Bắc Ninh phê duyệt 98 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2024

07:32 | 29/07/2024

DNTH: Mới đây, tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt 98 sản phẩm của 49 chủ thể tham gia Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm (OCOP) năm 2024 thuộc các lĩnh vực: Lương thực, thực phẩm, dược liệu, đồ uống, đồ thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng...

Được biết, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 870/QĐ-UBND phê duyệt danh mục 98 sản phẩm của 49 chủ thể tham gia Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bắc Ninh năm 2024.

Trong số đó, thị xã Quế Võ được phê duyệt nhiều nhất với 28 sản phẩm của 8 chủ thể; tiếp đến là thị xã Thuận Thành với 24 sản phẩm của 12 chủ thể. Huyện Gia Bình có 12 sản phẩm của 6 chủ thể; huyện Lương Tài 12 sản phẩm của 4 chủ thể; huyện Yên Phong 7 sản phẩm của 5 chủ thể; thành phố Bắc Ninh 7 sản phẩm của 4 chủ thể; thành phố Từ Sơn 5 sản phẩm của 4 chủ thể; huyện Tiên Du 3 sản phẩm của 2 chủ thể.

Bắc Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 200 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên được công nhận.
Bắc Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 200 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên được công nhận.

UBND tỉnh Bắc Ninh cũng phê duyệt nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao đối với 3 sản phẩm (miếng rửa bát; bông tắm xơ mướp; lót giày xơ mướp) của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ánh Dương Kinh Bắc - Kim Tháp, xã Nguyệt Đức, thị xã Thuận Thành. Đồng thời, đổi tên 2 sản phẩm: nhang Ngải cứu và nhang bồ kết Cát Lát của Hợp tác xã Thảo Dược Cát Cát, xã Trung Chính, huyện Lương Tài.

Ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh cùng với các đơn vị, địa phương, các chủ thể OCOP ở Bắc Ninh đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ, chuyển đổi số, đưa sản phẩm OCOP ra thị trường tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội.

Đặc biệt, tỉnh đã xây dựng phần mềm quản lý thực hiện chương trình có các tính năng về quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, quy trình chấm điểm, phân hạng sản phẩm, kết nối tiêu thụ sản phẩm với các sàn thương mại điện tử, tiếp nhận phản hồi sản phẩm từ khách hàng tới chủ thể và cơ quan quản lý Chương trình OCOP cấp tỉnh.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, các sản phẩm OCOP Bắc Ninh cơ bản phát huy tốt giá trị trên thị trường, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, bảo vệ môi trường...

Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2022 - 2025 đặt mục tiêu phấn đấu ít nhất 200 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên được công nhận, ít nhất có 2 sản phẩm OCOP đạt 5 sao. Mỗi huyện, thành phố có ít nhất 25 sản phẩm OCOP được công nhận.

Chương trình OCOP tại Bắc Ninh được triển khai từ năm 2018. Tính đến nay, toàn tỉnh hiện có 174 sản phẩm OCOP; trong đó có 108 sản phẩm đạt 3 sao, 66 sản phẩm đạt 4 sao. Đến nay, nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng. Tỉnh Bắc Ninh đang tích cực phát huy giá trị của các sản phẩm OCOP nhằm gia tăng giá trị sản phẩm địa phương và góp phần gìn giữ những nghề truyền thống.

Theo Thương Hiệu Và Sản Phẩm

Nguồn: https://thuonghieusanpham.vn/bac-ninh-phe-duyet-98-san-pham-tham-gia-chuong-trinh-ocop-nam-2024-72362.html


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh

DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...

Giống lúa lai GS999 sản xuất thử năng suất đạt 9,4 tấn/ha

DNTH: Giống lúa lai GS999 sản xuất thử nghiệm tại Hậu Giang sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất hơn 9 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn khoảng 3,6 triệu đồng/ha so với đại trà.

Phân bón vi sinh Sumitri – Giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng bền vững, phân bón vi sinh đã trở thành giải pháp tối ưu giúp nông dân cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Người chăn nuôi gặp khó khi tái đàn

DNTH: Từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, giá con giống tăng cao, nguồn cung khan hiếm gây ra nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh Nam Định, nhiều hộ mới tái đàn được khoảng 50% chuồng trại, thậm chí có hộ còn chưa dám...

Điều tiết nước linh hoạt để vượt qua mùa hạn mặn

DNTH: An Giang có 126 công trình kênh, cống, trạm bơm bị ảnh hưởng do mực nước xuống thấp. Công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy sẽ góp phần đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.

Kiểm soát nghiêm ngặt chăn nuôi động vật hoang dã

DNTH: Hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã tại Đồng Nai đang phát triển mạnh, mang lại lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh.

XEM THÊM TIN