Báo chí: Góc Nhìn toàn cảnh và tình người được “bồi đắp” trong cuộc chiến chống “giặc covid – 19”

09:56 | 18/06/2021

DNTH: ​Trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 đang diễn biến phức tạp, hàng ngày, hàng giờ những tin tức cấp bách về dịch bệnh, số ca nhiễm vẫn không ngừng tăng lên, nỗi lo về một cuộc sống trong mùa dịch cứ thế chất chồng. Thế nhưng, trong cơn “giông bão” của dịch bệnh, tình người dường như ấm áp và tỏa sáng hơn. Khắp nơi trên dải chữ S đã lan tỏa rất nhiều những hình ảnh đẹp, là sự vất vả ngày đêm của những y bác sỹ nơi tuyến đầu, là sự chung tay giúp đỡ của từng cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, những nhà hảo tâm đối với khó khăn của những người dân, đất nước trong “cuộc chiến” cam go.

Góc nhìn toàn cảnh về đại dịch trên thế giới

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 8/6 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid - 19) trên toàn cầu là 174.350.421 ca, trong đó có 3.751.233 người tử vong. Số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày tiếp tục đà giảm trên phạm vi toàn cầu, trong khi châu Á và Mỹ Latinh hiện là những vùng dịch “nóng nhất”.

z2559536621142_c317163e1eeaf4c19feb9e6a31a5ed18
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Brooklyn, New York. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Sau gần 2 năm bùng phát dịch Covid, đến nay dịch đã xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 156.232.006 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 13.298.327 ca và 88.210 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Tính đến ngày 7/6, thế giới có 102 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca nhiễm Covid - 19 mới; 85 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày trước đó, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua đang trên đà giảm nhẹ.

Dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia như Mỹ, Ấn Độ và Brazil, đồng thời lây lan diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước. Các làn sóng dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi hàng loạt quốc gia phải đối mặt với sự bùng phát trở lại của dịch bệnh cùng các biến chủng mới của virus SARS - CoV - 2. Trước diễn biến đó, các nước đang đẩy nhanh hơn chương trình vaccine, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch.

Trong vòng 1 ngày qua, Ấn Độ và Brazil là hai quốc gia có số mắc mới và số ca tử vong nhiều nhất thế giới. Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về số ca mắc Covid - 19 với 34.224.283 ca, trong đó có 612.623 ca tử vong. Tuy nhiên, nhờ chiến dịch tiêm chủng phát huy hiệu quả, Mỹ - từng là tâm dịch của thế giới, đang ghi nhận những con số tích cực hàng ngày. Từ thời điểm số ca mắc mới lên tới hàng trăm nghìn ca, nay con số này giảm xuống còn 15.000-16.000 ca/ngày.

Châu Á đã vượt châu Âu trở thành khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 52.599.200 ca nhiễm và 714.758 ca tử vong. Châu Âu đứng thứ hai với 46.925.905 ca nhiễm và 1.079.729 ca tử vong. Bắc Mỹ đã ghi nhận gần 39.994.609 ca nhiễm và 902.956 ca tử vong trong khi Nam Mỹ đã có 29.785.747 ca nhiễm và 917.734 ca tử vong.

Toàn cảnh phòng chống, dịch covid - 19 ở Việt Nam

Từ ngày 23/4 đến nay, sau công điện điện số 541/CĐ - TTg ngày 23/4/2021 về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 của Thủ tướng Chính phủ, nước ta có 7.520 ca mắc trong nước và 1.583 ca nhập cảnh. Tổng số mắc mới tính từ 27/4 đến nay là 5.950 ca. (Tính đến 12h00 sáng 8/6/2021). Có 15 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 1.708.316 mẫu cho 3.540.482 lượt người.

z2559541021724_9c027578b9678b918ea0494aff69df17
Các bác sỹ điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: Thùy Giang)

Trong đợt bùng phát dịch thứ 4, kể từ ngày 27/4 ghi nhận ca nhiễm trong nước đầu tiên (Yên Bái) và thổi bùng tại tỉnh Hà Nam, sau đó là nguồn lây từ ổ dịch quán bar Sunny (TP Phúc Yên, Vĩnh Phúc), liên quan đến các chuyên gia người Trung Quốc, chỉ được phát hiện khi chuyên gia này trở về nước và được ngành y tế Trung Quốc phát hiện dương tính SARS - CoV - 2. Chưa dừng ở đó, dịch lây lan từ Hà Nội, lan tràn sang Bắc Ninh, và đến Bắc Giang thì dịch như một cơn cuồng phong dữ dội đổ về, khiến cho toàn tỉnh Bắc Giang gần như đóng băng ở những giai đoạn đầu. Toàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội. Các huyện, xã bị cách ly cô lập. Các khu công nghiệp đóng băng hoàn toàn để dập dịch.

Trong cuộc chiến lần này, Việt Nam phải ứng phó cùng lúc với hai biến thể của virus SARS - CoV - 2 gồm biến thể của Anh và biến thể kép của Ấn Độ, đều là biến thể có tốc độ lây lan nhanh. GS, TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế cho biết, “Việt Nam ở trong tình trạng báo động cao do nguy cơ và khả năng lây nhiễm của virus mạnh. Nếu như ở đợt dịch thứ 3, Việt Nam phải đối mặt với biến thể mới của virus SARS - CoV - 2 của Anh với tốc độ lây lan hơn 70%, thì lần thứ 4 này, biến thể của Ấn Độ còn khó khăn, thách thức hơn rất nhiều, đặc biệt khả năng lây nhiễm trong môi trường không khí”. Đến nay, các chuyên gia nhận định có bốn nguồn lây nhiễm dịch Đà Nẵng, Yên Bái, Bệnh viện K và Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới Trung ương cơ sở 2; nguồn dịch mới xuất hiện tại Hải Dương là ca bệnh nhập cảnh trái phép từ Lào.

Trong một diễn biến khác, dịch vẫn còn hiện tượng lây lan và nhiều ca nhiễm thì ngày 27-5, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid - 19 họp khẩn sau khi TP. Hồ Chí Minh ghi nhận 36 ca dương tính Covid – 19, do có nguồn lây từ nhóm người trong 'Hội thánh truyền giáo Phục Hưng'. Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã nhận định đây là "ổ dịch lớn, bùng phát nhanh, lây lan rộng. Vì thế, Thành phố cần phải có biện pháp tương xứng để ngăn chặn, dập dịch". Việc phát hiện thêm một ổ dịch mới, khiến cho cuộc chiến cam go với dịch bệnh càng thêm phần vất vả.

Vaccine là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính chiến lược và quyết định

Song song với công cuộc phòng, chống dịch Covid - 19, vấn đề Vaccine được Đảng và Chính phủ đặt lên làm nhiện vụ hàng đầu. Trong bài phát biểu quan trọng như “lời hiệu triệu” huy động mọi nguồn lực cho chiến lược vaccine phòng Covid – 19 diễn ra vào tối ngày 5/6, Lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng chống dịch Covid - 19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, “Đảng, Nhà nước, Chính phủ hiểu và trân trọng mọi đóng góp của người dân, doanh nghiệp không kể ít hay nhiều, góp vào Quỹ vaccine phòng, chống Covid – 19, đây là Quỹ của sự nhân ái, tinh thần đoàn kết, niềm tin, trái tim kết nối trái tim”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng , chống  Covid – 19.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng , chống  Covid – 19.

Quỹ được thành lập với sứ mệnh huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp của xã hội cùng chia sẻ với ngân sách nhà nước nhằm phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng Covid - 19 cho người dân. Trên nguyên tắc, đảm bảo sự tự nguyện đóng góp, hoạt động công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật, thuận lợi nhất cho việc đóng góp. Vaccine phòng Covid – 19 là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính chiến lược và quyết định. Với với tinh thần “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, ngay sau khi quỹ được thành lập, rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân mặc dù đang phải đối mặt với khó khăn do tác động dịch bệnh, nhưng đã cùng chung tay, tích cực, ủng hộ, đóng góp vào Quỹ.

Trong thời gian qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng, đồng tình, trách nhiệm của toàn thể Nhân dân với phương châm “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, Việt Nam đã được ghi nhận là một trong những điểm sáng trên thế giới về thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Về chống dịch, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia xử lý đại dịch hiệu quả nhất với tỷ lệ người nhiễm và tử vong thấp nhất. Về kinh tế, Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi tăng trưởng dương trên thế giới trong thời gian xảy ra đại dịch. Điều đó, thể hiện hiệu quả lời hiệu triệu “chống dịch như chống giặc” của Đảng, Nhà nước và toàn thể Nhân dân với những giải pháp quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, phản ứng kịp thời, sát thực tiễn và sự đồng lòng, đoàn kết của cả dân tộc.

Tuy nhiên, cuộc chiến này còn rất cam go, dịch bệnh Covid - 19 ngày càng diễn biến phức tạp, với chủng mới từ Ấn Độ và Vương quốc Anh, có tốc độ lây lan nhanh, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp chống dịch theo phương châm mới “5K + vaccine” và ứng dụng công nghệ chặt chẽ, rộng rãi, nghiêm ngặt để thực hiện thành công “mục tiêu kép”.

Tình người được bồi đắp trong “cơn bão” dịch bệnh Covid - 19

Trở lại với diễn biến dịch tại Việt Nam, đợt bùng phát dịch Covid - 19 lần thứ 4 diễn ra khởi nguyên từ các tỉnh thành như, Yên Bái, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hà Nội, trong đó, tỉnh Bắc Ninh được cho là điểm nóng của tâm dịch. Nhưng chỉ vài ngày sau đó, ngôi vị dẫn đầu và khủng hoảng nhất lại dành cho tỉnh Bắc Giang, từ khi dịch bùng phát (từ ngày 27/4) đến nay, hậu quả của nó gây ra ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, kinh tế của toàn tỉnh.

Cùng với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, mặt trận chống dịch của Bắc Giang gần hai tháng qua luôn trong trạng thái “nước sôi lửa bỏng”, thần tốc truy vết, khoanh vùng dập dịch. Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh luôn bám sát, nắm chắc tình hình; các cuộc họp diễn ra ngay trong đêm, thường xuyên họp trực tuyến để ra các biện pháp chỉ đạo trúng, đúng, hiệu quả. Nhiều đồng chí lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở đã trắng đêm đến các điểm chốt, các cơ sở y tế kiểm tra, động viên các lực lượng tham gia phòng, chống dịch.

Lời kêu gọi chung tay phòng, chống dịch của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, MTTQ tỉnh Bắc Giang không chỉ được cán bộ, đảng viên, nhân dân, doanh nghiệp trong tỉnh hưởng ứng mà khắp nơi trên mọi miền tổ quốc đã hướng về, ủng hộ cho Bắc Giang trong cuộc chiến chống dịch Covid – 19.

Các bộ, ngành Trung ương, nhất là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông…, đã ngay lập tức chi viện nhân lực, kinh phí, phương tiện, trang thiết bị phòng, chống dịch; thành lập nhiều bệnh viện dã chiến điều trị cho bệnh nhân tại Bắc Giang.

Các ybs lên đường nhận nhiệm vụ
Các y bác sĩ lên đường làm nhiệm vụ đều là những người có chuyên môn giỏi và có kinh nghiệm chống dịch.

Các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Yên Bái, Thành phố Hà Nội, Nha Trang…, đã ủng hộ kinh phí, cử đoàn cán bộ y tế đến hỗ trợ Bắc Giang. Những cánh tay giơ lên xuất quân tiến vào vùng dịch, hình ảnh các đoàn y tế đến Bắc Giang vừa chân ướt chân ráo đã lao ngay vào tâm dịch và xuyên đêm lấy mẫu xét nghiệm…Những hình ảnh mang đầy ân tình ấy, khiến người dân Bắc Giang ai nấy đều rưng rưng xúc động.

Từ camera giao thông ghi lại, Trung úy Tống Ngọc Kiên, cảnh sát giao thông, Công an huyện Yên Dũng giơ tay chào khi thấy đoàn xe chở cán bộ y tế tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ tỉnh Bắc Giang đi qua con đường do Trung úy đang làm nhiệm vụ, đã để lại ấn tượng mạnh trong cộng đồng, bởi thể hiện sự tri ân chân thành của người dân Bắc Giang với các “chiến sĩ áo trắng” trên tuyến đầu chống dịch.

Đồng lòng với tinh thần, "chống dịch như chống giặc", nhóm 3 chuyên gia trẻ của Viện Pasteur Nha Trang cùng hệ thống trang thiết bị máy móc đã vượt quãng đường hơn 1.300 km đến chi viện tỉnh Bắc Giang, góp phần đẩy nhanh công tác xét nghiệm RT-PCR, với quyết tâm góp một phần sức lực nhỏ bé giúp địa phương sớm khống chế và chiến thắng dịch bệnh.

Từ tâm dịch Bắc Giang hay các tỉnh thành khác trên dải chữ S này, còn bao câu chuyện cảm động khác đang được viết lên từ những con người bình dị có tấm lòng rộng lớn, đầy nhân văn. Đó là chuyện về chú, cháu anh Đỗ Tuấn Kiên và Phạm Phúc Đức đến từ cơ sở phục vụ bệnh nhân người có công 27-7 (Hà Nội), khi thấy Bắc Giang cần sự chi viện và hỗ trợ, các anh đã đưa xe cứu thương chuyên dụng trực 24/24 giờ về để vận chuyển các  F0, F1 ở huyện Việt Yên đến nơi cách ly, điều trị. Anh Kiên còn nhờ thêm cộng sự là anh Đặng Minh Trí lái xe cứu thương xuyên đêm vượt chặng đường 500 km từ Quảng Bình tham gia lực lượng y tế Bắc Giang chống dịch.

Nhiều đoàn viên, thanh niên, người dân trong và ngoài tỉnh, tình nguyện hỗ trợ nấu cơm, phun khử khuẩn, lau dọn, sửa ống nước, lắp đặt cơ sở đón các tình nguyện viên… Công nhân khu nhà trọ được người dân địa phương san sẻ từng nắm gạo, mớ rau hoặc giảm giá phòng trọ để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn.

Anh Đỗ Tuấn, một người dân sinh sống tại thị trấn Nếnh, Việt Yên, Bắc Giang cũng là một trong những người dệt lên những câu chuyện cảm động giữa cuộc chiến cam go này, nhà anh có đàn vịt nuôi lấy trứng, ao cá, vườn rau, đây là nguồn thu nhập chính của cả gia đình. Tuy nhiên, ngay từ những ngày dịch bùng phát, vợ chồng anh bàn với bố mẹ mỗi ngày gom góp đủ 1000 quả trứng mang đến các điểm cứu trợ của huyện Việt Yên. Anh Tuấn còn cùng gia đình đánh bắt cá, mang từng bao cá đến trực tiếp các điểm chốt để các cán bộ y tế cải thiện bữa ăn hàng ngày. Bất kể nắng mưa, hai vợ chồng anh đều đặn, gửi đồ mà gia đình sản xuất được đến các điểm tiếp nhận. Bản thân anh, cũng tình nguyện tham gia vào đội hỗ trợ vận chuyện miễn phí của tỉnh Bắc Giang. Không ồn ào, lặng lẽ, cả gia đình anh Tuấn cùng đóng góp công sức vào công tác phòng, chống dịch chung cùng toàn tỉnh Bắc Giang.

z2559548477043_e1cb19ef1ca68cda1ca11d87a8840f6c
Ao cá của gia đình anh Tuấn ở thị trấn Nếnh đã giúp cải thiện thêm bữa ăn cho cán bộ y tế tại các điểm hỗ trợ bệnh nhân của huyện.

Không chỉ đóng góp về của cải vật chất, anh Phạm Thanh Minh – một người con của tỉnh Bắc Giang đã đứng ra kêu gọi và thành lập hội lái xe tình nguyện hỗ trợ Bắc Giang chung tay đẩy lùi Covid - 19. Được biết, hiện tại hội có 22 xe tải, gần 50 thành viên gồm tài xế và các tình nguyện viên bốc xếp hoạt động liên tục hơn 01 tháng nay. Đáng chú ý, kinh phí duy trì hoạt động của hội đều là tự túc; chi phí xăng dầu, ăn uống và đồ bảo hộ cho mỗi một đầu xe khoảng xấp xỉ 1 triệu đồng/ngày đều do các thành viên trong đội đóng góp tự duy trì. Chưa kể đến chi phí xét nghiệm 7 ngày/lần cho những thành viên thường xuyên đi sâu vào vùng dịch là rất lớn.

Anh Minh cho biết “Phương châm hoạt động của chúng tôi là phục vụ người dân, phục vụ cộng đồng, tiếp cận, chuyển hàng cứu trợ nhanh chóng, kịp thời tới người dân đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong quá trình làm thiện nguyện, các thành viên luôn đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch cho mình, người thân và cộng đồng”

z2559557199099_1c5ca713acd0f8dc2e57d901b8fb5a9c
Công nhân mua hàng tại “siêu thị 0 đồng” do Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang mở tại xã Song Khê, TP Bắc Giang - nơi có hơn 1.100 công nhân Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng đang bị cách ly do Covid - 19 - Ảnh: Việt Lâm

Trong những lúc khó khăn, ta mới thấy tình người thật đong đầy, hàng loạt các “siêu thị 0 đồng” ở các xã, thị trấn, huyện của tỉnh Bắc Giang được lập ra để hỗ trợ cho hàng chục nghìn công nhân, người lao động, người dân trong vùng cách ly, phong tỏa. Nguồn hỗ trợ vào các “siêu thị 0 đồng” được các nhà hảo tâm, các đơn vị, các doanh nghiệp, người dân trong tỉnh và mọi miền tổ quốc cùng đóng góp.

Siêu thị O đồng
Nguồn vào tại các "siêu thị 0 đồng" đến từ các nhà hảo tâm, các đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước.

Có rất nhiều hình thức chung tay, góp sức khác nhau, hành động tuy nhỏ nhưng lại thiết thực. Của ít lòng nhiều, các cô giáo cùng các em học sinh trường Mần non Bích Sơn, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, Bắc Giang, đã ủng hộ 250 kg rau củ quả các loại và 300 quả trứng. Đây là nguồn rau sạch do chính bàn tay của cô và trò nhà trường trồng, chăm sóc.

Vườn rau của trường mần non Bích Sơn
Vườn rau của trường mần non Bích Sơn.
Cô trò mần non Bích Sơn
Cô trò mần non Bích Sơn chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Ảnh Hoàng Thương.

Với tinh thần “cả nước vì Bắc Giang, Bắc Giang vì cả nước”, khắp mọi miền tổ quốc đều hướng về Bắc Giang, nơi dịch bùng phát nặng nề nhất, trong đó, có cô trò lớp học online của Tiến sỹ Ngôn ngữ học – Nguyễn Thị Trà My đến từ Thái Nguyên cũng đã dành một chút đóng góp nho nhỏ cùng với nhóm thiện nguyện, mua áo bảo hộ dành tặng tới các y bác sỹ nơi tuyến đầu của bệnh viện Tâm Thần tỉnh Bắc Giang, với thông điệp: “Cảm ơn và biết ơn những hy sinh của các bác sĩ, chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. Các cô chú chính là người hùng, là thần tượng trong trái tim chúng cháu và mọi người. Chúc cô chú hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để sớm được trở về với gia đình thân yêu. Chúng cháu sẽ chăm chỉ học tập, thực hiện tốt thông điệp 5K để cùng cộng đồng đẩy lùi dịch Covid - 19. Mong bình yên sớm trở lại, mong an lành đến với mọi nhà để chúng cháu được vui chơi, được đến trường!”

Lớp học online của Tiến sỹ Ngôn ngữ học – Nguyễn Thị Trà My đến từ Thái Nguyên.
Lớp học online của Tiến sỹ Ngôn ngữ học – Nguyễn Thị Trà My đến từ Thái Nguyên.

Ngoài ra còn rất nhiều những hình ảnh đẹp khác nữa, đang ngày đêm dệt lên những bức tranh đầy sắc màu ấm áp, đong đầy sự yêu thương, góp phần đẩy lùi dịch bệnh và đó cũng là nguồn cổ vũ động viên tinh thần rất lớn đối với lực lượng tuyến đầu của cuộc chiến “chống giặc Covid – 19”

Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh trong một sự kiện, “lịch sử dựng nước và giữ nước đã chứng minh, khi đất nước ta gặp khó khăn, tinh thần đoàn kết, sức dân là vũ khí tối tân nhất, sắc bén nhất để chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù và viết nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc, như Bác Hồ kính yêu đã căn dặn, dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Trong cuộc chiến chống Covid - 19, sự đồng lòng của nhân dân là chìa khóa mở cánh cửa lớn để chúng ta thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình thường, bình yên, an dân, an toàn”.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhà đầu tư Mỹ nhắm mua 20% cổ phần FLC

DNTH: Theo lãnh đạo FLC, tập đoàn mới tiếp đón một phái đoàn công tác, đại diện nhiều quỹ đầu tư của Mỹ. Trong đó, có đơn vị mong muốn được đầu tư 20% cổ phần ở FLC.

Hứa hẹn hấp dẫn Tuần lễ hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

DNTH: UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch tổ chức Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Đây là một trong những hoạt động lớn của tỉnh nhằm chào mừng các sự kiện chính trị của đất nước và tỉnh năm 2024.

Hội nghị phát triển môn Quần vợt và Pickleball khu vực miền Trung – Tây Nguyên

DNTH: Chiều 18/10, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Liên đoàn Quần vợt Việt Nam (VTF) phối hợp với Liên đoàn Quần vợt Gia Lai và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức Hội nghị phát triển môn Quần vợt và Pickleball khu vực Miền Trung...

Lễ Bế mạc và trao thưởng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần thứ VI – năm 2024 thành công...

DNTH: Sáng ngày 6/10, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận Hoàng Mai (số 5 đường Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã diễn ra lễ Bế mạc và trao thưởng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh...

FC Ba Vì giành huy chương Đồng

DNTH: Tiếng còi chung cuộc của trận đấu tranh huy chương đồng cất lên, FC Ba Vì là cái tên được nhắc đến. Họ là nhà vô địch trong lòng người hâm mộ quê nhà và là đội đoạt huy chương đồng của giải bóng đá báo chí đồng hành...

Trao hàng trăm suất quà “đồng hành cùng em đến trường” tại huyện Đức Cơ

DNTH: Đường đến trường của nhiều học sinh nghèo người dân tộc thiểu số ở xã đặc biệt khó khăn trở nên gần hơn, nhờ chương trình “Đồng hành cùng em đến trường”.

XEM THÊM TIN