núi non hiểm trở khó bề tiến quân, nhiều lần bị Nhà Mạc phản công lại làm cho quân tướng Nhà Lê hao mòn đáng kể. Lúc khó khăn suy yếu Nhà Lê ra sắc dụ tuyển mộ dân binh “phù Lê diệt Mạc”, nhờ am hiểu địa hình lại sẵn lòng dũng cảm, mưu trí hai Anh em Đặng Thế Công, Đặng Thế Lộc hưởng ứng ra đầu quân và lập nhiều công lớn giúp Nhà Lê đánh bại Nhà Mạc.
Năm Bính Ngọ 1566 triều đình khao binh, thưởng tướng, đãi ngộ người có công, do công lao to lớn phù Lê diết Mặc, vua Lê đã phong chức cho 02 ông Đặng Thế Công- sắc phong: “Dương vũ uy dũng công thần, Thái bảo trà quận công, mang quốc tính là Trịnh Văn An”; Đặng Thế Lộc- Săc phong “Dương vũ uy dũng công thần tả đô đốc, thị phủ sự nhai quận công, mang quốc tính là Trịnh Văn Lộc”. Đặc biệt, Đặng Thế Lộc không những lập công lớn đánh đuổi nhà Mạc mà còn biết chiêu tập yên dân, đã đem lại niềm vinh hạnh cho dòng họ, nhờ đó mà con cháu sau này nêu gương và đều được trọng dụng trong các triều vua Lê. Triều Đình Cũng phong cho cha đẻ của 02 ông là Cụ Đặng Chân Tính- sắc phong “ Tham đốc thần vũ, tứ vệ quân vụ sự, Đẳng trung hầu”, cụ Đặng Chân Tính mất ngày 14 tháng Giêng năm năm 1547, mộ cụ thiên táng tại rừng Nỉ (thuộc TDP Tân ngày nay).
Ghi nhớ công lao của 02 ông Đặng Thế Công và Đặng Thế Lộc, nhân dân địa phương đã xây dựng ngôi đền thờ tưởng niệm các ông trên quê hương mình. Ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ XVI gồm 7 gian lợp ngói, hai bên tả hữu có nhị ban, có tiền sảnh, hậu sảnh, nhà kho để quân lương, xưởng rèn vũ khí. Những năm 80 của thế kỷ XIX, giặc Cờ Đen tràn sang đốt phá làng mạc và tàn phá ngôi đền;
Năm 1931 nhân dân địa phương phục dựng lại ngôi đền trên khu đất đã an táng cụ tổ Đặng Chân Tính ở đồi rừng Nỉ. Đền thờ hiện nay có bình đồ kiến trúc kiểu chữ nhất gồm 5 gian xây bít đốc, lợp ngói, Gian giữa đặt trang nghiêm hương án và hai bài vị đá khắc chữ Hán chìm, trên hương án đặt tượng thờ cụ Đặng Chân Tính và hai con trai là Đặng Thế Công và Đặng Thế Lộc. Đền thờ Đặng Thế Công lưu giữ nhiều di sản có giá trị lịch sử như sắc phong niên hiệu Long Đức 2 (1630), Chính Hoà thứ 4 (1683), hai bài vị đá, bát hương sứ thời Lê (thế kỷ XVIII), tượng thờ, hương án… Ngôi đền là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, nơi thờ phụng tưởng niệm võ quan Đặng Thế Công, Đặng Thế Lộc có nhiều công lao với dân với nước. Hằng năm vào ngày 14 tháng Giêng, nhân dân địa phương chức Lễ hội để tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, những người có công với dân với nước. Từ bao đời nay, đền thờ Đặng Thế Công đã là trung tâm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của cộng đồng dân cư trong vùng.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Kép luôn trân trọng, tự hào và tạo mọi điều kiện để Lễ hội diễn ra trang trọng, vui tươi, an toàn, tiết kiệm, thực sự trở thành nơi sinh hoạt văn hóa giàu bản sắc văn hóa dân tộc, là chốn đi về của đông đảo nhân dân và bạn bè mọi miền tổ quốc”.

Thông qua lễ hội nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong năm qua và tạo nên sức mạnh mới, sức mạnh tổng hợp của toàn dân xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, tạo sự phát triển kinh tế góp phần xây dựng quê hương thị trấn Kép ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Dưới đây là một số hình ảnh tại lễ hội:







Phạm Minh - Thế Chiến
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- 30 năm /
- Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia /
- Đền thờ Đặng Thế Công /
- TDP Tân /
- Xuân 2024 /
- Thị trấn Kép /
- Huyện Lạng Giang /
- Bắc Giang /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Khai mạc triển lãm và ra mắt ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
DNTH: Báo Nhân Dân vừa tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” tại trụ sở 71 Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội) và ra mắt số báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh -...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen
DNTH: Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), tối 15/5, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch và Bộ Công an tổ chức trọng thể Khai mạc Lễ hội Làng Sen toàn quốc 2025 và...

Thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
DNTH: Bộ VH,TT&DL vừa thông tin về cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Chủ tịch nước: Xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
DNTH: Tối 13/5, tại quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính Bắc sông Cấm, Thủy Nguyên (Hải Phòng), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng thành phố...

Biểu tượng K-Pop toàn cầu G - Dragon được VPBank mang về Việt Nam cùng Đại nhạc hội VPBank K - Star Spark
DNTH: Sân khấu âm nhạc lớn nhất năm 2025 đã sẵn sàng. Vào ngày 21/6/2025, VPBank sẽ mang đến sân vận động quốc gia Mỹ Đình siêu đại nhạc hội VPBank K-Star Spark in Vietnam 2025, quy tụ những tên tuổi hàng đầu K-pop mà tâm điểm không ai...

Lê Hà Minh Anh – học sinh tiêu biểu, tấm gương sáng trong học tập
DNTH: Trong khu vườn tri thức rực rỡ của lớp 5A6 trường Tiểu học Hoàng Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội có những bông hoa không chỉ tỏa hương sắc mà còn vươn mình đón ánh mặt trời bằng cả nghị lực và đam mê, một trong số đó là bông...
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL phẫu thuật nội soi thành công ca bệnh phức tạp liên quan đến thận
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...