Bản tin Covid ngày 19/12: Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước với 1.405 ca nhiễm, quận Hai Bà Trưng chỉ bán đồ ăn mang về

23:18 | 19/12/2021

DNTH: Thông tin từ Bộ Y tế ngày 19/12, cả nước có 16.110 ca mắc Covid - 19 tại 60 tỉnh, thành phố; Hà Nội dẫn đầu nhất cả nước với 1.405 ca. Trong ngày có gần 10.800 ca khỏi; 214 trường hợp tử vong. Hà Nội ban hành Chỉ thị số 25/CT-UBND nhằm tăng cường phòng, chống dịch trong dịp lễ cuối năm 2021, đầu năm 2022. Quận Hai Bà Trưng chỉ bán hàng mang về là bản tin covid ngày hôm nay.

letrithanh5
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.534.979 ca, trong đó có 1.105.145 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Thông tin Covid cả nước

Tính từ 16h ngày 18/12 đến 16h ngày 19/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid - 19 ghi nhận 16.110 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 16.093 ca ghi nhận trong nước (tăng 210 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 10.542 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.405), Cà Mau (1.345), Thành phố Hồ Chí Minh (1.014), Tây Ninh (941), Bến Tre (838), Cần Thơ (793), Đồng Tháp (780), Khánh Hòa (599), Vĩnh Long (593), Bình Phước (559), Bạc Liêu (537), Trà Vinh (493), Bình Định (434), Sóc Trăng (425), Đồng Nai (417), Hải Phòng (417), Thừa Thiên Huế (362), An Giang (344), Kiên Giang (312), Tiền Giang (277), Lâm Đồng (245), Bình Dương (245), Đắk Lắk (239), Bà Rịa - Vũng Tàu (221), Bắc Ninh (219), Thanh Hóa (186), Đà Nẵng (143), Quảng Ninh (139), Quảng Ngãi (137), Bình Thuận (135), Nghệ An (124), Gia Lai (108), Phú Yên (96), Hưng Yên (80), Long An (69), Quảng Nam (69), Hà Giang (67), Nam Định (67), Vĩnh Phúc (67), Hải Dương (59), Lạng Sơn (54), Ninh Thuận (51), Đắk Nông (51), Thái Bình (44), Bắc Giang (41), Quảng Bình (37), Hà Tĩnh (37), Thái Nguyên (31), Phú Thọ (26), Hà Nam (22), Quảng Trị (18), Sơn La (17), Tuyên Quang (16), Yên Bái (14), Lào Cai (11), Hòa Bình (7), Cao Bằng (7), Điện Biên (5), Hậu Giang (3), Lai Châu (1).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.540.478 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.621 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.534.979 ca, trong đó có 1.105.145 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Trong ngày 18/12 có 1.199.726 liều vaccine phòng Covid - 19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 138.772.562 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 75.697.403 liều, tiêm mũi 2 là 61.890.281 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 1.184.878 liều.

Ngày 19/12 quận Hai Bà Trưng dừng bán hàng ăn tại chỗ

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và số ca mắc Covid - 19 tăng cao, từ 12h ngày 19/12, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) yêu cầu nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ bán hàng mang về.


UBND quận Hai Bà Trưng đã ban hành công văn hoả tốc về việc điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng cấp độ 3 để phòng, chống dịch Covid - 19.

Do tình hình dịch Covid - 19 trên địa bàn quận trong tuần qua có nhiều diễn biến phức tạp, xuất hiện các khu vực dân cư có số ca mắc tăng nhanh tại các phường: Phố Huế, Bạch Mai, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Lê Đại Hành, Thanh Nhàn, Thanh Lương.

Theo đánh giá cấp độ dịch ngày 17/12 của UBND thành phố Hà Nội, quận Hai Bà Trưng thuộc cấp độ 3 (màu cam, nguy cơ cao). Cụ thể, 1 phường ở cấp độ 3, 11 phường cấp độ 2 và 6 phường cấp độ 1.

UBND quận Hai Bà Trưng yêu cầu thực hiện nghiêm một số nội dung kể từ 12h ngày 19/12: 

Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ bán hàng mang về.

Dừng các hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời.

Hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết; khuyến khích họp trực tuyến và sử dụng công nghệ thông tin; các đơn vị căn cứ số lượng công việc và mức độ lây lan dịch bệnh để tổ chức phương án làm việc phù hợp, khuyến khích các đơn vị tổ chức cho cán bộ, công chức, người lao động làm việc luân phiên.

Đối với sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế - xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như: phòng họp phải thông thoáng và khử khuẩn trước khi tổ chức, hạn chế dùng điều hòa trung tâm, đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, ngồi giãn cách...

Học sinh lớp 12 các trường Trung học phổ thông, Trung tâm GDNN - GDTX tạm dừng đến trường, chuyển sang phương án dạy - học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.

Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự thực hiện các hoạt động trực tuyến, trong trường hợp thực hiện bằng hình thức trực tiếp cần tuân thủ các điều kiện như: có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid - 19 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Không tập trung quá 20 người. Tuân thủ nghiêm ngặt 5K, cài đặt và quét mã QR. Xét nghiệm âm tính với Sars - CoV - 2 trong vòng 72 giờ.

100% người tham dự đã tiêm đủ liều vaccine/đã khỏi bệnh Covid - 19. Những người thuộc diện cách ly/theo dõi sức khỏe/có triệu chứng nghi ngờ Covid - 19 không tham gia hoạt động trực tiếp.

Trước đó, từ 12h ngày 13/12, UBND quận Đống Đa cũng đã yêu cầu các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được phép bán hàng mang về. Đồng thời, địa phương này cũng vận động người dân không ra đường khi không cần thiết.

Quận Hoàn Kiếm cũng yêu cầu 5 phường thuộc "nguy cơ cao" tạm dừng các hoạt động, dịch vụ không thiết yếu, hạn chế hoạt động sự kiện tập trung đông người từ 12h ngày 19/12. 

Các quận, huyện, thị xã xem xét dừng hoạt động đông người

Chủ tịch thành phố Hà Nội khuyến cáo người cao tuổi, người có bệnh nền, người có nguy cơ cao hạn chế tham gia các hoạt động tập trung đông người khi không cần thiết. 

Các quận, huyện, thị xã xem xét dừng hoạt động đông người, vui chơi, lễ hội. Ảnh: Thiện Tâm.

Ngày 17/12, UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 25/CT-UBND nhằm tăng cường phòng, chống dịch trong dịp lễ cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Cụ thể, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid - 19 trên địa bàn; tăng cường tuyên truyền, thường xuyên đánh giá cấp độ dịch tại địa phương trên quy mô xã, phường, thị trấn và nhỏ nhất có thể để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biện pháp hành chính phù hợp; xem xét dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, các hoạt động vui chơi, lễ hội, tôn giáo tại các địa phương theo diễn biến dịch và chỉ đạo của Trung ương và thành phố...

Bên cạnh đó, phân công Tổ Covid cộng đồng “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, lập danh sách người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, phụ nữ trong thời kỳ mang thai, người chống chỉ định chưa được tiêm vaccine và các trường hợp chưa tiêm vaccine phòng Covid - 19… để quản lý, tiêm vaccine (có thể tổ chức tiêm lưu động, tại nhà), hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế sớm, điều trị kịp thời.

Các quận, huyện, thị xã cũng cần chủ động vận dụng tối đa mọi biện pháp, phân công các lực lượng phối hợp ngành Y tế để tổ chức “thần tốc” tiêm vaccine phòng Covid - 19 theo Kế hoạch để phấn đấu hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên, chậm nhất hoàn thành trước 31/12/2021; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12 đến 18 tuổi trước 31/1/2022; hoàn thành tiêm mũi bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên trước ngày 31/1/2022.

Chủ động xây dựng, ban hành các kịch bản, phương án ở mức cao hơn để sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch Covid - 19 từ cấp quận, huyện, thị xã đến cấp xã, phường, thị trấn, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống...

Các địa phương cần bảo đảm triển khai tối đa việc quản lý, điều trị F0 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng tại nhà khi đủ điều kiện; sẵn sàng kích hoạt các cơ sở thu dung điều trị F0; chủ động rà soát hệ thống y tế cơ sở, trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung điều trị F0 để có giải pháp cụ thể về trang thiết bị y tế, thuốc, nguồn nhân lực y tế (ngoài công lập, sinh viên các trường cao đẳng, đại học, các y bác sỹ nghỉ hưu, tình nguyện viên…) tham gia phục vụ công tác phòng, chống dịch, hoàn thành trong tháng 12/2021.

Thành lập Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid - 19 tại nhà

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu thành lập ngay Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid - 19 tại nhà (trước ngày 20/12/2021), với lực lượng thanh niên là nòng cốt.

Nhiệm vụ của Tỗ hỗ trợ là thực hiện tiếp nhận thông tin từ người nhiễm Covid - 19 tại nhà theo quy định, cập nhật vào hệ thống phần mềm quản lý F0; lấy mẫu xét nghiệm, hướng dẫn các biện pháp thực hiện cách ly tại nhà; ghi chép các thông tin và khi có những dấu hiệu bất thường về sức khoẻ của người cách ly thì thông báo ngay cho cán bộ y tế của Trạm y tế.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội lưu ý, khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, phát sinh nhiều tình huống ngoài khả năng, các quận, huyện, thị xã cẩn chủ động liên hệ các sở, ban, ngành thành phố để hỗ trợ; báo cáo UBND thành phố, Ban Chỉ đạo thành phố để để kịp thời chỉ đạo điều phối, xử lý.

Chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế thống nhất phương án, lựa chọn các trường THCS bảo đảm điều kiện để tổ chức cho học sinh cấp 2 trở lại học trực tiếp khi đã tiêm vaccine phòng Covid - 19.

Chủ tịch UBND thành phố khuyến cáo người cao tuổi, người có bệnh nền, người có nguy cơ cao hạn chế tham gia các hoạt động tập trung đông người khi không cần thiết. Người dân cần tiếp tục nâng cao ý thức của bản thân đối với cộng đồng; chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid - 19, trong đó thực hiện nghiêm thông điệp 5K.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giá trị sống từ không gian xanh

DNTH: Các không gian xanh, rực rỡ muôn sắc hoa, công viên, hồ nước… cùng những tòa chung cư hiện đại, đầy đủ tiện ích, kết nối đồng bộ đã tạo nên một nơi chốn đi về bình yên.

Lý do nên vắt chanh vào chảo dầu khi chiên rán

DNTH: Nhiều người làm bếp giỏi thường vắt chanh vào chảo dầu khi chiên rán, bạn có biết vì sao họ làm như vậy?

Liên tiếp các ca biến chứng do làm đẹp cấp tốc đón Tết

DNTH: Cận Tết, nhu cầu làm đẹp tăng vọt, nhưng không ít trường hợp vì lựa chọn sai cơ sở làm đẹp hoặc tin vào các liệu trình "cấp tốc" đã phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc.

Gia tăng số người tiêm vắc xin tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

DNTH: Có mặt tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai (HVGL) trong những ngày này, dễ dàng nhận thấy số lượng người đến tiêm vắc xin ngày càng tăng, đặc biệt vắc xin phòng bệnh cúm.

Chất lượng không khí nguy hại, bác sĩ nêu lý do nên cho học sinh nghỉ học

DNTH: BS.Nguyễn Huy Hoàng cho rằng nên cho học sinh nghỉ học nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong thời gian 3 ngày liên tục, nhất là học sinh tiểu học.

Người dân chú ý bảo vệ sức khỏe giữa mùa ô nhiễm

DNTH: Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội đang ngày càng gia tăng, việc chủ động bảo vệ sức khỏe trước tác động của ô nhiễm không khí trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

XEM THÊM TIN