Bắc Giang thực hiện linh hoạt chương trình OCOP đạt thành công lớn
01:52 | 24/03/2022
DNTH: Năm 2021, đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19, Bắc Giang đã gặp không ít khó khăn trong triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Song, với sự quyết tâm, phối hợp linh hoạt, sáng tạo của chính quyền và Nhân dân địa phương, Chương trình OCOP tại Bắc Giang đã đạt được kết quả toàn diện về mọi mặt.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được chính quyền, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang nhận định là hướng đi đúng trong phát triển sản xuất sản phẩm nông sản hàng hóa theo chuỗi giá trị. Trên cơ sở đó, Bắc Giang đã luôn đổi mới các phương thức, giải pháp thực hiện linh hoạt từ đó đạt được thành tựu đáng kể trong năm 2021 qua đó góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần khu vực nông thôn và nâng cao chất lượng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Năm vừa qua, mặc dù chịu ảnh hưởng rất lớn của dịch Covid - 19 nhưng số lượng của các sản phẩm OCOP của Bắc Giang vẫn không ngừng tăng và có những bước tiến về chất lượng, bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, bảo hộ sở hữu công nghiệp và được kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).
Số lượng sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên là 61 sản phẩm, con số cao nhất từ trước đến nay, vượt kế hoạch 174%, trong đó có 12 sản phẩm 4 sao và 49 sản phẩm 3 sao, vượt kế hoạch đề ra trước đó 26 sản phẩm. Luỹ kế hết năm 2021 toàn tỉnh có 155 sản phẩm OCOP, trong đó có 36 sản phẩm 4 sao và 119 sản phẩm 3 sao. Kết quả này đưa Bắc Giang lên vị trí thứ 2 khu vực miền núi phía Bắc, sau Hà Giang và đứng thứ 7 cả nước về, trở thành một trong những tỉnh có số sản phẩm OCOP thuộc top đầu cả nước.

Lãnh đạo tỉnh đặc biệt là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã hỗ trợ quản lý nhãn hiệu, tem nhãn mác sản phẩm cho các Hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp, chủ thể sản xuất có sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Tổng số HTX, chủ thể được hỗ trợ là 22 đơn vị, trong đó có 3 đơn vị được hỗ trợ quản lý nhãn hiệu, 19 đơn vị được hỗ trợ tem nhãn mác sản phẩm với tổng kinh phí hỗ trợ là 460 triệu đồng. Đồng thời, tỉnh cũng đã hỗ trợ 73,6 triệu đồng cho 15 sản phẩm trong công tác kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATVSTP.
Thời đại hội nhập và hợp tác quốc tế, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tổ chức đưa trên 100 lượt sản phẩm OCOP của tỉnh tham gia hội chợ triển lãm thực tế ảo tại diễn đàn quốc tế chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam do Bộ ngoại giao và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, nhằm quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP của tỉnh.
Nắm bắt được xu thế chuyển đổi số về mọi mặt trong hoàn cảnh dịch bệnh, các chủ thể tham gia chương trình OCOP đã chủ động đưa sản phẩm tham gia vào các kênh bán hàng online như: Voso, san24h; shopee; tiki;… qua đó giúp sản phẩm tiêu thụ thuận lợi, tiêu biểu là các sản phẩm như: mỳ gạo chũ của HTX sản xuất kinh doanh và tiêu thụ mỳ Trại Lâm xã Nam Dương, HTX sản xuất và tiêu thụ mỳ Chũ Nam Thể, các sản phẩm chế biến từ gà đồi Yên Thế của HTX nông nghiệp xanh Yên Thế…
Với sự phát triển của các loại hình, phương tiện truyền thông, internet tỉnh Bắc Giang đã thực hiện linh hoạt, sáng tạo trong công tác thông tin, tuyên truyền. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông của trung ương và địa phương như: Báo Bắc Giang; Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh; Báo Công thương; Báo Làng nghề; Báo Kinh tế nông thôn; Báo Đại biểu nhân dân,... xây dựng các tin, bài viết, chuyên mục về chương trình OCOP, quảng bá các sản phẩm OCOP.
Năm 2021 đã có gần 300 tin, bài viết, phóng sự, clip truyền hình tuyên truyền về chương trình OCOP và sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang. Đồng thời tỉnh đã triển khai biên tập và phát hành cẩm nang sản phẩm OCOP, duy trì website Sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang (http://ocopbacgiang.vn) để cung cấp các thông tin cần thiết về triển khai thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm”. Qua đó, các thông tin về sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang được quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng cả ở trong và ngoài tỉnh.

Trong quá trình thực hiện chương trình OCOP, dịch Covid - 19 là trở ngại, thách thức lớn nhất mà Bắc Giang phải đối mặt, ảnh hưởng rất nhiều tới tiến độ thực hiện của các cơ quan, chủ thể, không tổ chức được các lớp tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình, không có đơn vị tư vấn,...
Để thích ứng với tình hình dịch bệnh, đặc biệt là trong thời điểm Bắc Giang trở thành tâm dịch của cả nước vừa qua, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh đã có những đổi mới trong cách tư vấn, tuyên truyền các chủ trương chính sách về chương trình OCOP, chuyển đổi từ tổ chức tập huẩn, hướng dẫn trực tiếp sang hình thức online đồng thời thành lập nhóm Zalo để trao đổi thông tin. Tuy nhiên, để giúp các chủ thể và người dân hiểu được trình tự các bước, thủ tục hồ sơ đăng ký tham gia chương trình, các cơ quan vẫn phối hợp linh hoạt để thường xuyên kiểm tra, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện tại cơ sở đồng thời đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch hiện hành. Các hoạt động này sẽ góp phần quan trọng trong nâng cao nhận thức cho toàn xã hội và các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình OCOP để tập trung phát triển các sản phẩm của địa phương.
Việc triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Bắc Giang đã đem lại những hiệu quả tích cực, đưa nông dân chủ động hội nhập và tiếp cận kinh tế thị trường từ đó giúp cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, thay đổi diện mạo của nông thôn và góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Không dừng lại ở đó, Bắc Giang quyết tâm tiếp tục phát huy và nỗ lực hơn nữa để khẳng định và nâng cao vị thế của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới với nhiều sản phẩm OCOP chất lượng cao bằng những phương thức, giải pháp thực hiện linh hoạt, sáng tạo và bám sát tình hình thực tế./.
Đăng Hưng - Phạm Minh
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Sở Nông nghiệp Bắc Giang /
- OCOP /
- Mỗi xã một sản phẩm /
- hợp tác xã /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ
DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum
DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca
DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc
DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...
Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố
DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu
DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...