Bình Định: Mưa lớn gây ngập úng nhiều diện tích cây trồng

09:50 | 27/02/2025

DNTH: Mưa lớn trong những ngày qua khiến nhiều diện tích lúa vụ đông xuân 2024 - 2025 đang làm đòng bị ngập sâu, có nguy cơ hư hỏng.

Cánh đồng lúa đang thời kỳ làm đòng ở huyện Tuy Phước (Bình Định) bị ngập nặng. Ảnh: V.Đ.T.

Cánh đồng lúa đang thời kỳ làm đòng ở huyện Tuy Phước (Bình Định) bị ngập nặng. Ảnh: V.Đ.T.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ ngày 23 - 25/2, khu vực tỉnh Bình Định có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to, tại huyện Vân Canh lượng mưa đo được trong 3 ngày lên đến 179mm.

Mưa lớn tại khu vực thượng nguồn khiến nước sông Kôn dâng cao, tràn về hạ du, gây ngập nặng vùng ven đê Đông giáp đầm Thị Nại thuộc hai huyện Tuy Phước và Phù Cát. Nhiều tuyến giao thông bị nước tràn qua, một số khu dân cư bị cô lập.

Đáng lo ngại, nhiều diện tích lúa đông xuân đang trong giai đoạn làm đòng bị ngập sâu. Nếu tình trạng ngập kéo dài, lúa có nguy cơ hư hỏng hoàn toàn, gây thiệt hại nặng cho nông dân. Bên cạnh đó, nhiều diện tích đậu phộng (lạc) vụ đông xuân ở huyện Tây Sơn cũng bị ngập.

Đậu phộng tại xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) bị ngập. Ảnh: V.Đ.T.

Đậu phộng tại xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) bị ngập. Ảnh: V.Đ.T.

Theo anh Nguyễn Thanh Hà ở thôn Kim Xuyên, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước), năm nay thời tiết quá bất thường, đầu vụ đông xuân 2024 - 2025 lúa mới xuống giống đã gặp mưa lớn, phải gieo lại đến lần thứ ba mới ổn định.

“Hiện lúa đông xuân đã được 2 tháng, bón 3 đợt phân, đang vào giai đoạn làm đòng thì lại bị ngập. Nếu nước không rút sớm, khả năng vụ này coi như thất thu”, ông Hà than thở.

Ông Nguyễn Ngọc Xuân, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước cho biết, các phòng ban chuyên môn của huyện đã xuống địa phương kiểm tra tình hình. Bước đầu xác định khoảng 25ha lúa đang làm đòng bị ngập nặng, trong đó riêng xã Phước Hòa có 20ha.

Mưa lớn trên thượng nguồn khiến nước tràn qua đập Bà Tài nằm trên địa bàn phường Nhơn Hòa (thị xã An Nhơn, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Mưa lớn trên thượng nguồn khiến nước tràn qua đập Bà Tài nằm trên địa bàn phường Nhơn Hòa (thị xã An Nhơn, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

“UBND huyện Tuy Phước đang chỉ đạo các địa phương theo dõi sát diễn biến, triển khai các biện pháp tiêu úng kịp thời để hạn chế thiệt hại. Sau khi nước rút, các xã sẽ kiểm tra, thống kê thiệt hại và báo cáo lên huyện để có phương án hỗ trợ bà con khôi phục sản xuất”, ông Nguyễn Ngọc Xuân chia sẻ.

Còn theo Phòng NN-PTNT huyện Tây Sơn, mưa lớn những ngày qua đã khiến trên địa bàn huyện này có 7ha đậu phộng thuộc dự án liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm tại xã Bình Thuận bị ngập úng, có khả năng bị thiệt hại trên 70%. Tuy nhiên, đây là con số thống kê chưa đầy đủ, các địa phương khác trong huyện đang rà soát, thống kê thiệt hại.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: https://nongnghiep.vn/binh-dinh-mua-lon-gay-ngap-ung-nhieu-dien-tich-cay-trong-d422896.html


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh

DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...

Giống lúa lai GS999 sản xuất thử năng suất đạt 9,4 tấn/ha

DNTH: Giống lúa lai GS999 sản xuất thử nghiệm tại Hậu Giang sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất hơn 9 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn khoảng 3,6 triệu đồng/ha so với đại trà.

Phân bón vi sinh Sumitri – Giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng bền vững, phân bón vi sinh đã trở thành giải pháp tối ưu giúp nông dân cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Người chăn nuôi gặp khó khi tái đàn

DNTH: Từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, giá con giống tăng cao, nguồn cung khan hiếm gây ra nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh Nam Định, nhiều hộ mới tái đàn được khoảng 50% chuồng trại, thậm chí có hộ còn chưa dám...

Điều tiết nước linh hoạt để vượt qua mùa hạn mặn

DNTH: An Giang có 126 công trình kênh, cống, trạm bơm bị ảnh hưởng do mực nước xuống thấp. Công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy sẽ góp phần đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.

Kiểm soát nghiêm ngặt chăn nuôi động vật hoang dã

DNTH: Hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã tại Đồng Nai đang phát triển mạnh, mang lại lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh.

XEM THÊM TIN