Bánh mì Má Hải lên Shark Tank gọi vốn gom trọn 3 “cá mập”

14:45 | 27/07/2022

DNTH: Ở Thương Vụ Bạc Tỷ - Mùa 5 - Tập 8, Bánh mì Má Hải với 400 điểm bán trên cả nước lên Shark Tank gọi vốn, gom trọn 3 “cá mập”.

Startup Bánh Mì Má Hải (BMMH) được sáng lập bởi Hồ Đức Hải và đồng sáng lập Đoàn Văn Minh Nhựt. Cả hai đến gọi số vốn 5 tỷ đồng đổi lấy 10% của công ty.

Startup giới thiệu bánh của mình là sự kết hợp giữa vỏ bánh mì giòn giòn, chả cá dai dai kết hợp nước sốt tứ vị mặn – ngọt – chua – cay, sự thanh thanh của dưa leo và một chút the the của rau răm. Bắt đầu kinh doanh BMMH từ những năm sinh viên 2013 với số vốn đầu tiên là 3 triệu đồng, tới 2016 startup này đã mở được 40 điểm bán tại TP.HCM và tạo ra hàng trăm việc làm cho các bạn sinh viên. Tới 2018, BMMH tiến hành nhượng quyền, và tới thời điểm hiện tại, BMMH đã mở được gần 400 điểm bán tại các tỉnh thành ở Việt Nam.

Ba Shark đã xuống tiền đầu tư cho Bánh mì Má Hải với hy vọng tăng từ 400 lên khoảng 1.000 điểm bán
Ba Shark đã xuống tiền đầu tư cho Bánh mì Má Hải với hy vọng tăng từ 400 lên khoảng 1.000 điểm bán

Minh Nhựt mạnh dạn đặt câu hỏi cho các Shark rằng nếu có một người bạn ngoại quốc hoặc đối tác nước ngoài đến Việt Nam và nhờ giới thiệu một món bánh mì Việt cho họ, các Shark sẽ giới thiệu thương hiệu nào? Shark Louis không suy nghĩ nói ngay Bánh mì Huỳnh Hoa. Nhưng Minh Nhựt đã tự tin cho rằng 2 năm tiếp theo các Shark sẽ nói là Bánh mì Má Hải. “Sự phát triển của chúng tôi sẽ góp phần nâng tầm bánh mì Việt trên thị trường quốc tế. Hơn hết, mô hình kinh doanh nhượng quyền của chúng tôi đã giúp hàng trăm hộ gia đình kiếm thêm thu nhập của mình đặc biệt là trong thời điểm hậu Covid đầy khó khăn.”

Năm 2020, tổng doanh thu của BMMH là 2 triệu USD. Năm 2021 bị ảnh hưởng của dịch Covid nên báo lỗ, tuy nhiên doanh thu hiện tại của startup này trung bình mỗi tháng là 150.000 USD. Với tốc độ hiện tại, startup cho rằng đến những tháng cuối năm, doanh thu 1 tháng sẽ đạt khoảng 200 – 250.000 USD.

BMMH cung cấp trọn gói cho một chiếc xe bán bánh mì cùng với thương hiệu của mình là hơn 7.5 triệu đồng, sau đó cung cấp thêm nguyên liệu, nước sốt, bao bì. Các xe đẩy được nhượng quyền ở các tỉnh thành, các xã phường, khi ký hợp đồng nhượng quyền sẽ có những tiêu chuẩn gợi ý cho đối tác để lựa chọn tìm kiếm các sản phẩm bánh mì tại địa phương phù hợp với tiêu chuẩn của BMMH.

Trong thời gian tới BMMH muốn phát triển mô hình kios, hướng đến việc nghiên cứu phát triển thêm về vỏ bánh mì, để khi nhượng quyền sẽ cung cấp được các sản phẩm kể cả vỏ bánh mì trong trạng thái cấp đông, đảm bảo kiểm soát được luôn chất lượng vỏ bánh mì.

Lợi nhuận trên doanh thu hiện tại khoảng 9%. Hiện tại BMMH đã có nhà xưởng, mặc dù hiện tại chỉ là xưởng thuê nhà nhưng trang thiết bị và máy móc hiện đại, quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra BMMH còn phải thực hiện kiểm định sản phẩm của mình theo yêu cầu 6 tháng 1 lần. Doanh nghiệp này cũng có quy trình sản xuất và lưu mẫu tại xưởng, những lô sản xuất đều lưu mẫu để đảm bảo vấn đề về kiểm soát chất lượng.

Khi được Shark Bình hỏi rằng có sợ bị xuống trend (xu hướng) như một số thương hiệu bánh mì từng thịnh hành khác, BMMH cho rằng đối tượng khách hàng của họ là những người lao động, học sinh sinh viên, họ cần no và cần hương vị đậm đà. Đó là lý do rất khó để xuống.

Ở thời điểm hiện tại BMMH đang tập trung ở TP.HCM, đổ về các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ. Khu vực miền Bắc chưa làm được vì chưa setup (thiết lập) xong logistics (dịch vụ kết nối các khâu trong quá trình lưu chuyển hàng hoá) ở khu vực đó. Mỗi tháng BMMH mở được hơn 30 điểm và có 3 điểm đóng cửa. Kênh hiệu quả để BMMH thu hút đối tác mới là hiệu ứng truyền miệng từ những đối tác mà họ đang vận hành hiệu quả. Thêm nữa, khi khách hàng mua bánh mì thấy cái túi giấy có thông tin, sẽ gọi để hỏi. Bên cạnh đó startup khai thác được khá là nhiều là các bạn sinh viên thấy mô hình này đơn giản, các bạn sẽ gọi về quê cho ba mẹ mở bán.

Shark Linh cho biết bà rất thích startup này. Đầu tiên là vì họ rất là tươi và tràn đầy năng lượng. Thứ hai là bà thích mô hình kinh doanh. “Bên chị đang muốn đào tạo về chủ đề tập trung vào kinh doanh. Thế nào để mình dạy cho một bạn kinh doanh, họ phải tự thực hành tại vì học lý thuyết không thì sẽ không biết được cái sự “đau khổ” đó. Với mô hình này, chị biết là mình phải cần thời gian, mình không thể chạy nhanh bằng một công ty công nghệ. Với số năm vận hành như vậy thì chị đánh giá là khá tốt, nghĩa là các bạn đã trải qua khá nhiều cái vấn đề khác nhau, mình đã giải quyết được và chúng ta có thể là làm việc chung để có thể mở rộng thị trường, đồng thời cũng giúp các bạn trẻ hoặc các bạn đang muốn học về kinh doanh.” Bà đưa ra offer (đề nghị) 5 tỷ cho 35%.

Shark Louis đặt ra vấn đề rằng startup có thể hợp tác với các sản phẩm khác như cafe, trà sữa, bánh mì thịt... hay không. Startup cho biết mình chỉ bán bánh mì chả cá vào 3 tiếng buổi sáng. Nếu như Shark có những mô hình có thể tích hợp được và quan trọng nhất là mang lại giá trị cho những đối tác nhượng quyền, thì chắc chắn BMMH có thể cộng tác được.

Shark Louis khá thích thú với Startup này, ông trao đổi nhỏ với Shark Liên, sau đó đưa ra quyết định rằng giá trị cái định giá doanh nghiệp về mảng nhượng quyền tương đối cao so với thị trường và ông sẵn sàng trả nhưng ngược lại, starup phải chiết khấu một chút cho sự đóng góp của các shark tham gia vào. Shark Louis đề nghị ông và Shark Liên, Shark Linh sẽ đầu tư với mức 5 tỷ cho 36% cổ phần.

Sau khi hội ý, startup lần lượt đưa ra mức deal 5 tỷ cho 30% và 7,5 tỷ cho 36% cổ phần nhưng 3 Shark không đồng ý.

Cuối cùng startup quyết định đồng ý với offer 5 tỷ cho 36% với sự đồng hành của Shark Louis, Shark Liên và Shark Linh.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

DNTH: Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.

Sự khác biệt giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với thế giới

DNTH: Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, khu vực SMEs chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp, tạo ra khoảng 60% việc làm và đóng góp gần 45% GDP. Dù có...

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại ĐBSCL

DNTH: Với quy mô cao 20 tầng và được vận hành quản lý bởi Hilton - Tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới, công trình Khách sạn – Trung tâm thương mại – Trung tâm hội nghị thuộc Dự án Khu phức hợp nhà ở kết hợp thương mại dịch...

Tập đoàn Sơn Hải thắng thầu dự án tại Phú Yên với mức giảm 12,5%

DNTH: Dự án tuyến đường bộ ven biển Phú Yên, đoạn kết nối huyện Tuy An – TP. Tuy Hòa (giai đoạn 1), vừa chính thức xác định nhà thầu thực hiện.

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

XEM THÊM TIN