Biên khu Việt Quế - Tiểu thuyết lịch sử hào hùng

19:43 | 16/12/2023

DNTH: “Biên khu Việt Quế” là cuốn tiểu thuyết khắc họa sâu sắc về nghĩa tình quốc tế cao cả giữa hai đội quân cách mạng Việt Nam và Trung Quốc, vừa được nữ nhà văn, Trung tá Phạm Vân Anh cho ra mắt bạn đọc.

ảnh 1
Tiểu thuyết "Biên khu Việt Quế" của Trung tá, nữ nhà văn Phạm Vân Anh vừa mới xuất bản.

Buổi ra mắt tiểu thuyết “Biên khu Việt Quế” có sự tham gia đặc biệt của những nguyên mẫu trong Tiểu thuyết “Biên khu Việt Quế”, Thầy thuốc ưu tú Thân Văn Nhã, 94 tuổi, người chiến sĩ quả cảm đã vượt ngàn ngọn núi lớn bằng chân trần trên đá tai mèo sắc nhọn, chiến đấu ngoan cường trong các trận đánh nơi biên khu Việt Quế năm 1949. Cùng sự hiện diện của gia đình Đại tá Hoàng Long Xuyên, nguyên Giám đốc công an Liên khu Việt Bắc và gia đình Liệt sĩ Ngọc Trình, 1 trong 34 chiến sĩ của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân…

9870-1702716508-z4980191187685-808500516c2e26ba29b1e1bc4a002823
Quang cảnh buổi ra mắt tiểu thuyết Biên khu Việt Quế của nhà văn quân đội Phạm Vân Anh.

Bên cạnh đó là sự có mặt của đại diện Đại sứ quán nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, ông Bành Thế Đoàn, Tham tán văn hóa; ông Từ Hồng, Bí thư thứ nhất và ông Hoàng Hoa Hiến, Bí thư thứ hai. Cùng đại diện Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang; các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu - lý luận; Cục Truyền thông Công an Nhân dân; Nhà xuất bản QĐND; Bộ Tư lệnh BĐBP và các nhà văn, các nhà khoa học, các  nhà báo, các bạn bè, đồng nghiệp thân quý của nhà văn Phạm Vân Anh.

Buổi lễ ra mắt diễn ra trong không khí nghiêm trang không kém phần ấm cúng khi tất cả cùng hồi tưởng về quá khứ, lịch sử hào hùng qua những thước phim, chia sẻ của những người đi trước.

9870-1702717215-z4980191182729-ed622fb9048ed559853fd91b327dcf39
Trung tướng Phùng Khắc Đăng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phát biểu. 

Tâm huyết hoá những áng văn sống động

Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh sinh năm 1980 tại Hải Phòng, hiện đang là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Chi hội phó Chi hội Nhà văn Quân đội, Phó Giám đốc Điện ảnh - Truyền hình Biên phòng, thành viên Nhóm dịch giả nữ Hà Nội.

Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh trong sáng tác có thế mạnh ở nhiều thể loại: Thơ, trường ca, truyện ngắn, kịch bản phim tài liệu, ca khúc… với nhiều giải thưởng song với thể loại tiểu thuyết, các bạn văn vẫn chờ đợi một dấu ấn của chị. Cho đến tác phẩm “Biên khu Việt Quế” ra mắt đã thực sự tạo nên một dấu mốc văn xuôi quan trọng trong sự nghiệp của chị.

9870-1702718169-z4979518122912-4213150ba4786dc3a3ceade1c4fc66bc
Cụ Thân Văn Nhã (ngồi giữa) xúc động kể lại những năm tháng hào hùng .

Chia sẻ về sự ra đời của cuốn sách, nhà văn cho biết, trong quá trình xây dựng kết cấu cuốn tiểu thuyết “Biên khu Việt Quế” (viết về những đóng góp quan trọng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn năm 1949, góp phần giúp cách mạng Trung Quốc giải phóng ba tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông), đồng thời tham gia các hoạt động thiện nguyện hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì Covid-19, được chứng kiến những câu chuyện đầy xúc động về những con người tràn đầy tinh thần cống hiến, xả thân vì cộng đồng, trong đó có đồng chí, đồng đội của mình, chị đã cầm bút để viết về họ.

“Binh pháp” mà chị muốn nói đến chính là sức mạnh đoàn kết, ý thức trách nhiệm, sự dấn thân cao cả và lòng nhân ái của người Việt, tinh thần Việt. Các nhân vật được đề cập trong tập sách đều là người thật, việc thật và có tính tiêu biểu, đại diện nên tính phản ánh báo chí cao. Chị đã dùng ngôn ngữ bút ký văn học có sức gợi, lôi cuốn và xây dựng hình tượng, sử dụng bút pháp ẩn dụ để lồng ghép nhiều thông điệp ý nghĩa trong đó. Những câu chuyện được kể bằng sự kết hợp giữa tính thời sự của báo chí và cách kể chuyện tỉ mỉ, cảm xúc theo chiều kích thời gian từ năm 2020 khi đại dịch tràn vào nước ta đã phản ánh theo đề tài, tôn trọng những suy nghĩ nội tâm của nhân vật, có tính khái quát cao, trải rộng nhiều vùng miền. Nhà văn Phạm Vân Anh cho biết, chị đã dồn hết tâm lực cho tác phẩm “Biên khu Việt Quế”, chạy đua với thời gian để tiểu thuyết ra đời.

Picture1
Nữ nhà văn, Trung tá Phạm Vân Anh hiện công tác tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

Vẻ đẹp trong từng câu chữ thấm đượm nghĩa tình quốc tế chan hoà

Cách đây hơn 70 năm, mùa hè năm 1949, theo mệnh lệnh của Trung ương Đảng, Bác Hồ và Bộ Tổng Tư lệnh, quân đội ta đã cử một số đơn vị gồm 4 tiểu đoàn và 3 đại đội độc lập chia làm hai cánh hành quân băng rừng, vượt núi sang Trung Quốc để cùng với các đơn vị Giải phóng quân Trung Quốc tham gia chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn, truy quét những nhóm quân Quốc dân đảng cuối cùng tại một số khu vực ở miền Nam Trung Quốc.

Chiến dịch kết thúc thắng lợi ngay trước khi Cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời (1/10/1949). Đây được coi là một trong những sứ mệnh quốc tế đầu tiên mà quân đội ta thực hiện khi điều kiện trong nước đang diễn ra cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ ác liệt chống thực dân Pháp.

9870-1702717615-z4979518174566-4a90832c04b06e7ce111b042c2991e96
Ông Bành Thế Đoàn- Tham tán Văn hóa Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa phát biểu cảm ơn.

Trong điều kiện trang bị còn thiếu thốn, nhưng chúng ta vẫn cử sang Trung Quốc những đơn vị tốt nhất, với phương châm “giúp bạn như giúp mình”. Tinh thần anh dũng, ý chí kiên cường, đức hy sinh cao cả, tinh thần quốc tế trong sáng của bộ đội Việt Nam trong những ngày tháng sống, chiến đấu trên đất Trung Quốc đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và các chiến sĩ Trung Quốc. Đặc biệt, tinh thần hiệp đồng chiến đấu, chia ngọt sẻ bùi giữa quân đội hai nước được thể hiện nồng ấm qua các trận đánh và trong sinh hoạt thường ngày.

Cuối tháng 9/1949, lãnh đạo và Nhân dân các vùng giải phóng nồng nhiệt tiễn đưa đoàn quân vang khúc khải hoàn trở lại Việt Nam. Tiểu thuyết mô tả quá trình chiến đấu anh dũng của bộ đội Việt Nam phối hợp tác chiến với quân giải phóng Trung Quốc trên tinh thần quốc tế vô sản. Nhiều nhân chứng đồng thời là nhân vật trong tiểu thuyết sau độ lùi thời gian nhìn lại những cống hiến máu xương của bộ đội Việt Nam và quân giải phóng Trung Quốc để bảo vệ nhân dân hai nước là hết sức có ý nghĩa.

Nội dung tiểu thuyết Biên khu Việt Quế có thể dễ tóm tắt ngắn gọn như trên, song dư âm của nó nằm ngoài văn bản chắc chắn sẽ luôn sâu đậm trong trí óc bạn đọc. Chúng ta thấy ở đó tầm nhìn xa trông rộng của Đảng ta, của Hồ Chủ tịch trong các mối ứng xử quốc tế, nhất là một đất nước núi liền núi, sông liền sông như Trung Quốc với nước ta. Cách mạng Trung Quốc, trước dấu mốc 1/10/1949 là cuộc đấu tranh cực kỳ gian khổ, thù trong giặc ngoài với nhiều nét tương đồng với cách mạng Việt Nam.

9870-1702716637-z4979518152031-4c3dc9aa0ac7f5cb221864f8f6870a7d
Trung tá, Nhà văn Phạm Vân Anh tặng sách cho bạn đọc tại lễ ra mắt. Tác giả cho biết, chị đã dồn hết tâm lực cho tác phẩm, chạy đua với thời gian để tiểu thuyết ra đời. “Biên khu Việt Quế” là một dấu mốc văn xuôi quan trọng trong sự nghiệp cầm bút của mình.

Theo Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai - Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, trong chương trình đầu tư sáng tác tiểu thuyết sử thi và trường ca của Bộ Quốc phòng giao cho Văn nghệ quân đội thực hiện năm 2023, tiểu thuyết “Biên khu Việt Quế” của Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh đã khai thác được tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, “giúp bạn cũng là giúp mình” mà Bác Hồ ra chỉ thị thành lập Bộ Tư lệnh Thập Vạn Đại Sơn có nhiệm vụ sang “Giúp giải phóng quân xây dựng một khu giải phóng vùng Ung - Long - Khâm (huyện Ung Ninh, Long Châu, Khâm Châu)…”.

Biên khu Việt Quế đã được Phạm Vân Anh triển khai với sự nồng hậu nhưng điềm tĩnh, tươi tắn bay bổng nhưng chặt chẽ chắc tay, các chi tiết, sự kiện tuy được văn chương hóa song đều từ nền tảng sự thật. Và nhất là, tình người, tình đồng chí đồng đội, tinh thần nhân văn, tính trong sáng vô tư giúp đỡ lẫn nhau của hai đội quân cách mạng Việt Nam và Trung Quốc đã được ngòi bút Phạm Vân Anh phản ánh chân thực và sinh động tới tầng bản chất.

Những áng văn vừa bay bổng vừa thanh thoát vừa dồn dập, căng đầy được hoàn thành từ sức ép nhiều mặt đặc biệt đã khai thác đúng sở trường của tác giả, một chiến sĩ biên phòng gắn bó với biên cương, cột mốc đã hàng chục năm đã thể hiện một cách chân thật nhất hình ảnh chiến sĩ hai bên biên giới với tình cảm sâu sắc.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025

DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt

DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...

Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử

DNTH: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là...

Hành trình đi tìm hương vị trong phố

DNTH: Hà Nội - nơi mỗi món ăn là một mảnh ghép ký ức. Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố Cổ Hà Nội" ra đời từ cái duyên gặp gỡ của nhóm thi họa và những người trót yêu Hà Nội cùng chung một khát vọng: lưu giữ và lan tỏa những...

XEM THÊM TIN