Bình Định: 10 năm làm nên diện mạo mới các vùng nông thôn

09:30 | 02/10/2019

DNTH: Sáng 1/10, UBND tỉnh Bình Định đã long trọng tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011 – 2020.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định (giữa); ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định (bìa phải) và ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định (bìa trái) đồng chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Bình Định; ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Bình Định cùng lãnh đạo các Sở, ngành trong tỉnh.

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, báo cáo tại hội nghị: Năm 2011, Bình Định bắt đầu triển khai xây dựng NTM trong bối cảnh hết sức khó khăn, nhất là đối với 3 huyện nghèo thuộc diện 30a; cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế còn hạn chế; nhất là còn 1 bộ phận cán bộ và người dân chưa thấu đáo mục tiêu của chương trình. Thế nhưng nhờ cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến địa phương, cơ sở đều đồng lòng vào cuộc, nên qua 10 năm triển khai, diện mạo nông thôn ở Bình Định đã thật sự khởi sắc, đời sống người dân tiến bộ rõ rệt cả về vật chất lẫn tinh thần.

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, báo cáo tại hội nghị.

Đến nay, Bình Định đã có 2 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn, hoàn thành xây dựng NTM năm 2018; có 77 xã/121 xã đạt chuẩn NTM, vượt 16 xã so nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao; số tiêu chí bình quân/xã đạt 16,7 tiêu chí.

Ngoài ra, hiện Bình Định đang có 2 xã đã đạt từ 15 – 18 tiêu chí; 29 xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí; 13 xã đạt từ 5 – 9 tiêu chí; không có xã nào đạt dưới 5 tiêu chí. Theo kế hoạch, đến năm 2020 Bình Định sẽ có 13 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao theo bộ tiêu chí do tỉnh ban hành.

Điểm nổi bật của Bình Định trong xây dựng NTM là phát triển SX gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.

Những sản phẩm được công nhận theo Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm của TX An Nhơn (Bình Định).

Trong lĩnh vực trồng trọt, Bình Định đã xây dựng cánh đồng mẫu lớn và cánh đồng tiên tiến trồng lúa với diện tích hàng năm trên 11.000ha; liên kết SX, tiêu thụ lúa giống với 79 HTXNN tham gia; phát triển vùng SX rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với 20ha, liên kết tiêu thụ với các siêu thị Coop.mart, Metro và 1 số chợ trong tỉnh.

Phát triển chuỗi liên kết SX bò thịt chất lượng cao (CLC), tiến đến xây dựng thương hiệu “Bò thịt chất lượng cao Bình Định”; chuỗi liên kết SX, tiêu thụ gà giống CLC trên phạm vi cả nước và quốc tế với 35 triệu con/năm tại Cty Giống gia cầm Minh Dư và Cty Giống gia cầm Cao Khanh; xây dựng chuỗi SX, tiêu thụ thịt lợn giữa Bình Định và Đà Nẵng, Huế; xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh lợn trên quy mô toàn huyện Hoài Ân với trên 29.000 hộ chăn nuôi tham gia. Hiện Bình Định đã có 2 cơ sở giết mổ động vật tập trung đã đi vào hoạt động.

Những sản phẩm được công nhận theo Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm của huyện Hoài Nhơn (Bình Định).

Về lĩnh vực lâm nghiệp, Bình Định đã triển khai hiệu quả chuỗi liên kết SX giống cây lâm nghiệp công nghệ cao (CNC) bằng công nghệ nuôi cấy mô với quy mô 10 triệu cây/năm; với công nghệ giâm hom 180 triệu cây/năm tiêu thụ cả trong và ngoài tỉnh; chuỗi kinh doanh cây gỗ lớn với diện tích 10.000ha; liên kết với Cty Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định SX cây dược liệu dưới tán rừng quy mô 300ha tại xã An Toàn (huyện An Lão).

Xây dựng thương hiệu “Cá ngừ đại dương Bình Định” được Cục sở hữu trí tuệ cấp bản quyền; quy hoạch phân khu chức năng vùng nuôi tôm ứng dụng CNC tại xã Cát Thành (huyện Phù Cát) với hơn 206ha; hoàn thành Đề án Khu nông nghiệp ứng dụng CNC phát triển tôm đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với quy mô 406ha; xây dựng Trung tâm cá Koi Nhật Bản – Bình Định với quy mô 300 cá Koi bố mẹ…

Nhờ phát triển kinh tế đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo ở Bình Định giảm dần từng năm, dự kiến đến cuối năm 2019 giảm còn 5,51%.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Bình Định, chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương tập trung xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn sau năm 2020 thật cụ thể, nhất là giải pháp hỗ trợ các địa phương vùng sâu, vùng xa hoàn thành xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức SX theo chuỗi gía trị, đẩy mạnh ứng dụng CNC vào SX; đặc biệt là đẩy mạnh thực hiện chính sách thu hút DN đầu tư vào khu vực nông thôn.

Theo VŨ ĐÌNH THUNG

Báo Nông Nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

XEM THÊM TIN