“Bảo vệ không gian xanh đô thị” góp phần phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ
18:28 | 26/07/2022
DNTH: Chiều 26/7, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống đã tổ chức thành công tọa đàm trực tuyến: “Bảo vệ không gian xanh đô thị”. Tại đây, các chuyên gia, nhà quản lý đã trao đổi và chia sẻ về thực trạng thiếu không gian xanh trong các khu đô thị và những hệ lụy của nó đến chất lượng sống của người dân đô thị và môi trường tự nhiên.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, nhà báo Khánh Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chia sẻ, quá trình đô thị hóa mang lại cho các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh một bộ mặt mới khang trang hiện đại hơn, nhưng đi liền với đó là phần không gian xanh, không gian công cộng ngày càng bị thu hẹp. Việc tuỳ tiện điều chỉnh quy hoạch cũng khiến không gian xanh bị giảm đi đáng kể, nhiều diện tích được quy hoạch làm khu cây xanh nhưng cũng đc điều chỉnh công năng sang nhà chung cư thương mại, dịch vụ, văn phòng… ngoài việc diện tích cây xanh đang bị thu hẹp thì các ao, hồ cũng bị giảm đi rất nhiều do phát triển đô thị.
Theo các chuyên gia cho biết, gần 20 năm qua, hàng chục ao, hồ của thành phố Hà Nội bị biến mất đã làm tăng tình trạng ngập lụt và giảm khả năng điều tiết không khí.
Cũng theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR) cho biết, từ 2010 - 2015 Hà Nội có 17 hồ bị san lấp hoàn toàn (4 hồ thuộc quận Đống Đa, 3 hồ thuộc quận Hai Bà Trưng, 8 hồ thuộc quận Cầu Giấy và 2 hồ thuộc quận Tây Hồ), trong khi chỉ bổ sung 7 hồ mới.
Tổng diện tích mặt nước ao hồ của Hà Nội sau 5 năm giảm đi hơn 72.000 m2. Điều đáng lo ngại, đây mới chỉ là nghiên cứu trong 6 quận lõi nội thành của Hà Nội.
Không gian xanh được ví như lá phổi của đô thị góp phần cân bằng xã hội, môi trường sống, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu.
Vậy, làm thế nào để giải quyết bài toán thiếu mảng xanh đô thị, không gian công cộng trong bối cảnh các đô thị lớn bị quá tải bởi nhà cao tầng và nạn kẹt xe, ô nhiễm không khí trầm trọng, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan là điều mà các cấp chính quyền và người dân thật sự quan tâm, trăn trở.
Thực trạng thiếu không gian xanh trong các khu đô thị
Hà Nội đang trong tháng cao điểm của mùa hè, thời tiết nắng nóng, khu vực trung tâm thành phố nơi có nhiều nhà cao tầng, đường bê tông, sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông cá nhân trong khi những mảng xanh của cây cối, hồ nước còn ít ỏi dẫn đến hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” ngày càng rõ nét, vì thế mà nhiệt độ khu vực nội đô luôn được dự báo cao hơn khu vực ngoại thành nhiều không gian xanh từ 1 - 2 độ C. Đi dọc một số tuyến phố tập trung nhiều tòa nhà cao tầng như Lê Văn Lương, Hoàng Đạo Thúy, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển… đều dễ nhận thấy sự ngột ngạt, bỏng rát của hơi nóng phả ra từ mặt đường và những khối nhà bê tông cao tầng san sát nhau.
Nói về không gian xanh đô thị Tiến sĩ Đồng cho biết, không gian xanh là thành phần không thể thiếu trong hạ tầng đô thị, nó là công viên, vườn hoa, vườn cây, bao gồm cả mảng nước, ao hồ, khu bảo tồn, khu thể thao xanh không bị bê tông hóa đều là thành phần của không gian xanh. Không gian xanh có vai trò hết sức quan trọng trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không khí, đa dạng sinh học, làm cho thành phố xanh hơn, đẹp hơn, tạo bản sắc đô thị, tạo đô thị đáng sống.
Không gian xanh thuộc sở hữu công cộng hay một phần nhỏ thuộc sở hữu tư nhân, không gian xanh đã được luật hóa, trong Luật Bảo vệ môi trường, Luật Quy hoạch đô thị, có thể nói đến tại điều 57 tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 trong đó có những tiêu chuẩn về bảo đảm tỷ lệ không, gian xanh, yêu cầu về cảnh quan, vệ sinh môi trường theo quy hoạch. Hay tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD về Quy hoạch xây dựng trong đó đặt mục tiêu về không gian xanh đạt 7 m2/đầu người. Tuy nhiên, tại Thủ đô Hà Nội hiện nay đạt khoảng 2 m2/đầu người, đó là thực tế đáng buồn đối với Thủ đô Hà Nội.
Chia sẻ bức tranh tổng thể về thực trạng không gian xanh trong đô thị hiện nay, Ths. Trần Thị Thanh Ý cho biết: trong các văn bản chính sách thì vấn đề cây xanh đô thị được đề cập rất nhiều và đầy đủ theo từng tầng bậc. Có thể thấy vấn đề cây xanh đô thị đã được đề cập rất nhiều.
Chúng ta có Nghị định 64 năm 2010 quy định về cây xanh đô thị. Sau đó là quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật về quy hoạch xây dựng (đã được nhắc đến lúc đầu 01/2021), trong đấy cũng đề cập những tiêu chuẩn về cây xanh đô thị. Hiện nay theo từng bậc phân loại đô thị của nước ta có 5 đô thị theo từng cấp, mỗi đô thị có chỉ tiêu cây xanh khác nhau.
Về cụ thể, chúng tôi thấy rằng cây xanh đô thị hiện nay là lá phổi của toàn đô thị, có những con số để so sánh rằng, nếu diện tích không gian xanh của đô thị từ độ khoảng 20 - 50% thì sẽ giảm được nhiệt độ của đô thị từ 3 - 7 độ, một con số rất đáng kể.
Trong đô thị hiện nay, những quan tâm về cây xanh đô thị đã được đề cập trong các văn bản pháp y. Trong các lĩnh vực quy hoạch, chúng tôi bao giờ cũng coi đây là việc bắt buộc. Cũng quan tâm đến mật độ cây xanh trong khu vực, chỉ cho phép tối đa 40 - 50%, trong đó việc trồng cây xanh cũng là 30 - 40%. Theo các quy định hiện hành, cây xanh của chúng ta có 3 loại: cây xanh công cộng (cây trên đường phố, vườn hoa, công viên), cây xanh hạn chế (các cây được sử dụng trog các công trình, các tổ chức, cá nhân như trường học, nhà ở và các trụ sở cơ quan), cây xanh chuyên dụng (các cây xanh có ích cho môi trường).
Nói về tiêu chí đánh giá đô thị xanh, GS. TS Kim Chi cho biết: đô thị xanh là đô thị hướng về bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hiệu quả. Với 7 tiêu chí đánh giá đô thị xanh thì Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chưa đạt được tiêu chí xanh, giao thông và đô thị là vấn đề lớn, ảnh hưởng đến môi trường. Ý thức người dân và bảo vệ môi trường và chăm sóc cảnh quan chưa được tốt. Việc tiến tới đô thị xanh với 7 tiêu chí chúng ta phải lạc quan, sẽ làm được.
Trao đổi tại buổi Tọa đàm, KTS Đinh Đăng Hải cho biết: nói đến quy hoạch không gian xanh có nhiều vấn đề thời gian được truyền thông đề cập đến vai trò của không gian xanh, không gian công cộng.
Không gian xanh đều có trong các quy chuẩn, quy chuẩn phát triển không gian xanh đô thị như diện tích bình quân, theo quy chuẩn 01/2021 của Bộ Xây dựng, loại cao nhất là đô thị đặc biệt là 7 m2/người, có thể hiểu loại đô thị đặc biệt như Hà Nội là 9 m2, mà WHO đã đề xuất và Việt Nam đang hướng đến.
Diện tích chưa giải quyết được lợi ích của người dân và vấn đề quy hoạch không gian công cộng. với bán kính 300 m là tiêu chuẩn tiên tiến và tiến bộ so với quốc tế.
Các đô thị mới chưa đáp ứng được kiểm soát quy hoạch, cũng như quản lý thực hiện.
Khó khăn như Hà Nội là đô thị lịch sử có từ hàng nghìn năm, quỹ đất không còn để phát triển cây xanh.
Bức tranh toàn cảnh cho thấy để đạt quy chuẩn ban đầu rất khó. Tôi muốn nhấn mạnh hạn chế quỹ đất, khoảng cách của không gian công cộng trong thành phố rất quan trọng. Chúng ta ít đề cập đến lợi ích sức khỏe đặc biệt cho nhóm yếu thế như người già, trẻ nhỏ để mọi người rèn luyện thể chất nâng cao sức khỏe, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Nói về những bất cập của các địa phương trong vấn đề quy hoạch không gian đô thị Ths. Trần Thị Thanh Ý cho rằng: "ai cũng nhìn thấy những nguyên nhân sâu xa của vấn đề này. Việc quản lý chưa đồng bộ, chặt chẽ. Hiện nay theo chương trình phát triển đô thị thì có một số giai đoạn: phát triển đô thị với những công trình đô thị mới. Có những chương trình cải tạo, chỉnh trang đô thị theo từng giai đoạn.
Ở Hà Nội có những chương trình kỷ niệm (những ngày lễ lớn chẳng hạn), thì cũng gắn liền một phần với chỉnh trang đô thị. Tuy nhiên, việc chỉnh trang đô thị chưa được quản lý một cách đồng bộ, mang tính chất rời rạc, khi làm mới làm vỉa hè đường, cây xanh trên hè đường đó chưa có sự liên hệ với nhau. Đến lúc trồng cây xanh thì hè đường lại bị đào bới lên.
Thứ hai, quy hoạch cây xanh trong đô thị, cần phải có sự đánh giá lại hệ thống cây xanh đô thị hiện hữu. Cái gì cần bảo tồn, cái gì cần di dời. Vì lý do thực hiện không có quy trình bài bản, không mang tính chất tuyên truyền sâu rộng nên có một vài năm trước đây, chúng ta đồng loạt “đi phá” cây xanh ở một số tuyến đường chính, gây ra phản ứng dư luận rất lớn.
Nhưng trên thực tế, với chuyên môn thì những việc đó là cần thiết, phải làm. Có những cây thực tế đã rỗng hay không còn phù hợp, thì phải tháo dỡ. Nhưng công tác tuyên truyền và những công tác khác chưa được làm theo trình tự nhất định, mà chỉ làm một cách ngẫu nhiên. Bởi vậy, trong công tác thực hiện cần phải có sự đồng bộ, từ kế hoạch, tuyên truyền và phổ biến. Ngoài ra, cái gì làm cũng phải có kế hoạch trước (trồng cây gì, đưa lên lúc nào, thời điểm nào).
Vừa rồi, Hà Nội cũng đạt được mục tiêu trồng được 1 triệu cây xanh, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ. Ở tuyến đường đẹp nhất, cây phong đỏ được đưa vào trồng liệu đã phù hợp hay chưa? Sau một thời gian lại bị lãng phí, dù là do xã hội hoá hay các doanh nghiệp cung cấp thì nó cũng là tiền của một cá nhân hay tổ chức. Để chỉnh trang đô thị thì Bộ Xây dựng và các địa phương cũng cần có các dự án để chỉnh trang và cải tạo đô thị, trong đó có vấn đề cây xanh là cần thiết.
Nhiều hệ lụy do thiếu không gian xanh
Không gian xanh làm tăng tính thẩm mỹ, tạo ra sự phong phú về hình khối, màu sắc cảnh quan đô thị. Hơn thế nữa, các công trình kiến trúc vốn là do con người làm ra, khi được kết hợp với cảnh quan tự nhiên, sẽ tạo nên sự hài hòa và tăng yếu tố sinh thái trong kiến trúc cảnh quan đô thị. Vậy khi không gian xanh bị thu hẹp, cuộc sống của cư dân tại các đô thị bị ảnh hưởng như thế nào?
Trao đổi về vấn đề này, KTS Đinh Đăng Hải cho biết: thiếu quỹ đất đối với các đô thị hiện hữu. Các quy chuẩn áp dụng cho các đô thị mới, sử dụng nhiều đất cho đô thị là giao thông, 10 - 30% đối với các đồ án quy hoạch đô thị mới.
Quỹ đất công là tài sản, nguồn quỹ đất chịu nhiều áp lực cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, áp lực do sử dụng cho nhiều mục đích. Thời gian tới, dưới Quy chuẩn 01, 64 cần có quy định không gian xanh trong đô thị phải được ưu tiên hàng đầu, khi quỹ đất được đảm bảo mới đảm bảo vấn đề hạ tầng khác, cần có hành lang pháp lý cần được ưu tiên từ cấp quốc gia đến khu dân cư.
Ngoài ra còn các yếu tố đa ngành không chỉ ngành xây dựng hay môi trường, vì vậy các nhà quy hoạch phải chú ý đến lợi ích công, đầu tư công, các đơn vị nhà đầu tư.
Sự tham gia của người dân vào vấn đề quy hoạch rất quan trọng để người dân hiểu và tham gia, giám sát giúp cho việc cải tạo môi trường mà mỗi người dân sinh sống được hiệu quả hơn.
Trao đổi tại buổi Tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng cho biết: hiện nay thực tế đáng buồn tại tất cả đô thị đang rất thiếu và chưa đảm bảo được không gian xanh. Theo quy chuẩn 01/2021 của Bộ Xây dựng, tiêu chuẩn về không gian xanh là 7 m2/đầu người, nhưng tại Hà Nội hiện nay chỉ đạt khoảng 2 m2/đầu người. Có thể thấy sự thiếu hụt trầm trọng về không gian xanh.
Vừa qua có nhiều tranh luận về đảm bảo không gian sống xanh. Theo luận giải, nguyên nhân là do cơ quan quản lý trực tiếp tại địa phương, do quỹ đất eo hẹp, nhu cầu lớn, vấn đề điều chỉnh quy hoạch.
Một nguyên nhân nữa của việc thiếu mảng xanh đô thị, là về yếu tố con người quản lý đô thị, chính sách đô thị, cơ quan quản lý cần có trách nhiệm chung thực hiện theo Luật hay tại những quy chuẩn đã có, để có tầm nhìn dài hạn về vấn đề không gian xanh.
Khi chất lượng môi trường suy giảm, không khí bị ô nhiễm, mảng xanh đô thị bị thu hẹp ảnh hưởng như thế nào đến cư dân đô thị. Chia sẻ về vấn đề này, GS.TS Kim Chi cho biết: cây xanh sinh ra oxy, tránh ánh nắng, ngăn tia uv, giảm nhiệt độ trung bình tại khu vực nhiều cây xanh, hấp thụ bụi, tác dụng của cây xanh rất lớn với chất lượng môi trường. Thiếu cây xanh làm chất lượng môi trường không khí suy giảm, ảnh hưởng chất lượng người dân sống ở khu vực đó, không có cây xanh sẽ gây ra bệnh hô hấp cho người dân, kể cả ung thư, do hấp thụ khí độc, vai trò của cây xanh rất quan trọng, đặc biệt khu đông người, khu đô thị.
Chia sẻ về việc san lấp ao hồ tại các thành phố lớn như ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… thiếu tính quy hoạch ảnh hưởng như thế nào đến số lượng, chất lượng phần không gian xanh trong các đô thị cũng như vấn đề quy hoạch nói chung, Ths. Trần Thị Thanh Ý cho biết: gần đây, sau những cơn mưa lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thường ngập trong biển nước. Trước kia xảy ra ít và mang tính đột biến, nhưng hiện nay cứ mưa là Hà Nội và Thành phố ngập trong nước. Có thể nói rằng, ảnh hưởng của đô thị hoá, tốc độ xây dựng nhanh đã vô hình chung lấp đi những ao hồ, nơi thoát nước, nơi tạo ra không gian xanh. Chúng tôi nói rằng cây xanh cộng với mặt nước chứ không chỉ là cây xanh và phải có không gian mặt nước mới tạo ra không gian xanh.
Hiện nay có rất nhiều ao hồ bị lấp do việc xây dựng, vô hình chung đã làm cản dòng chảy. Chúng ta xây dựng nhiều bê tông hoá mặt đường. Trước đây, hiện tượng ngập theo chủ quan cá nhân thấy rằng ngập lụt, ngoài chuyện là đột biến do thiên tai, do tính toán cường độ thoát nước của các dòng chảy và chưa tính toán đến tần suất của bao nhiêu năm chu kỳ lặp lại thì còn do bề mặt của chúng ta bị bê tông hoá. Khi mưa xuống, đáng lẽ nước phải được lưu giữ trên mặt đất thấm dần vào đất sau đó đưa ra cống thì nó mới có thời gian thoát được. Nhưng do ngày nay, bê tông hoá gần hết nên lượng nước xuống cùng 1 lúc trong một thời điểm là rất lớn cho nên chúng ta khó có thể tính toán nổi để thoát nước được nhanh nên đã gây ngập úng.
Hiện nay, một số nơi đã cống hoá một đoạn của sông Tô Lịch để có thêm quỹ đất để trông giữ xe hoặc cho thuê những cửa hàng cửa hiệu bãi đỗ xe thu lợi, để đóng góp cho xây dựng nhưng vô hình chung đã làm hạn chế dòng chảy tự nhiên của các con sông. Vì vậy, vô tình hoặc hữu ý chính con người đã làm giảm tải cái dòng chảy tự nhiên gây ngập lụt hệ thống đô thị. Việc tác động di dân cơ học đẩy, làm số dân đông đúc, ảnh hưởng đến môi trường. Thực tế chính chúng ta xây dựng và phá vỡ kiến trúc cảnh quan mà tự nhiên muốn có. Hiện nay, cứ mưa là các cán bộ quản lý đô thị phải ra mở nắp cống là vì vậy.
Nói về những thuận lợi và bất cập trong quá trình xây dựng, kiến tạo mảng xanh đô thị ở các địa phương tại Hà Nội và Hội An, KTS Đinh Đăng Hải cho biết: khi tiếp cận với Hà Nội và Hội An, có mặt thuận lợi là phát triển hạ tầng cống, nên sự ủng hộ của các nhà quản lý địa phương rất quan trọng. Lãnh đạo của thành phố Hội An hay quận Hoàn Kiếm luôn ủng hộ việc xây dựng thành phố xanh. Điều này rất thuận lợi, nó đóng vai trò đi đầu. Chính vì vậy, định hướng của các cấp chính quyền ở địa phương rất quan trọng trong việc phát triển mảng xanh đô thị.
Các chương trình phát triển bền vững của các địa phương ở Việt Nam đều quan tâm phát triển không gian xanh, không gian công cộng. Các sáng kiến như: nông nghiệp đô thị, các mảng xanh đô thị trên các tòa nhà.
Công viên Hội An là công viên lớn nhất đã hoàn thành từ giai đoạn phát triển đến nay. Đó là mô hình, sáng kiến phát triển không gian xanh ở đô thị cần được khuyến khích và đầu tư và nhân rộng.
Giải tỏa ''cơn khát'' không gian xanh đô thị
Các khu đô thị mới chiếm một tỉ trọng rất lớn trong các khu vực sinh sống của các thành phố lớn hiện nay và trong những năm tới. Do đó, các thành phố cần sớm ban hành “Quy định xây dựng và quản lý không gian xanh trong các khu đô thị mới” nhằm tạo lập môi trường sống có chất luợng tốt cho cư dân. Bên cạnh đó, xây dựng và quản lý các không gian xanh cần được chính quyền đô thị, chủ đầu tư, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư quan tâm nhiều hơn nữa trong quá trình phát triển của từng địa phương.
Để thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí hiệu quả cần những giải pháp gì cải thiện chất lượng môi trường và không khí, bảo vệ không gian xanh đô thị, GS.TS Kim Chi chia sẻ: có nhiều giải pháp để kiểm soát ô nhiễm không khí, tôi muốn lưu ý Chỉ thị 03 của Thủ tướng về tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí.
Chỉ thị trao trách nhiệm đến tất cả các bộ, ngành. Người đứng đầu Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề kiểm soát ô nhiễm không khí. Chúng ta phải tìm mọi cách phát triển đô thị xanh với tỉ lệ cây xanh, không gian xanh đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, cần giảm thiểu tại nguồn chất gây ô nhiễm. Thêm nữa, vấn đề giao thông đô thị hiện nay gây ô nhiễm rất nhiều, phải quy hoạch giao thông như thế nào để khí thải đạt quy chuẩn cho phép, thay thế năng lượng sạch. Nhận thức của cộng đồng dân cư, cũng ảnh hưởng đến việc giảm thiểu chất thải, giảm thiểu hoạt động gây ra khí ô nhiễm và quy hoạch cây xanh đô thị, đạt tiêu chí cây xanh đô thị.
Nói về giải pháp thúc đẩy phát triển không gian xanh trong đô thị, định hướng cho các đô thị của Việt Nam có hướng đi bền vững, đúng đắn đáp ứng đồng thời mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, KTS Đinh Đăng Hải cho biết: cây xanh chiếm phần lớn trong công viên nên việc quy hoạch cây xanh tại các công viên, không gian công cộng thì số lượng và diện tích không gian xanh sẽ tăng. Sân của các tòa nhà sẽ tăng dù không nhiều nên khi có quy hoạch thì việc phát triển hệ thống cây xanh giúp phần không gian xanh cũng tăng lên.
Để phát triển mảng không gian xanh ở Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, chúng ta cần có ưu tiên từ cấp quốc gia đến địa phương, như Canada, Singapore, Thái Lan… có nhiều thành phố, họ có các tổ chức hội đồng phát triển cây xanh đô thị là các đơn vị đại diện thực hiện thiết kế, đầu tư phát triển không gian công cộng. Họ là chuyên gia, nhà quản lý đại diện cho người dân để phát triển không gian công cộng. Ở Việt Nam, Hội An có tổ công tác không gian công cộng - những người này có thể biết khu đất có thể phát triển không gian công cộng từ đó họ kêu gọi đầu tư, thực hiện, tăng sự giám sát việc phát triển không gian cộng cộng.
Để kiến tạo không gian đô thị xanh trong đô thị cần hiểu được các nguyên tắc hình thành hệ thống không gian xanh đô thị. Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng cho biết, ở nhiều quốc gia, các thành phố được xây dựng theo đúng nghĩa đô thị xanh, đô thị sinh thái. Có thể học rất nhiều bài học như Singapore, một đất nước có diện tích nhỏ, mật độ dân cư cao, tập chung nhiều hoạt động khác nhau, là một quốc đảo, nhưng luôn đứng đầu về đảm bảo tiêu chí không gian xanh, đạt 30 m2/đầu người.
Có thể thấy, tầm nhìn quy hoạch đô thị về phân bố không gian làm sao cho hợp lý, sinh thái, đảm bảo được quy chuẩn đề ra. Việc trồng cây đảm bảo cho chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Tại Việt Nam hiện nay, nhiều nơi đã có sự thay đổi đáng khích lệ như ở Hội An, Đà Nẵng, trồng những loại cây phù hợp với môi trường đô thị. Để giải quyết vấn đề quỹ đất thiếu, tôi có kiến nghị tận dụng khu diện tích xen kẹt cũng không nhỏ, bỏ không nhiều năm chuyển thành không gian xanh, đảm bảo không gian sống. Chính phủ mới đây cũng đã có chỉ đạo các địa phương về việc chuyển đổi đất xen kẹt.
Theo GS.TS Kim Chi, vai trò của cộng đồng hết sức quan trọng trong bảo vệ không gian xanh. Việc mở rộng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ không gian xanh đô thị. Người dân hiểu rõ sự cần thiết bảo vệ không gian xanh đô thị. Sự giám sát của cộng đồng với việc bảo vệ cây xanh, môi trường rất hiệu quả. Quy định của khu phố, khuyến khích gia đình trồng cây xây ngay trong gia đình cũng góp phần phát triển không gian xanh đô thị.
Trao đổi tại tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng cho biết: vai trò của truyền thông không chỉ trong phát triển không gian xanh mà trong bảo vệ môi trường, đi từ nhận thức đến ý thức tạo văn hóa đô thị. Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng là rất quan trọng, truyền thông dưới nhiều hình thức, thấy được sự tiềm ẩn tác động xấu đến môi trường sống, đến sức khỏe. Đối với tổ chức, doanh nghiệp nên có những cơ chế khuyến khích, thu hút tham gia vào hoạt động chung về mở rộng việc bảo vệ, bảo tồn không gian xanh. Ngoài ra, cơ quan quản lý Nhà nước cần thường xuyên kiểm tra xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật.
Theo KTS Đinh Đăng Hải, cần có chính sách hỗ trợ các nhóm, tổ chức, thành phần kinh tế, khu vực ngoài Nhà nước tham gia phát triển không gian công cộng. Vì thực tế, có các doanh nghiệp đã đầu tư trồng cây xanh, tạo không gian xanh rất hiệu quả. Và chúng ta cần có thông điệp truyền thông đúng mục tiêu trong công tác bảo vệ môi trường, tuyên truyền đúng nhận thức thay đổi hành vi bảo vệ môi trường của từng người. Từ đó, giúp công tác phát triển không gian xanh trong đô thị có hiệu quả hơn.
Ở Việt Nam, không gian xanh ở những đô thị cũ đã trở thành nét đặc trưng. Hải Phòng được gọi là thành phố hoa phượng đỏ với lễ hội hoa phượng đã trở thành một phần của bản sắc văn hóa đất Cảng. Thành phố Hồ Chí Minh xao xác với lá me bay, Hà Nội với nhiều tuyến phố có hàng cây sấu cổ thụ, cây phượng, cây cơm nguội, hoa sữa… không gian xanh còn gắn với đặc điểm văn hóa - xã hội - tự nhiên và trình độ phát triển khác nhau của mỗi đô thị, góp phần phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước sức ép về nhà ở và quỹ đất hạn hẹp, không gian xanh bị xâm hại, thu hẹp dần, thiếu cả số lượng và chất lượng. Tỉ lệ cây xanh trên đầu người ở nhiều thành phố nước ta còn thấp.
Về mặt kiến trúc, quy hoạch trong các thành phố chưa phát huy được lợi thế của điều kiện tự nhiên, các kinh nghiệm truyền thống của thế hệ đi trước trong việc tạo dựng môi trường ở xứ nhiệt đới. Về mặt quản lý và sử dụng công trình, chưa chú trọng vào vấn đề tiết kiệm năng lượng, việc quản lý chất thải, khí thải chưa được thực hiện triệt để. Về quy hoạch, chưa có sự nghiêm túc trong quản lý, giám sát thực hiện, dẫn đến tình trạng diện tích không gian xanh, không gian công cộng bị cắt xén.
Vì vậy, cần coi trọng không gian xanh trong quy hoạch đô thị, coi không gian xanh là tài sản quý cần bảo vệ và phát triển. Thiết lập hệ thống không gian xanh trong đô thị, cần coi trọng đầu tư chiều sâu.
Bảo vệ môi trường Thủ đô: Nhiệm vụ cấp bách, chiến lược
DNTH: Tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vào cuối năm 2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã giao nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cho Hà Nội là tập trung bảo vệ môi trường, giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải, không khí,...
Việt - Pháp cùng nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu trong nông nghiệp
DNTH: Đại sứ Pháp tại Việt Nam chia sẻ về việc tăng cường hợp tác song phương và đa phương nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đắk Nông: Chủ động các giải pháp cho mùa khô hạn năm 2025
DNTH: Trước tình trạng nắng hạn kéo dài, thiếu nước tưới gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến cây trồng trong mùa khô năm 2024. Do đó, ngay từ cuối năm 2024 lãnh đạo tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo sở nông nghiệp cùng các địa phương...
Ấn tượng Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh”
DNTH: Sáng ngày 28/12/2024, Lễ trao giải cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh” do Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức đã chính thức diễn ra tại Trường Tiểu học và Trung học...
Tính toán kỹ lưỡng chu kỳ kiểm định khí thải
DNTH: Việc quy định chu kỳ kiểm định ngắn hơn đối với xe có thời gian sử dụng cao, tạo động lực chuyển đổi phương tiện, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường không khí, đặc biệt là tại các đô thị như kinh nghiệm...
Bamboo Capital bắt tay Foxlink và Micro Electricity phát triển năng lượng tái tạo
DNTH: Ngày 9/12, Tập đoàn Bamboo Capital cùng Foxlink và Micro Electricity đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược. Theo thỏa thuận, ba doanh nghiệp sẽ cùng hợp tác để phát triển các công nghệ và giải pháp dịch vụ dữ liệu năng lượng cho...
Đô thị cuộc sống
-
Để nông dân thành doanh nhân
-
Tứ Kỳ (Hải Dương): Xử phạt 35,3 triệu đồng tài xế không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, không mang...
-
“Thị trấn trẻ” Nham Biền nỗ lực chuyển mình tạo bước đệm đột phá
-
Nông dân miền Tây tất bật chuẩn bị hoa phục vụ thị trường Tết
-
Khi chế tài đủ sức răn đe
-
Hàng nghìn chậu nho cảnh cung ứng cho thị trường Tết
Sống khỏe
-
Chất lượng không khí nguy hại, bác sĩ nêu lý do nên cho học sinh nghỉ học
-
Người dân chú ý bảo vệ sức khỏe giữa mùa ô nhiễm
-
Prudential khởi động chương trình "Tăng cường sức khỏe chủ động" nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khi hậu và...
-
Ô nhiễm không khí, Bộ Y tế khuyến cáo chi tiết các biện pháp bảo vệ sức khỏe
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...