Bán lẻ Việt vẫn thiếu chuyên nghiệp

14:59 | 21/03/2019

DNTH: Đến thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có chiến lược tổng thể và toàn diện để đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước.

Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Riêng năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt gần 4,4 triệu tỉ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017, mức tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Thông tin này được bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết tại diễn đàn đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam tổ chức ngày 20/3 tại Hà Nội.
Bán lẻ Việt vẫn thiếu chuyên nghiệp
 
Nhiều ý kiến cho rằng hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Ảnh: Tấn Thạnh
 
Tuy nhiên, các ý kiến ở diễn đàn cũng nhất trí thị trường bán lẻ Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế, bất cập như thiếu chiến lược tổng thể và toàn diện để đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước một cách bền vững; thiếu tính liên kết giữa các lực lượng tham gia thị trường, tính chuyên nghiệp không cao, năng lực tài chính hạn chế... Đặc biệt, hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ thiếu tính chuyên nghiệp từ công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa; giá cả thiếu cạnh tranh; nguồn hàng chưa phong phú, đa dạng; mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu; mạng lưới chưa rộng khắp và tương xứng với nhu cầu của khách hàng...
Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, bà Nga chỉ rõ các doanh nghiệp (DN), hàng hóa Việt Nam còn gặp khó khăn khi tham gia vào chuỗi phân phối của các siêu thị trong và ngoài nước. "Ngoài việc phải trải qua một quy trình phức tạp về thủ tục, các nhà cung cấp phải trả hàng loạt phí như phí trưng bày, mở mã, quầy kệ, marketing, thưởng doanh số, chiết khấu", bà Nga nêu thực tế.
Dưới góc nhìn của một DN có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), nhìn nhận Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng không phải vì thế mà các DN chủ quan, chậm thay đổi. Ông cho rằng để có được thị phần, DN bán lẻ Việt cần chủ động hội nhập, nắm bắt cơ hội và đầu tư hạ tầng công nghệ để đủ sức cạnh tranh.
Bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc khu vực miền Bắc - Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, nhấn mạnh nhu cầu của người tiêu dùng về sự tiện lợi có thể xem là kim chỉ nam cho sự đổi mới của các DN và các kênh bán lẻ hiện nay. DN bán lẻ cần chú ý đến trải nghiệm của người tiêu dùng, họ luôn muốn dễ dàng lựa chọn, dễ dàng thanh toán trong không gian tự do, nhanh chóng, không bị làm phiền.
"Hiến kế" cho các DN Việt phát triển thị trường bán lẻ, bà Lưu Bảo Vân, Giám đốc điều hành dự án Intage Việt Nam, cho rằng DN cần ứng dụng công nghệ để khai thác thông tin khách hàng, nắm bắt thị hiếu và cập nhật nó hằng ngày để thay đổi theo. "Việc khai thác được các dữ liệu lớn (Big data) hay thông tin từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp các nhà bán lẻ cập nhật được hơi thở thị trường, từ đó có những quyết định đầu tư đúng đắn", bà Vân nhận định.
Lĩnh vực khởi nghiệp nhiều nhất
TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, đánh giá bán lẻ là lĩnh vực có nhiều DN đăng ký kinh doanh và khởi nghiệp nhất ở Việt Nam. Theo ông Thành, Việt Nam cũng là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực bán lẻ. Vị chuyên gia nhấn mạnh dư địa của lĩnh vực này còn rất lớn, trong khi thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng thay đổi đòi hỏi DN phải thích ứng để phát triển.

Theo Người lao động

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.

M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch

Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.

Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu

Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...

Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển

Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...

GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'

Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...

Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa

Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.

XEM THÊM TIN