Bao giờ mới có một đô thị đẹp?

12:08 | 27/11/2018

DNTH: Đi dọc các tuyến đường Hà Nội, từ phố cổ đến ngoại ô, kể cả những “đô thị kiểu mẫu một thời”, đọng lại vẫn chỉ là sự nhem nhuốc, lôi thôi và lộn xộn. Sinh kế vỉa hè, nền tảng văn hóa đô thị ở mức thấp đã tạo ra một áp lực lớn lên chính quyền, đến mức gần như bất lực.

Ngõ, phố vỉa hè lem nhem

Tại phố Trần Nguyên Đán, đối diện chợ Xanh (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) là một trong những phố điển hình về chiếm dụng lòng lề đường vỉa hè để kiếm sống. Những người này kiên trì bám trụ đến mức, chính quyền gần như bất lực. Trò chuyện với một thợ sửa đồng hồ, ông này cho biết, ông rời quê lên thành phố, không việc làm cố định, đành phải ra vỉa hè.

“Sáng nào cũng bị công an đuổi 2 lần, tối cũng vậy. Nhưng cuộc sống không công ăn việc làm thì phải ra đây thôi. Khi nào đuổi thì di chuyển phía trong, sau khi công an đi, tôi lại ra.”, ông này nói.

Cũng theo ông này, việc đi dẹp vỉa hè của chính quyền không theo giờ giấc, họ có thể xuât hiện bất kỳ lúc nào. Chạy không kịp thì bị thu hết đồ. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, chính quyền thu đồ thì mình lại lên xin lại và cứ như vậy, ngày nối ngày, vỉa hè gần như là nơi cố định mưu sinh của gia đình ông.

       Chúng tôi tiếp tục trao đổi với quán bún lấn chiếm vỉa hè trên đường Trần Điền gần đó, chị này cho biết, cũng chỉ vì lo cơm áo gạo tiền cho con cái đi học. Chồng thì làm nghề xe ôm công việc không ổn định, nên cũng đành phải ra vỉa hè bán hàng để kiếm sống.

Quán bún lấn chiếm vỉa hè trên đường Trần Điền

       Ngoài khu đô thị Định Công, khu đô thị kiểu mẫu một thời Linh Đàm cũng xảy ra những trường hợp nhem nhuốc như vậy. Tại đây, rác được tập kết từng bao tải chất thành núi ngay tại vỉa hè, gây cản trở cho người đi bộ và làm mất mỹ quan cho đô thị. Không chỉ ở Định Công, Linh Đàm mà ngõ Thịnh Quang (Đống Đa, Hà Nội) cũng có tình trạng lôi thôi, nhem nhuốc không kém. Tại đây, xe máy để ngang dọc lối đi và suốt con ngõ dài hàng trăm mét là la liệt quầy bán tạp hóa, cửa hàng rửa và sửa xe máy. Cứ cuối giờ chiều, máy rửa xe phun mù mịt bọt xà phòng ra môi trường nhưng chẳng thấy ai ý kiến gì. Hỏi một hộ dân cạnh đó, ông này chỉ trả lời: “Nghề nghiệp họ vậy, sống mãi thành quen”.

       Dân số tăng cao, đô thị mở rộng đã làm cho diện mạo đô thị thay đổi từng ngày từng giờ. Cùng với sự phát triển thương mại, dịch vụ, cư trú kinh doanh theo các trục vỉa hè cũng trở nên thịnh hành. Tình hình trên đã dẫn đến sự bất cập trong kiểm soát quy hoạch kiến trúc nói chung và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật nói riêng, làm cho không gian đô thị trở nên vụn mảnh, chấp vá, nhem nhuốc, hỗn loạn bởi những đường ngang, nét dọc.

Sửa chữa đồng hồ lấn chiếm vỉa hè, tại Trần Nguyên Đán, (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội)

Kiến trúc nhà ở hai bên đường thường có những chức năng kép mua bán (hoặc dịch vụ) và cư trú, hầu như không có chỗ đậu xe riêng. Vì vậy, vỉa hè như một không gian trung chuyển chức năng mua bán. Người bán trực tiếp, người bán hàng rong, người mua hàng... đã tạo nên một sự hỗn loạn, không còn không gian giao thông cho người đi bộ.

Đặc biệt, các sinh hoạt này đã hình thành trong cộng đồng cư dân qua một thời gian dài. Vỉa hè chứa đựng tất cả những sinh hoạt, cách sống, lối sống đã được định hình từ kiểu đô thị thương nghiệp nông nghiệp có tự bao giờ. Do vậy, vỉa hè tồn tại không chỉ có mục đích duy nhất là giao thông mà còn là phương tiện kiếm sống của cộng đồng người lao động.

Chính quyền có bất lực?

Phố Nguyễn Ngọc Nại, (Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội) là một trong những tuyến phố điển hình bị chiếm dụng lòng lề đường vỉa hè. Những người này kiên trì bám trụ đến mức, chính quyền gần như bất lực.

Tiếp xúc với lực lượng dân phòng, ông này cho biết, người bán rau cỏ, cửa hàng quần áo, xe ba bánh... thường xuyên lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nếu nhắc nhở không được thì tổ công tác sẽ đưa về phường.

Hộp rác được vứt bừa bãi, tại phố Trần Điền, (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội). Ảnh Quốc Nam.

“Ngày nào trong đội cũng có 15 người đi theo ca, ca sáng và ca chiều. Nhắc nhở 3 lần nếu không được thì thu hàng hóa. Khi thu thì làm hóa đơn nộp phạt rồi trả lại, chủ yếu là dân ở quê lên, đôi khi bị phạt đến hai ba lần nhưng người ta vẫn làm vì mưu sinh.”, ông này nói.

 Chính vì thực trạng đó, chính quyền đang chịu áp lực rất lớn về hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội do dân số tăng cao. Ngoài các yếu tố như cấp thoát nước, môi trường đô thị, hệ thống điện chiếu sáng, hạ tầng xây dựng ốp lát vỉa hè, hệ thống điện ngầm... thì các yếu tố như tìm địa điểm, giới thiệu việc làm để giúp bà con buôn bán, làm việc ổn định... chính quyền cũng cần phải lưu tâm.

Tập kết rác, tại CT3BX2 Khu đô thị Linh Đàm (Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội). Ảnh Quốc Nam.

Trong việc ngăn chặn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, vai trò của các đoàn thể mang tính quyết định. Chúng ta có lực lượng dân phòng, tổ dân phố, có đoàn thanh niên, hội phụ nữ.... những lực lượng này vẫn thường xuyên tổ chức những đợt vệ sinh phố phường, ngõ hẻm nhưng như thế vẫn chưa đủ. Điều cần nói đến là chính sách cho lực lượng dân phòng (cộng tác viên) trật tự đô thị rất thấp, ước tính trung bình mỗi tháng chỉ khoảng 2 triệu đồng/người và không có bảo hiểm xã hội. Vì thế, rất khó để các đoàn thể ở địa phương trở thành cánh tay nối dài cho các cơ quan chức năng trong việc giám sát nhắc nhở và thông báo vi phạm để kịp thời xử lý.

Không chỉ vậy, chế tài chưa đủ mạnh cũng gây khó khăn trong việc ngăn chặn lấn chiếm vỉa hè. Thực tế cho thấy, các giải pháp giảm tải việc buôn bán lấn chiếm vỉa hè đã được chính quyền triển khai rất nhiều lần nhưng không mang lại hiệu quả. Điều này không chỉ dẫn đến tình trạng xem thường pháp luật mà còn làm cho một bức tranh đô thị thêm lem nhem, nhếch nhác, mất trật tự. Từ đó, việc ngăn chặn tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn còn là một bài toán khó.

Quốc Nam

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội

DNTH: Tại kỳ họp thứ 20, HĐND TP. Hà Nội sẽ dành một ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó phiên chất vấn sẽ tập trung vào 2 nhóm nội dung là ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông.

Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024

DNTH: Năm 2024, đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt khó của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân cùng cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang vẫn phục...

Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025

DNTH: Công an TP Hà Nội sẽ thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội

DNTH: Đề xuất triển khai gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, áp dụng trong 5 năm là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng đưa ra tại Dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển...

Sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi công việc cho dân làng nghề Mẫn Xá

DNTH: Những ngày qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Bắc Ninh về xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề Mẫn Xã, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, hoạt động sản xuất của làng nghề này đã dừng. Việc tháo dỡ các xưởng...

Hà Nội: Cận cảnh vị trí xây nhà hát Opera 10.000 tỷ đồng

DNTH: Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An (quận Tây Hồ) vừa được vừa phê duyệt, Nhà hát Opera Hà Nội khoảng 10.000 tỷ đồng sẽ là một dự án trọng điểm nâng tầm vị thế thủ đô.

XEM THÊM TIN