Biệt thự tiền tỷ "cởi trần" thành nơi ở của lao động nghèo
09:06 | 17/07/2019
DNTH: Những căn biệt thự kiên cố, trị giá hàng tỷ đồng vẫn đang trong tình trạng “cởi trần” tại nhiều khu đô thị giữa lòng thủ đô, trở thành nơi ở của những lao động bình dân xa quê.
Không phải chật vật tìm kiếm chỗ ở trong những khu ổ chuột hay sống tạm bợ trong lều lán, giờ đây cuộc sống của người lao động thu nhập thấp được “nâng cấp” hơn khi sống trong những căn biệt thự … “cởi trần” bỏ hoang.
Căn biệt thự kiên cố mới chỉ được hoàn thiện phần bên ngoài, cửa được che chắn bằng những tấm gỗ tạm bợ.
Lao động bình dân nhưng sống trong “biệt thự" bạc tỷ
Khu đô thị mới Hạ Đình thuộc quận Thanh Xuân với quy mô 7.49ha được xem là khu đô thị mới kiểu mẫu hiện đại, đã được đưa vào sử dụng nhiều năm nay nhưng vẫn chưa lấp đầy, lại thêm phần lem nhem bởi những căn nhà chưa hoàn thiện, trở thành chỗ ở của nhiều công nhân xây dựng, lao động nghèo.
Cắm xong nồi cơm dân dụng to cho hàng chục người ăn, ông P. V. T (Nghệ An) chia sẻ: “Chúng tôi sống ở đây được gần nửa năm nay, từ khi dự án chung cư phía sau khởi công. Rất may mắn là chúng tôi đã thuê được căn nhà này. Vừa tiện đi lại đến công trường, vừa có chỗ cho anh em yên tâm sinh hoạt, ăn ở”.
Theo quan sát của phóng viên, căn biệt thự 4 tầng này có diện tích khoảng 60m2, không có cửa mà được che chắn bằng các tấm bạt, chưa được trát tường, lát gạch, cũng không có công trình phụ, giường ngủ được công nhân kê tạm bợ, quần áo treo đầy quanh chỗ ngủ và ô cửa sổ,... khiến căn nhà vốn đã nhếch nhác lại thêm phần xấu xí hơn.
“Căn biệt thự này có chủ rồi, nhưng họ chưa cần dùng đến hoặc chưa bán được với giá cao nên vẫn để vậy cho thuê, khi nào cần sử dụng thì họ hoàn thiện sau. Chúng tôi thuê ở đây một tháng giá là 15 triệu đồng, cho khoảng 30 đến 40 công nhân ở tùy từng thời điểm. Với công nhân xây dựng thì được ở nhà kiên cố, chắc chắn, thông thoáng như thế này là rất mừng rồi, còn hơn trước kia phải sống trong các lán tôn tạm bợ tại công trường, mùa này thì nóng lắm", ông T. vui vẻ kể.
Cuộc sống sinh hoạt của người lao động bên trong những căn biệt thự cởi trần.
Theo khảo sát, có đến khoảng một nửa biệt thự tại khu đô thị mới Hạ Đình đang trong tình trạng chưa hoàn thiện. Vì trong ngõ không thuận tiện cho việc kinh doanh, buôn bán nên phần lớn nhà đều được công nhân lao động thuê để ở, còn lại vẫn trong tình trạng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm; thậm chí trở thành nơi tập kết rác của các hộ dân cư xung quanh.
Không chỉ khu đô thị Hạ Đình, không ít những căn biệt thự trong dãy biệt thự liền kề tại khu đô thị Mễ Trì cũng đang trong tình trạng “cởi trần” phơi nắng nhiều năm nay.
Vợ chồng anh Mạnh, chị Tuyết (Thanh Hóa) đã rời quê hương lên Hà Nội nhiều năm chia sẻ: "Ở quê làm ruộng không đủ trang trải cuộc sống nên hai vợ chồng tôi lên đây làm ăn. Khu này đông dân cư, đi lại dễ dàng nên giá thuê cũng có cao nhưng rất thuận lợi nên chúng tôi mở quán ăn, mà tầng trên gia đình lại có thể sinh hoạt ở đây luôn nên cũng hợp lý".
“Người tính không bằng trời tính”
Tình trạng cho thuê những căn biệt thự chưa hoàn thiện như trên cũng diễn ra khá phổ biến ở một số khu đô thị khác như Mỹ Đình, Mễ Trì, Trung Văn (Từ Liêm), Xa La, Văn Quán, Việt Hưng. Mỗi căn biệt thự một số phận, may mắn thì được cho thuê làm nhà ở cho công nhân, quán cơm bình dân,... còn không thì lại để không phơi nắng, phơi mưa.
Nhìn cảnh căn nhà giá trị hàng tỷ bạc ngày ngày xuống cấp, chủ căn biệt thự tại Khu đô thị Xa La, Hà Đông không khỏi chạnh lòng, buốt ruột. Vì nhiều lần rao bán không được, lỗ nhiều so với lúc mua, tiếc của, anh bèn cho thuê căn biệt thự với giá 7 triệu đồng/tháng để làm quán cà phê. "Chưa bán được thì đành cho thuê kiếm chút tiền còn hơn để hoang. Mặt khác, cho thuê lại có người trông nom, dọn dẹp, nhà không bị nhanh xuống cấp", chủ biệt thự tâm sự.
Lý giải cho hiện tượng trên, nhiều ý kiến cho rằng, đây là hệ quả của một thời gian dài thị trường bất động sản phát triển bùng nổ, người người, nhà nhà đầu tư bất động sản. Những nhà đầu tư thứ cấp đã quá kỳ vọng vào một nhu cầu “ảo” mang tính đầu cơ hơn là nhu cầu thực tế của người dân. Phần lớn việc đổ tiền xây dựng những căn biệt thự hiện đại này để đón đầu quy hoạch, hưởng lợi từ quy hoạch đô thị mới... Tuy nhiên, thị trường bất động sản luôn có những biến động, khiến việc bán các căn biệt thự này trở nên khó khăn. Thậm chí không ít các doanh nghiệp trong một thời gian dài vướng phải lãi suất cao của ngân hàng đã không đủ tiềm lực tài chính để hoàn thiện những dự án bất động sản này.
Chia sẻ với báo chí, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng, nhà đang bị bỏ hoang đều thuộc dạng biệt thự, biệt thự liền kề, thuộc nhà chia lô, chủ đầu tư xây thô, bàn giao nhà hoàn thiện. Trong khi thực tế, người dân vẫn thiếu nhà ở nhưng là nhà ở thu nhập thấp.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc lựa chọn phân khúc đầu tư chưa phù hợp với nhu cầu của đa số các đối tượng xã hội, việc kinh doanh các dự án phát triển nhà ở còn nhiều bất hợp lý, cụ thể nhất là phương thức chia lô, bán nền, bán nhà xây thô; bàn giao nhà hoàn thiện.
Có thể thấy, hiện không ít các biệt thự đến nay được tận dụng, cho thuê nhằm tránh lãng phí, mang lại lợi ích nhất định cho dân kinh doanh, người lao động tự do, nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài, và tất nhiên cũng là điều mà phần đông còn lại của giới kinh doanh nhà đất không hề mong muốn vì đó là biểu hiện cho sự ế ẩm của thị trường bất động sản.
Theo Hồng Hạnh
Reatimes
Cùng chuyên mục
- Tags:
- lao động bình dân /
- trị giá hàng tỷ đồng /
- biệt thự kiên cố /
- lao động nghèo /
- Biệt thự /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
DNTH: Theo Quyết định số 71 của UBND TP Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất có hiệu lực từ ngày 20/12/2024, áp dụng đến ngày 31/12/2025, giá đất tại 10 tuyến phố trung tâm chạm ngưỡng 695,3 triệu đồng/m2.
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
DNTH: Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 500 hộ trồng cây, hoa kiểng với đủ các loại như: hoa giấy, mai vàng, cúc mâm xôi, cát tường, hướng dương, đặc biệt là hoa vạn thọ được trồng nhiều nhất với số lượng hơn 1 triệu chậu. Vụ hoa...
Hà Nội đề xuất duy trì Sở GTVT, Sở Xây dựng khi sắp xếp bộ máy
DNTH: Theo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, UBND Tp.Hà Nội đề xuất tiếp tục duy trì 10 sở và tương đương, hợp nhất một số sở.
Mức thưởng bình quân tăng, người lao động Bình Dương an tâm đón Tết
DNTH: Theo báo cáo từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, đến nay đã có 1.771 doanh nghiệp gửi báo cáo, trong đó 1.676 doanh nghiệp công bố kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán 2025, cho thấy sự chủ động và cam kết từ các...
Rộn ràng không khí Giáng sinh trên cả nước
DNTH: Cả nước lúc này như một thế giới kỳ diệu, lấp lánh sắc màu. Các nhà thờ, các xóm đạo, họ đạo, phố phường, làng mạc khoác lên mình tấm áo mới lung linh, rực rỡ để cùng chúc nhau đón một mùa Giáng sinh 2024 an lành, đầm...
Nhiều học sinh bị đa chấn thương nặng do chơi pháo nổ tự chế
DNTH: Liên tiếp các vụ nổ liên quan đến pháo tự chế những ngày cuối năm đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng trẻ em chơi pháo dẫn tới nguy hiểm tính mạng. Tạp chí Doanh nghiệp Thương hiệu nông thôn dẫn đăng bài viết...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...