Bài 2: Cải tạo chung cư cũ, dân cố bám trụ vì địa thế “vàng”?
09:29 | 25/07/2019
DNTH: Ai chê cứ chê, sợ sệt cứ việc, còn với những người vẫn cố bám trụ ở đây thì luôn yêu những bậc thang cũ đã mòn, những bức tường đã hoen ố và xem những người hàng xóm “tắt lửa tối đèn” như người nhà…
Theo số liệu thống kê của Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, tại Hà Nội có hơn 1.500 chung cư cũ tại 76 khu và 306 nhà chung cư độc lập có quy mô từ 2-5 tầng. Đa số các chung cư này được xây dựng từ những năm 1960 đến những năm 1990 nên đến nay đều rơi vào tình trạng xuống cấp, nhiều tòa nhà chung cư, căn hộ bị đục, cơi nới xây dựng, trong khi hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội xung quanh bị quá tải.
Phần lớn các khu tập thể cũ đều đang dần xuống cấp nghiêm trọng |
Trước thực trạng này, để nâng cao chất lượng sống cho người dân hiện đang sống tại các khu chung cư, khu tập thể cũ, chính quyền thành phố Hà Nội đã có chủ trương cải tạo, nâng cấp, phá vỡ, xây dựng mới các chung cư cũ với sự tham gia của các chủ đầu tư bất động sản.
Tuy nhiên, đến nay bất chấp việc những chung cư đang ở trong tình trạng “gió rung là đổ”, việc cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội vẫn diễn ra khá ì ạch dù đã rục rịch tiến hành từ 10 năm nay. Lý do là bởi, các cư dân tại các khu tập thể này chẳng ai mặn mà với việc chuyển đi.
Gắn bó với căn hộ của mình đến nay đã gần 30 năm, bà Hiền (Khu tập thể đường sắt A7 Ngọc Khánh) chia sẻ, dù căn hộ đang bị hư hỏng và nhiều thứ không được như mong muốn nhưng đó vẫn là nhà – nơi họ đã có biết bao kỷ niệm vui buồn.
Cư dân khu tập thể đường sắt A7 thường ngồi uống nước, "buôn chuyện" tại quán nước gần nhà. Đối diện bên kia đường là Tòa chung cư cao cấp 15-17 Ngọc Khánh. |
Bà Hiền kể, vợ chồng bà có với nhau 4 người con và đều đã lập gia đình, ra ở riêng. Hiện chỉ còn vợ chồng bà sống tại đây. Mỗi buổi sáng, bà dậy sớm đi chợ và nấu cơm nước cho hai người cả ngày. Sau đó, bà sẽ sang hàng xóm chơi hoặc ra quán nước ngay trước cửa khu tập thể để “buôn chuyện” cùng người bạn già. Những câu chuyện của họ chỉ quanh quẩn như hỏi nhau nay đi chợ mua gì, mớ rau muống nay đắt lên mấy ngàn, trời nóng nấu món cháo hay phở cho dễ ăn, con cháu cuối tuần có về chơi hay không…
“Giả sử đổi căn nhà ở đây lấy căn nhà rộng gấp 2 lần ở chỗ khác tôi cũng không đi. Mấy chục năm sinh sống ở đây, nó trở thành nơi lưu giữ những ký ức, giá trị tinh thần. Hàng xóm, láng giềng cũng thân thiết, gắn bó với nhau. Hơn nữa, ở đây, mọi điều kiện trường lớp, bệnh viện, chợ búa, đi lại đều thuận tiện”, bà Hiền nói.
Cùng tâm trạng này, ông Long (72 tuổi), cư dân sinh sống tại dân sống trong đơn nguyên 1 nhà A Ngọc Khánh (khu nhà được đánh giá ở mức độ nguy hiểm nhất) cho biết, dù ai chê cứ chê, sợ sệt thì cứ việc nhưng những người bám trụ ở đây vẫn rất yêu những bậc thang đã mòn, bức tường đã bong tróc.
Hầu hết cư dân ở tòa nhà A Ngọc Khánh đều không muốn di dời vì có địa thế đẹp. |
“Chúng tôi sống với nhau ở đây mấy chục năm, hàng xóm xem nhau như người nhà. Ngày xưa chúng tôi đi làm, hễ đi qua nhà nhau là kiểu gì cũng phải ngó qua nhà nhau chào một câu. Là láng giềng thôi nhưng luôn để tâm đến nhà bên cạnh, ai ốm đau chúng tôi đều biết, đến giờ chúng tôi vẫn giữ nếp sống đó. Hơn nữa, vị trí tòa nhà thuộc “đất vàng” của thành phố, gần chợ, gần trường, gần hồ Giảng Võ thoáng mát nên chẳng ai muốn đi cả”, ông Long nói.
Cũng như ông Long, nhiều hộ dân sinh sống tại khu tập thể G6A Thành Công – khu nhà thuộc cấp độ cực kỳ nguy hiểm bày tỏ nguyện vọng, không muốn di chuyển vì tâm thế đang ngự trên "đất vàng" của thủ đô.
Tòa nhà A Ngọc Khánh nằm ở địa thế "vàng" của Thủ đô |
Bà Liễu (64 tuổi) cư dân sống tại đây cho biết, từ nhiều năm nay, khu tập thể này cùng với chung cư khác trên địa bàn là khu A tập thể Ngọc Khánh được đưa vào quyết định di dời của UBND TP Hà Nội. Tuy nhiên, sau nhiều năm thuyết phục, hầu hết các hộ dân tại đây vẫn kiên quyết bám trụ.
“Khu nhà nằm ngay sát mặt đường lớn, phía sau nhìn ra 2 mặt hồ Giảng Võ và hồ Thành Công, hơn nữa lại gần chợ, gần trường học. Địa thế đẹp như vậy, nếu đập đi xây mới, chủ đầu tư sẽ kiếm được tiền tỷ. Đây cũng là một phần lý do khiến hầu hết các hộ dân đều ở đây không muốn dời đi”, bà Liễu nói. Người phụ nữ này còn cho biết thêm, hiện giá mặt bằng tại khu vực này giao động khoảng 50-70 triệu/m2, thậm chí, có vị trí còn được rao với giá gần 90 triệu/m2.
Địa thế đẹp là một trong những lý do khiến phần lớn cư dân ở các khu tập thể cũ không muốn dời đi. Tuy nhiên, đó lại chưa không phải nguyên nhân chính để những người dân nơi đây bất chấp nguy hiểm cố bám trụ lại. Vậy nguyện vọng của họ thế nào, chúng tôi sẽ thông tin tới bạn đọc ở bài sau.
(Còn nữa)
Theo An Vũ
Thương Trường
Cùng chuyên mục
- Tags:
- dân cố bám trụ /
- còn với /
- sợ sệt cứ việc /
- Ai chê cứ chê /
- cải tạo chung cư cũ /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
DNTH: Năm 2024, đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt khó của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân cùng cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang vẫn phục...
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
DNTH: Công an TP Hà Nội sẽ thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
DNTH: Đề xuất triển khai gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, áp dụng trong 5 năm là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng đưa ra tại Dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển...
Sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi công việc cho dân làng nghề Mẫn Xá
DNTH: Những ngày qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Bắc Ninh về xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề Mẫn Xã, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, hoạt động sản xuất của làng nghề này đã dừng. Việc tháo dỡ các xưởng...
Lách luật quảng cáo tại các thùng rác công nghệ
DNTH: Đã 5 năm kể từ khi dự án dự án cung cấp, lắp đặt và duy tu thùng rác công nghệ với mục đích chứa rác phát sinh, rác tái chế của Công ty Cổ phần Công nghệ Xanh Goda khởi động, hàng loạt trụ rác trở thành nơi tập kết rác...
Hà Nội: Cận cảnh vị trí xây nhà hát Opera 10.000 tỷ đồng
DNTH: Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An (quận Tây Hồ) vừa được vừa phê duyệt, Nhà hát Opera Hà Nội khoảng 10.000 tỷ đồng sẽ là một dự án trọng điểm nâng tầm vị thế thủ đô.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...