Biệt phủ rộng hàng ngàn mét vuông án ngữ Đê hữu Kinh Môn, Hải Dương

07:01 | 08/12/2022

DNTH: Tại khu vực đò Bãi Mạc, xã Thượng Quận, thị xã Kinh Môn, Hải Dương, có một gia đình xây dựng biệt phủ rộng hàng ngàn mét vuông, có dấu hiệu vi phạm hành lang đê điều, cản trở việc thoát lũ, có nguy cơ mất an toàn Đê hữu Kinh Môn.

Theo thông tin của người dân đến cơ quan báo chí, trong một thời gian dài xây dựng từ năm 2021 đến năm 2022 gia đình ông bà Bên – Dụ không bị bất kì sự can thiệp nào của cơ quan chức năng sở tại khi xây dựng biệt phủ rộng hàng ngàn mét vuông ngay sát Km8+341 của Đê hữu Kinh Môn, đoạn qua xã Thượng Quận, thị xã Kinh Môn. 

Hình ảnh biệt phủ được xây dựng từ năm 2021 (ảnh cắt từ video nhìn từ trên cao)
z3950205179217_118d81cc53d5cce1d6880ac4c5fe80bc
Những hàng rào thép dài vài trăm mét được dựng lên xung quanh công trình

Thực tế tại thời điểm hiện tại, thật ngạc nhiên khi biệt phủ hàng ngàn mét vuông đã được xây dựng xong và đưa vào sử dụng. Với những hàng rào thép kiên cố, những tường đá chắc chắn, những chiếc cổng gỗ to đẹp; bên trong hoàn toàn khép kín với nhà ở, vườn cây, ao cá.

Vidoe quy mô khủng của biệt phủ án ngữ Đê hữu Kinh Môn sau khi hoàn thành

Chiều dài công trình từ đò Bãi Mạc về phía đê có lẽ phải đến hàng trăm mét, khi chúng tôi di chuyển trên ô tô với tốc độ 15km/h cũng khá lâu để đi hết công trình.

Cổng gỗ bề thế trên đường từ đê vào đò Bãi Mạc
Cổng gỗ bề thế trên đường từ đê vào đò Bãi Mạc
z3950205106723_39cbea27cd751caf1445ddb9a684048b
Vườn cây, ao cá cũng có đầy đủ trong công trình
z3950205131060_d4898aee00eed74980d45573c9f5c3c2
Tường bao của công trình lấn sát đường xuống đò Bãi Mạc

Việc ngang nhiên xây dựng công trình trong hành lang bảo vệ đê điều không những ngang nhiên thách thức pháp luật, cản trở hành làng lang thoát lũ, an toàn đê điều mà còn tiềm ẩn nguy cơ cho cả gia đình sống trong biệt phủ trong mùa mưa lũ.

Vậy tại sao các cơ quan quản lý nhà nước như UBND xã Thượng Quận, UBND thị xã Kinh Môn, Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương) lại không biết việc này, để sai phạm diễn ra trong thời gian dài mà không có sự can thiệp?

Hay có “lợi ích nhóm” khi phóng viên đặt lịch làm việc tại trụ sở UBND xã Thượng Quận mà đến nay gần 10 ngày trôi qua, chưa có câu trả lời? Phóng viên tiếp tục liên lạc với ông Bùi Văn Lượng - Chủ tịch xã qua số điện thoại 0904.994.xxx để tìm câu trả lời, nhưng chỉ nhận những tiếng tút trong vô vọng.

Phóng viên cũng đặt lịch làm việc với UBND thị xã Kinh Môn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với mong muốn tìm câu trả lời. Tuy nhiên phóng viên vẫn chưa nhận được phản hồi thông tin.

Kính mong các cơ quan chức năng UBND tỉnh Hải Dương, Thanh tra tỉnh Hải Dương sớm vào cuộc thanh, kiểm tra nhằm xử lý những sai phạm của các cá nhân, tổ chức nhằm tạo sự bình đằng trong nhân dân, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Tại khoản 5, Điều 7 Luật Đê điều 2006 quy định không cho phép xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Phá hoại đê điều.
  2. Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật này quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.
  3. Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.
  4. Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều.
  5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.
  6. Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.
  7. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.
  8. Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.
  9. Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
  10. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ. 
  11. Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều."

Mức xử phạt vi phạm: Điều 20, Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều

Phạt tiền: Đối với hành vi xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống, lũ, lụt, bão công trình phụ trợ và công trình đặc biệt sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Điều 20. Vi phạm các quy định tại Điều 7 của Luật đê điều:

  1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. a) Để vật liệu ở lòng sông, bãi sông gây cản trở dòng chảy, thoát lũ và trong hành lang bảo vệ đê điều với khối lượng từ 200 m3 trở lên;
  3. b) Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt;

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng đối với hành vi vi phạm.

Điều 20. Vi phạm các quy định tại Điều 7 của Luật đê điều

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  2. c) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa theo chuẩn mực đạo đức cách mạng

DNTH: Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh: "Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác học tập, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, 'tự soi', 'tự sửa' theo chuẩn mực đạo đức cách mạng".

1.338 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong nửa đầu năm 2024

DNTH: Thống kê của Bộ Nội vụ cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, có 1.338 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật, trong đó có 139 cán bộ, 432 công chức, 767 viên chức.

Chống tham nhũng là kiên quyết cắt bỏ những 'cành cây sâu mọt'

DNTH: Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân tin yêu gọi là “Đảng ta”. Bởi lợi ích, mục tiêu của Đảng là “lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc”. Các đảng viên phải luôn lấy phụng sự Tổ quốc, phục vụ Đảng, phục vụ nhân...

Khởi tố cựu Phó Giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Gia Lai

DNTH: Ngày 3/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Phương, cựu Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chi nhánh Gia Lai.

PV GAS tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

DNTH: Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Nghị quyết của Đảng ủy Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) về tăng cường sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu...

Hải Dương: Kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến dự án, gói thầu do Công ty AIC thực hiện

DNTH: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa có thông báo 1348-TB/TU về kết quả xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Cán sự đảng UBND...

XEM THÊM TIN