Bắc Ninh: Tiếp tục đổi mới, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục
10:52 | 08/12/2021
DNTH: Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong năm học 2020 – 2021, Sở GD&ĐT Bắc Ninh xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp và chủ đề năm học 2021 – 2022: “Đảm bảo an toàn trường học và tiếp tục đổi mới, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục”.
Trong năm học vừa qua, Sở GD&ĐT Bắc Ninh đã tích cực tham mưu và triển khai kịp thời, hiệu quả các nghị quyết, đề án, kế hoạch được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhằm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng, Nghị quyết số 12-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Năm học 2021 – 2022, Sở GD&ĐT Bắc Ninh cho biết, toàn ngành sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết số 04-NQ/TU về “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống, truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 - 2030” theo Kết luận số 42-KL/TU ngày 04/12/2020 của Tỉnh ủy.

Đồng thời, chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học, đẩy mạnh đổi mới hình thức dạy học; tăng cường kỷ cương, nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục và dạy học; tiếp tục chuẩn bị các điều kiện và thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 6 theo kế hoạch; xây dựng trường chuẩn quốc gia; chỉ đạo bảo đảm an ninh, an toàn - xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT Bắc Ninh sẽ tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng cảnh quan trường học; công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong trường học, đặc biệt là dịch Covid - 19; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý và dạy học.
Để đạt được những mục tiêu cho năm học mới, toàn ngành cần chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học 2021 - 2022 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch Covid - 19 tại địa phương. Trong đó, triển khai có hiệu quả các biện pháp về phòng, chống dịch Covid - 19, phối hợp với ngành Y tế chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch Covid - 19 dự báo còn có thể kéo dài. Tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học trực tuyến để hoàn thành kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục.
Đối với giáo dục mầm non: Triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 và chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025” theo Kế hoạch số 626/KH-BGDĐT ngày 30/6/2021 của Bộ GDĐT. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1; khuyến khích các địa phương có điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi. Từng bước khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non, nhân viên nấu ăn và trình trạng nhóm lớp trẻ độc lập tư thục chưa được cấp phép.
Quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các kỹ năng cần thiết nhằm thích ứng với dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa; xây dựng nền tảng dạy và học trực tuyến dùng chung, hệ thống bài giảng chuẩn hóa, kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướng tạo môi trường tương tác, tăng tính thích ứng và trải nghiệm đối với người học, tăng cường khả năng tự học cho học sinh, sinh viên. Có phương án phù hợp chia sẻ với người học trong bối cảnh học sinh, sinh viên phải học trực tuyến tại nhà do ảnh hưởng của dịch bệnh; quan tâm đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “lạm thu” đầu năm học.
Đối với giáo dục phổ thông: Tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm chất lượng và hiệu quả, đặc biệt với lớp 1, lớp 2, lớp 6; chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học môn Tin học và Công nghệ, môn Ngoại ngữ bắt đầu triển khai đối với lớp 3 từ năm học 2022 - 2023; tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương và lựa chọn sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục lớp 3, lớp 7, lớp 10. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục bắt buộc đối với cấp tiểu học. Bảo đảm cung cấp kịp thời sách giáo khoa cho học sinh, kể cả học sinh khuyết tật thực hiện giáo dục hòa nhập, không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học.
Đối với giáo dục thường xuyên: Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030 và Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”. Xây dựng kế hoạch về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông theo hướng mở; đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường lao động; thực hiện kết hợp dạy văn hóa phổ thông với dạy nghề.
Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Triển khai thực hiện hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Triển khai kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất trường học; thiết bị dạy học. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo, gắn với đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học; đẩy mạnh thực hiện các hình thức dạy, học trực tuyến qua mạng và trên truyền hình, nhất là trong tình hình phòng, chống dịch Covid - 19. Phát động và triển khai hiệu quả các phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo trong quản lý, dạy và học đảm bảo thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị; kịp thời khen thưởng các tổ chức, tập thể, cá nhân có thành thích, sáng kiến trong quản lý, dạy và học, nhất là trong bối cảnh dịch Covid - 19 còn có thể kéo dài.
Với những phương hướng và nhiệm vụ giải pháp cụ thể mong rằng năm học 2021-2022 ngành giáo dục Bắc Ninh sẽ thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra đóng góp tích cực vào những thành tựu chung của Bắc Ninh trong những năm tới đây.
PV
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- nâng cao chất lượng giáo dục /
- Sở GD&ĐT Bắc Ninh /
- giáo dục /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất
DNTH: Theo Đặc phái viên TTXVN, ngày 9/5 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev.
60 năm trước, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc
DNTH: Ngày 10/5/1965, trong lúc đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh miền Bắc, giữa muôn trùng lo toan vì nước, vì dân, cảm thấy mình “không được khỏe như mấy năm trước”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt bút viết những dòng đầu tiên của...

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy...
DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương...

Quảng Ninh: Triển khai Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025
DNTH: Đoàn liên ngành của tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành làm việc, nắm tình hình triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025 tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh,...

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về chuẩn bị đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
DNTH: Chiều 6/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Hoa Kỳ.

1.300 đại biểu quốc tế dự khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025
DNTH: Sáng 6/5, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (LHQ) 2025 khai mạc với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững” tại TP HCM. Đại lễ Vesak LHQ năm 2025 diễn ra...
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...