Bài học nhìn từ vụ án "chuyến bay giải cứu"

10:11 | 30/07/2023

DNTH: 4 án trung thân, 10 án treo và 40 hình phạt với các mức án tù từ 20 tháng đến 16 tháng tù giam trong vụ án "chuyến bay giải cứu" có phải mức hình phạt phù hợp, đủ sức răn đe, khiến các bị cáo nhìn nhận ra lỗi lầm? Và bài học nhìn từ vụ án này đối với xã hội hiện nay?

Vụ án “Việt Á” khiến dư luận từ bàng hoàng đến phẫn nộ chưa ngớt khi khởi tố 29 vụ án với hơn 100 bị can, phong tỏa kê biên hơn 1.700 tỷ đồng. Trong cả trăm bị can bị khởi tố, có 3 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng gồm: cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và cựu Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng thì mới đây, cả nước lại một phen ngỡ ngàng trước vụ án "chuyến bay giải cứu".

Tại vụ án này, 54 bị cáo bị tòa tuyên án. Trong đó, có 4 án tung thân, 10 án treo còn lại là các mức án từ 20 tháng cho đến 16 tháng tù giam. Theo mức hình phạt được toà án tuyên, có sự phân hóa mạnh mẽ giữa các bị cáo. Và điều đặc biệt là, mức hình phạt đối với các bị cáo cũng khác nhiều so với mức hình phạt mà đại diện Viện Kiểm sát và các luật sư đề nghị trước đó. Với những bị cáo có vai trò thứ yếu, giúp sức, đã nỗ lực khắc phục hậu quả.

Theo như toà phán xử, những bị cáo phạm tội lần đầu, nhân thân tốt thì đều được áp dụng Điều 54 Bộ Luật hình sự với khung hình phạt nhẹ hơn so với tội danh, thậm chí là khoan hồng đặc biệt để áp dụng ở khung hình phạt thấp nhất của tội danh. Minh chứng là có đến 10 bị cáo ở vụ án này được hưởng án treo.

Có thể nói, với những hình phạt nhẹ hơn phần nào thể hiện sự khoan hồng của pháp luật, tạo cho các bị cáo có cơ hội sửa chữa lầm lỗi đã gây nên.

Còn đối với các bị cáo bị xét xử ở mức cao hơn mức án mà Viện Kiểm sát đề nghị cho thấy, tính chất nghiêm trị, nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, vụ án mới chỉ được xét xử ở cấp Sơ thẩm. Và kết thúc ở cấp này, một số bị cáo thể hiện rằng, sẽ có đơn kháng cáo ở cấp cao hơn.

Vụ án “Chuyến bay giải cứu” được dư luận đặc biệt quan tâm bởi tính chất và mức độ của nó. Nhiều người nhận xét rằng, vụ án được quan tâm không chỉ bởi đây là vụ án lớn, phức tạp, nhiều bị cáo bị đưa ra xét xử với nhiều tội danh, nhiều luật sư tham gia (hơn 100 luật sư) mà vụ án này các bị cáo còn bị xét xử đối với tội danh rất "nhạy cảm" (đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn, lừa đảo).

Đặc biệt, nhiều cán bộ cấp cao ở các bộ, ban, ngành khác nhau và nhiều doanh nghiệp lớn, có uy tín trong lĩnh vực lữ hành, du lịch... trở thành bị cáo, bị xét xử với mức hối lộ đến cả trăm tỷ đồng. Hơn thế, những lần đưa hối lộ và nhận hối lộ đều lên đến hai con số… 

Nhìn lại bối cảnh hơn 2 năm trước, đất nước rơi vào tình thế "bế quan toả cảng". Có những lúc, mọi thứ hoạt động theo lệnh giới nghiêm bởi đại dịch Covid - 19 bùng phát dữ dội. Rất nhiều người đã phải bỏ mạng vì đại dịch này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tổng số người chết vì đại dịch Covid-19 trên toàn cầu tính đến ngày 5/5/2022 là gần 15 triệu người. Vậy nên, nhu cầu về nước của công dân Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài thời điểm đại dịch bùng phát tăng cao, khó khăn chồng chất khó khăn. Ai cũng mong muốn mình được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Cũng chính bởi "cầu" nhiều hơn "cung" "chuyến bay giải cứu" cũng chỉ có số lượng nhất định, nên cơ chế "xin - cho", tệ nạn "phong bì, hối lộ được thể phát huy hết công dụng của “nó”. Bên cạnh đó, lâu nay, việc tặng quà và nhận quà trong các cơ quan Nhà nước đã trở thành “thói quen” thậm chí là “bình thường” trong mắt của nhiều người...

Đại dịch xảy đến bất ngờ, không có vaccine để phòng ngừa kịp thời, số người chết ở khắp các châu lục tăng lên từng ngày. Việt Nam lúc đó, nổi lên như là vùng an toàn nhất. Do đó, công dân Việt Nam từ nước ngoài dồn dập mong muốn được trở về quê hương. Trong khi, chính sách trong giai đoạn này cũng có nhiều thay đổi.

Có lẽ, với những người không có tên trong danh sách được trở về hay không có mối quan hệ thân thiết với các cán bộ phụ trách các chuyến bay đó đã lo lắng và tìm đủ mọi cách để có được “lệnh bài” lên “chuyến bay giải cứu”?

Có "cung" ắt có "cầu", với sự tác động từ nhiều phía và sự cám dỗ của đồng tiền, nhiều cán bộ không giữ nổi mình, tha hoá, biến chất và cái giá phải trả quá đắt - bằng chính danh dự, bằng bản án; và bản án hà khắc nhất chính là sự cắn dứt lương tâm những ngày sau này… cũng bởi bốn chữ “ tiền - tài - danh - vọng”.

Trong bản luận tội cũng như bản án đều nhận định rằng, vụ án này là sự đấu tranh nhằm triệt tiêu văn hóa “phong bì", cơ chế “xin - cho" đã tồn tại từ lâu trong mối quan hệ hành chính. Với những lần tự bào chữa trước toà, các bị cáo cho rằng, thói quen nhận quà vào các dịp lễ, Tết, sinh nhật… là "bình thường" và không đòi hỏi, đã bị Hội đồng xét xử bác bỏ và cho rằng, đó là hành vi nhận hối lộ, vi phạm pháp luật nên các bị cáo phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình trước pháp luật.

Nhiều tội danh được đưa ra tại phiên toà xét xử “Chuyến bay giải cứu” trong đó, hai tội danh được quan tâm nhiều nhất là “Hành vi đưa nhận hối lộ” và “Chạy án” với số tiền lên đến 2,8 triệu USD. Hai cựu công an là Hoàng Văn Hưng và Nguyễn Anh Tuấn là những bị cáo tham gia trực tiếp. Được biết, bị cáo Hoàng Văn Hưng - nguyên cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (hàm Thiếu tướng) - nguyên Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội và cựu Thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên là những bị cáo được dư luận đặc biệt quan tâm.

Một số luật sư tham dự tại phiên toà cho rằng, Bản án sơ thẩm ngày 28/7/2023 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử 54 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” thể hiện sự khoan hồng nhân đạo của pháp luật. Nhiều bị cáo được xét xử dưới khung hình phạt, thậm chí ở khung hình phạt thấp nhất của tội danh. Một số bị cáo được hưởng án treo, thấp hơn rất nhiều so với mức hình phạt mà đại diện Viện Kiểm sát đưa ra, đề nghị áp dụng trước đó.

Và có lẽ, bản thân 10 bị cáo được hưởng án treo và gia đình họ chắc sẽ rất mừng và thở phào với mức phán quyết như vậy. Vì sau phiên toà, họ sẽ được trở về đoàn tụ cùng người thân. Tuy nhiên, có một số bị cáo bị xét xử với mức hình phạt nghiêm khắc hơn mức hình phạt mà Viện Kiểm sát và các luật sư đề nghị. Trong đó, phải kể đến 04 bị cáo bị tuyên mức hình phạt tù chung thân là: bị cáo Phạm Trung Kiên, bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan, bị cáo Vũ Anh Tuấn và bị cáo Hoàng Văn Hưng.

Có rất nhiều bị cáo trong vụ án này bị kết tội nhận hối lộ theo điểm a, Khoản 4, Điều 354 Bộ Luật hình sự với khung hình phạt là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Tại phiên toà xét xử này, không có bản án tử hình nào được đưa ra. Mặc dù trước đó, Viện Kiểm sát đã đề nghị mức hình phạt đối với bị cáo Phạm Trung Kiên là tử hình. Có lẽ đây là bị cáo duy nhất bị Viện Kiểm sát đề nghị mức hình phạt nghiêm khắc nhất - loại bỏ bị cáo vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội vì nhận hối lộ nhiều lần nhất (253 lần), số tiền nhận hối lộ cũng nhiều nhất (42,6 tỷ đồng) và thủ đoạn nhận hối lộ "trắng trợn", gây bức xúc trong dư luận xã hội. 

Tuy nhiên, bị cáo Phạm Trung Kiên cũng đã được gia đình khắc phục hậu quả, gần như 100 % (42,2 tỷ đồng/42,6 tỷ số tiền đã nhận hối lộ trước đó). Dựa trên sự ăn năn, lấy công chuộng tội, thành khẩn khai báo, khắc phục hậu quả, Hội đồng xét xử đã quyết định áp dụng khoản 2, Điều 5 của Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao để áp dụng mức hình phạt thấp hơn là tù chung thân. Đây cũng là sự khoan hồng của pháp luật dành cho bị cáo.

Điều đặc biệt ở phiên toà này, nhiều góc khuất trong thủ tục hành chính cũng dần lộ diện, nhiều bị cáo chủ động yêu cầu, thậm chí ép buộc đại diện của các doanh nghiệp phải đưa hối lộ thì mới cấp phép thực hiện chuyến bay… đây cũng chính là nguồn cơn tạo nên cơ chế tiêu cực “xin - cho” và tệ nạn “phong bì”, gây ra dư luận xấu trong xã hội. Chính bởi vậy, có những bị cáo đã bị tòa án tuyên mức hình phạt nghiêm khắc hơn mức hình phạt mà đại diện Viện Kiểm sát đề nghị trước đó, đơn cử là bị cáo Vũ Anh Tuấn. Về phần bị cáo Phạm Trung Kiên được giảm án do khắc phục hậu quả nhưng cả hai bị cáo vẫn phải đối mặt với án tù chung thân - chưa biết ngày về...

Tại vụ án này, trong suốt quá trình diễn ra xét xử, bị cáo Hoàng Văn Hưng cũng là cựu Trưởng phòng điều tra trực tiếp của vụ án luôn một mực kêu oan, không thừa nhận hành vi phạm tội. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đánh giá có đủ căn cứ để buộc tội đối với bị cáo.

Dù luôn miệng không thừa nhận hành vi và sử dụng nghiệp vụ của một cựu Trưởng phòng điều tra trực tiếp vụ án này để chối tội, gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng... nhưng bị cáo vẫn bị toà tuyên án ở mức hình phạt cao nhất là tù chung thân, cao hơn mức án mà Viện Kiểm sát đã đề nghị trước đó.

Tuy nhiên, Bản án sơ thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị thì cũng chưa có hiệu lực về mặt pháp luật. Về pháp lý, các bị cáo hoàn toàn có quyền kháng cáo đối với tội danh và hình phạt mà tòa án cấp Sơ thẩm đã tuyên đối với mình. Có lẽ, bên cạnh các bị cáo hài lòng về mức án tù được tuyên, thì sẽ vẫn có những bị cáo không hài lòng và tiếp tục kháng cáo xin giảm hình phạt hoặc kháng cáo kêu oan... tội trạng của họ ra sao, cứ để toà phân xử.

Và giá như, họ biết có ngày phải đứng trước vành móng ngựa để tự bào chữa hay nhờ các luật sư bào chữa cho mình thì chắc chắn rằng, họ sẽ không lựa chọn đánh đổi như vậy? Một cái giá phải trả quá đắt cho "lòng tham" và sự "tha hoá biến chất" của cán bộ. 

Vì vậy, bài học sâu sắc nhất đối với người được giao chức vụ, quyền hạn, là phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa. Hơn 10 năm trở lại đây, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng được tiến hành ráo riết, quyết liệt, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, đạt nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, được Nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ, được dư luận quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

"Phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh ngay trong chính bản thân mỗi con người, trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình; liên quan đến lợi ích, chức vụ, danh vọng, uy tín của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, phải có thái độ thật kiên quyết, không khoan nhượng và hành động thật quyết liệt, cụ thể, hiệu quả. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về những yếu kém, sai phạm về tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Người được giao chức vụ, quyền hạn phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa; đồng thời phải tăng cường giám sát, kiểm soát có hiệu quả việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn" - trích trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phát hành năm 2023, trang 129).

Tham nhũng, tiêu cực len lỏi vào trong mỗi cán bộ ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành... và có tính hệ thống. Tham nhũng, tiêu cực không chỉ làm thất thoát tài sản của công mà còn làm giảm sút lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và chế độ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến một số hoạt động của đời sống xã hội. Tham nhũng còn là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực. Cho nên, phòng chống tham nhũng là một cuộc chiến phức tạp, nhạy cảm, phải kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, không nghỉ, không ngừng, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ"; lấy phòng ngừa là chính, là cơ bản, lâu dài, chống là quan trọng cấp bách; xử lý một vài người để cứu muôn người, xử lý một vụ để cảnh tỉnh cả vùng...

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa theo chuẩn mực đạo đức cách mạng

DNTH: Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh: "Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác học tập, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, 'tự soi', 'tự sửa' theo chuẩn mực đạo đức cách mạng".

1.338 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong nửa đầu năm 2024

DNTH: Thống kê của Bộ Nội vụ cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, có 1.338 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật, trong đó có 139 cán bộ, 432 công chức, 767 viên chức.

Chống tham nhũng là kiên quyết cắt bỏ những 'cành cây sâu mọt'

DNTH: Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân tin yêu gọi là “Đảng ta”. Bởi lợi ích, mục tiêu của Đảng là “lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc”. Các đảng viên phải luôn lấy phụng sự Tổ quốc, phục vụ Đảng, phục vụ nhân...

Khởi tố cựu Phó Giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Gia Lai

DNTH: Ngày 3/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Phương, cựu Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chi nhánh Gia Lai.

PV GAS tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

DNTH: Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Nghị quyết của Đảng ủy Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) về tăng cường sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu...

Hải Dương: Kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến dự án, gói thầu do Công ty AIC thực hiện

DNTH: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa có thông báo 1348-TB/TU về kết quả xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Cán sự đảng UBND...

XEM THÊM TIN