Băn khoăn xung quanh đề xuất quản lý Uber, Grab như taxi
17:28 | 14/03/2018
DNTH: Phải định danh được Grab và Uber là loại hình kinh doanh gì, và khi định danh được rồi thì nên xây dựng hành lang pháp lý cụ thể, để có biện pháp quản lý hiệu quả. Đừng vì lo không quản lý được mà bỏ qua quyền lợi của tài xế, người tiêu dùng.
Việc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) muốn đưa loại hình vận tải ứng dụng công nghệ như Grab, Uber về quản lý như taxi truyền thống trong phiên họp dự thảo sửa đổi Nghị định 86 đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận về cách thức quản lý trong kỷ nguyên số và những bất cập mà người dùng, tài xế công nghệ sẽ phải gánh chịu.
Định danh ngược dòng 4.0, tài xế hoang mang
Dự thảo nghị định nhằm đưa Uber, Grab vào khuôn khổ, nhằm quản lý hoạt động của Uber, Grab "như một doanh nghiệp taxi hoạt động ở Việt Nam" của Bộ GTVT đã gây ra nhiều tranh cãi, bởi nếu quản lý vận tải công nghệ như taxi truyền thống thì vô tình đã đi ngược lại với xu thế phát triển công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật hiện nay.
Nhiều tài xế cũng tỏ ra hoang mang, lo lắng về số phận của mình trước thông tin này, đồng thời, cho rằng cơ quan quản lý đang quá chú tâm đến việc định danh Uber, Grab mà bỏ qua quyền lợi của tài xế và cả người tiêu dùng. Nếu quản lý theo cách "đưa vào một giỏ" như vậy, các tài xế muốn tham gia chạy Grab, Uber sẽ không còn là lao động chủ động, chạy bán thời gian như một công việc thứ 2. Mà theo đó, họ sẽ phải chấp nhận trở thành nhân viên, để nhà cung cấp ứng dụng công nghệ quản lý trực tiếp, chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm, chịu khoán định mức để được trả lương và phương tiện phải được đăng ký vận tải… Nhiều ý kiến cho rằng đó là cách quản lý thừa thãi vì hiện nay, thu nhập của tài xế đều được công khai trong phần mềm và được công ty đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
Anh Nguyễn Văn Huấn, 43 tuổi, một tài xế chạy xe công nghệ cho biết thêm, trước khi đăng ký làm đối tác chạy xe qua ứng dụng công nghệ, anh đã có gần 10 năm làm tài xế cho một hãng taxi lớn trên địa bàn TP HCM. "Thú thật, chạy taxi rất mệt mỏi vì phải điều động theo lệnh. Ngoài ra, hằng ngày, hằng tháng đều phải chạy theo doanh số, chỉ tiêu. Nếu mình chạy theo "lốt" (khách điều từ tổng đài) nhưng không đủ chỉ tiêu (số tiền quy định) thì phải chạy thêm ở ngoài bằng cách lòng vòng ở đường đón khách… Nôm na, chạy taxi thì là người làm thuê còn chạy Uber, Grab thì mình làm chủ. Đó là điều mà nhiều anh em cảm thấy thoải mái khi chạy ứng dụng. Bây giờ mà bắt các tài xế công nghệ hoạt động giống lái xe taxi truyền thống chắc chết, chả ai dám chạy nữa", anh Huấn giãi bày.
Không ít ý kiến bày tỏ lo ngại, nếu quy định này áp dụng thì hàng vạn tài xế Uber, Grab sẽ ảnh hưởng về thu nhập. Căng hơn, Uber và Grab có thể rút khỏi Việt Nam. Hậu quả sẽ là hàng vạn người lao động có xe mà không có quyền hoạt động.
Quyền lợi người tiêu dùng ai quản?
Theo nhiều chuyên gia và người dùng, cái khó hiện nay của Bộ GTVT là phải định danh được Grab và Uber là loại hình kinh doanh gì, và khi định danh được rồi thì nên xây dựng hành lang pháp lý cụ thể, để có biện pháp quản lý hiệu quả. Tuy nhiên, đừng vì lo cho được việc quản lý mà bỏ qua quyền lợi của tài xế, người tiêu dùng.
Chị Tuấn Nhung (Q. Bình Thạnh), người hay di chuyển bằng xe công nghệ, cho biết: "Nếu chỉ vì loay hoay với quản lý, rồi kêu không quản được Uber, Grab là cấm đoán, đuổi họ đi, thì quyền lợi người tiêu dùng ai quản? Tôi thì cứ hãng nào tốt, rẻ là tôi đi. Các cơ quan nhà nước muốn cấm hay đuổi Uber, Grab thì cứ tìm ra dịch vụ nào tốt cho dân đi đã".
Theo chuyên gia giao thông - Tiến sĩ Phạm Sanh thì: "Trong quá trình thí điểm là Nhà nước đã, đang và vẫn quản lý, chứ không phải là không quản lý. Xu hướng thế giới hiện nay cũng không ai cấm hay đuổi Grab và Uber mà vấn đề là khung quản lý như thế nào. Trước đây, Uber vào Trung Quốc và tuyên bố đánh bạt taxi truyền thống. Những một năm sau đó Uber phải tuyên bố rút khỏi Trung Quốc vì cạnh tranh không lại taxi truyền thống Trung Quốc. Nguyên nhân vì các hãng taxi truyền thống Trung Quốc nâng dịch vụ và các yêu cầu khác lên phục vụ người dân...".
Chuyên gia Phạm Sanh cũng cho rằng, nhìn từ góc độ quản lý Nhà nước, thì vấn đề ở đây là nhà nước cần xác định sẽ quản lý Uber và Grab như thế nào? Nếu trước đây quản lý chưa tốt thì quản lý tốt, quản lý chưa công bằng thì công bằng, quản lý thiếu tính cạnh tranh thì nay tạo khung quản lý cạnh tranh. "Giờ qua thí điểm rồi, chúng ta phải quản lý chính thức bằng nghị định và thông tư để cạnh tranh lành mạnh. Hiện nay, đa số người dân đang ủng hộ Uber và Grab vì loại hình này mang lại nhiều tiện ích cho người dân...", TS Phạm Sanh nhấn mạnh.
Hà Nội: Hợp tác với doanh nghiệp để phục vụ người dân tốt hơn
DNTH: Ngày 9/12, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) và Công ty Dịch vụ khách hàng Viettel đã ký kết biên bản phối hợp về triển khai cung...
Từ ngày 12-14/12, Bắc Bộ tiếp tục có một đợt không khí lạnh tăng cường
DNTH: Nhận định về tình hình rét ở Bắc Bộ, chiều tối 9/12, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết: khoảng chiều và đêm 11/12, Bắc Bộ sẽ chịu tác động của một...
Thời tiết ngày 10/12: Trung Bộ có mưa to đến rất to
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 10/12, từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa có mưa vừa đến mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông, lượng mưa 70-150 mm. Cục bộ có nơi trên 250 mm.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế Trung ương
DNTH: Sáng 9/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và làm việc với Ban Kinh tế Trung ương về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa XIII đến nay và phương hướng, nhiệm vụ đến hết...
Hội Nông dân Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả tổ chức 2 Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói
DNTH: Thay mặt Ban Thường vụ T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội NDVN Lương Quốc Đoàn vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về kết quả tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội NDVN– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và...
Xây dựng đề án sáp nhập 2 Ban Đảng ở Trung ương
DNTH: Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Trung ương xây dựng đề án sáp nhập; Ban Đối ngoại Trung ương sẽ kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ về Bộ Ngoại giao.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...