Bất động sản ven biển: Hạ tầng chưa bắt kịp tốc độ phát triển

14:31 | 14/08/2019

DNTH: Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đang ở một trong những giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất từ trước tới nay. Nhiều chủ đầu tư đổ xô lấn sân qua bất động sản ven biển khiến xuất hiện rất nhiều dự án mới, điều này kéo theo hệ lụy hạ tầng giao thông kết nối không theo kịp và trở thành rủi ro cho tương lai.

Phóng viên Báo Người Tiêu Dùng có cuộc trao đổi với ông Vũ Lý Cung, Phó Tổng Giám đốc CTCP Dịch vụ Bất động sản Danh Khôi Việt (DKRV) - đơn vị đang kinh doanh tiếp thị khá nhiều sản phẩm bất động sản ven biển nhiều năm qua.

Rất nhiều dự án ven biển công bố trong thời gian qua.

Vì sao bất động sản ven biển phát triển mạnh trong thời gian qua?

Ông Vũ Lý Cung:

Đường bờ biển Việt Nam dài 3.260km không kể các đảo. Trong đó có những bãi biển được các tờ báo uy tín trên thế giới bình chọn nằm trong top đầu “đẹp nhất hành tinh”. So với những nước lân cận trong khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, Việt Nam còn tiềm năng phát triển du lịch biển rất lớn.

Đồng thời, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 31/12/2011) định hướng ưu tiên lớn nhất là tập trung phát triển dòng sản phẩm du lịch biển, mở ra nhiều cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam.

Trong 5 năm gần nhất của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, nhiều tập đoàn Việt Nam như Vinpearl, FLC, Sun Group... tham gia phát triển và hình thành những khu nghỉ dưỡng ven biển đẳng cấp 4-5 sao.

Các đường bay quốc tế mới mở càng tạo sự phát triển sôi động cho thị trường bất động sản, chẳng hạn sân bay quốc tế Cam Ranh với các đường bay thẳng từ Macau, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nga, Thái Lan...

Khánh Hòa đón gần 3,4 triệu lượt khách du lịch trong 6 tháng đầu năm 2019 (tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, khách quốc tế chiếm hơn 1,7 triệu lượt (tăng gần 24%).

Rõ ràng thị trường bất động sản du lịch ven biển của Việt Nam đang phát triển khá nhanh.

Bất động sản ven biển mà cụ thể là các dự án vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng mang lại điều gì cho các địa phương, nhà đầu tư và khách hàng?

Ông Vũ Lý Cung:

Về địa phương: Việc thu hút đầu tư từ doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngoài, giúp tăng ngân sách đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Nhiều du khách biết đến, giá trị khai thác du lịch tăng và doanh thu du lịch của địa phương sẽ cao hơn.

Về nhà đầu tư: Họ có thêm kênh đầu tư bền vững mới để bổ sung cho danh mục đầu tư của mình. Mở ra nhiều cơ hội được đồng hành hoặc vươn đến đủ sức cạnh tranh với những thương hiệu quốc tế khác ngay tại thị trường bất động sản Việt Nam.

Với khách hàng: Có tiện nghi nghỉ dưỡng chất lượng 4-5 sao ngay tại Việt Nam mà không phải đi ra nước ngoài. Được cơ hội đầu tư kết hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng cho bản thân, gia đình và bạn bè. Mở ra nhiều cơ hội đầu tư các bất động sản hoặc dịch vụ ở đi kèm khi phát triển du lịch nghỉ dưỡng như: Nhà nghỉ, khách sạn 2-3 sao, kinh doanh cho thuê / buôn bán các đặc sản địa phương... Dân địa phương có thêm nhiều cơ hội công ăn, việc làm thúc đẩy đời sống ngày càng được nâng cao.

Các dự án đều rất quy mô và thay đổi bộ mặt của cả một khu vực ven biển.

Sự phát triển nhanh chóng, ồ ạt có thể dẫn tới hậu quả gì?

Ông Vũ Lý Cung:

Xét về góc độ làm bất động sản tại Việt Nam thì sự phát triển nhanh nào cũng có mặt tốt và mặt chưa tốt. Việc du khách quốc tế đến quá đông, trong khi đó hạ tầng khu vực chưa phát triển theo kịp dẫn tới sự quá tải hoặc phục vụ chưa chu đáo.

Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới có nhiều khu nghỉ dưỡng dù nằm ở vị trí đắc địa, xây dựng rất đẹp nhưng lại vắng khách. Có nhiều khu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế nhưng nằm cách xa khu dân cư, kết nối hạ tầng kém dẫn tới vắng khách. Cho nên, trong tốc độ phát triển nghỉ dưỡng thì hạ tầng cần có sự tương quan đồng bộ với nhau nhiều hơn.

Đã có rất nhiều dự án bị gãy gánh giữa đường. Vậy làm sao để hạn chế những rủi ro này?

Ông Vũ Lý Cung:

Năng lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư dự án đóng vai trò quan trọng trong phát triển một bất động sản nghỉ dưỡng.

Họ cần có sự phân tích, điều chỉnh và cân bằng lợi ích giữa “kinh doanh bất động sản” với “làm du lịch” để hạn chế việc dự án đứng hình.

Ở góc độ nhà đầu tư cá nhân, việc đầu tư bất động sản có liên quan đến du lịch nghỉ dưỡng cần được nhà đầu tư cá nhân đưa vào danh mục đầu tư trung và dài hạn thay vì ngắn hạn như trước.

Theo Người tiêu dùng

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô

DNTH: Hà Nội đang chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ về hạ tầng khi hàng loạt dự án giao thông chiến lược được triển khai, trong đó nổi bật là dự án cầu Tứ Liên – cây cầu mang tính biểu tượng kết nối trung tâm Thủ...

Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5

DNTH: Ban An toàn giao thông TP Hà Nội vừa công bố các số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh từ người dân về tình hình giao thông trên địa bàn.

Báo chí tiếp lửa cho startup

DNTH: Hành trình khởi nghiệp đầy chông gai, thách thức luôn có người bạn đồng hành tin cậy là các cơ quan truyền thông, báo chí. Với vai trò là cầu nối thông tin, lan tỏa câu chuyện khởi nghiệp, Báo chí chính là điểm tựa vững chắc,...

Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử

DNTH: Những năm trở lại đây, thói quen đọc sách của độc giả bận rộn, đặc biệt độc giả doanh nhân đã có những thay đổi đáng kể. Xu hướng nghe đọc và trải nghiệm trên các nền tảng điện tử trở thành một nhu cầu và thói quen...

Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng

DNTH: Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ Toàn Cầu (Công ty Toàn Cầu) ngày 18/3/2025 đã có văn bản đề xuất xin phá dỡ công trình “Hàm cá mập” tại số 7 Đinh Tiên Hoàng (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hình thức không...

Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"

DNTH: Sáng nay, ngày 4/4/2025 tại Khu du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc, TP. Thanh Hóa, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc...

XEM THÊM TIN