Bình ổn giá thị trường dịp Tết Kỷ Hợi 2019
08:37 | 13/12/2018
DNTH: Trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019, theo đánh giá của Sở Công Thương Hà Nội, giá cả thịtrường không có biến động bất thường và mức độ tăng thấp hơn Tết năm trước. Trong những tháng cuối năm 2018, giá cả có khả năng sẽ có xu hướng tăng nhẹ.
![]() |
Bình ổn giá thị trường dịp Tết Kỷ Hợi 2019 |
Giá cả không có biến động bất thường
Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm nay diễn ra vào thời điểm đầu tháng 2/2019 dương lịch. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất, dự trữ hàng phục vụ Tết đã diễn ra nhộn nhịp từ những tháng cuối năm 2018 đến trước Tết. Theo tổng hợp của cơ quan quản lý, tình hình cung cầu thị trường diễn ra sôi động theo quy luật hằng năm vào dịp Tết, lượng hàng hóa dồi dào, chủng loại đa dạng, hình thức mẫu mã đẹp, hàng hóa được tổ chức lưu thông thông suốt trên địa bàn cả nước, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết của người tiêu dùng.
Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn tiếp tục là những địa điểm thu hút người tiêu dùng do tạo sự yên tâm về nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu cũng như các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cả bình ổn. Nhiều siêu thị mở cửa sớm và đóng cửa muộn trong tuần lễ mua sắm Tết cao điểm khiến nguồn hàng cung cấp ra thị trường không bị gián đoạn. Dự trữ hàng hóa trong những tháng cận Tết năm 2019 tăng từ 10% đến 15% so với các tháng trong năm 2018.
Tại địa bàn Thủ đô Hà Nội, sức mua tăng chủ yếu do các yếu tố như kinh tế năm 2018 tăng trưởng tốt, sản xuất công nghiệp, tình hình hoạt động của doanh nghiệp khả quan, lạm phát ở mức thấp và các chính sách thực hiện bình ổn thị trường. Sở Công Thương Hà Nội dự báo, trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, nhu cầu tiêu thụ rau, củ, quả tăng 10- 15%, thịt lợn 18-20%, thịt bò tăng 15%, thịt gà tăng 20%, gạo 5- 7%... Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, mặc dù mức tiêu thụ tăng, nhưng khả năng sản xuất của doanh nghiệp Thủ đô chỉ đáp ứng được 50-65% nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn thành phố. Để giá cả các mặt hàng thiết yếu không biến động lớn, Sở Công Thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp dự trữ hàng tiêu dùng thiết yếu, với tổng giá trị lên đến 28.500 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết năm 2018. Nguồn hàng sẽ được phân bổ vào các kênh sản xuất, phân phối gồm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; doanh nghiệp phân phối, kinh doanh thương mại và các chợ trên địa bàn Thành phố.
Nhu cầu mua sắm của người dân trong thời điểm này tập trung chủ yếu ở các mặt hàng phục vụ quà tặng, chúc Tết như bia, rượu, nước giải khát, hoa quả, thực phẩm tươi sống, đồ cúng... Dự kiến, số lượng một số mặt hàng chuẩn bị phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết năm 2019 (tính cho 2 tháng) gồm 190.600 tấn gạo, 44.000 tấn thịt lợn,14.600 tấn thịt gà, hơn 12.300 tấn thịt bò, 256 triệu quả trứng gia cầm, hơn 254.000 tấn rau củ, 11.200 tấn thủy hải sản, khoảng 3.500 tấn nông lâm sản khô, khoảng 3.000 tấn bánh mứt kẹo, 200 triệu lít rượu, bia, nước giải khát... Ngoài ra là các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, may mặc, điện máy... cũng được đưa vào kế hoạch.
Hiện Sở Công Thương đã tích cực tham mưu, chủ động triển khai Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn, phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Đến nay, đã có 18 doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình; đưa hàng hóa bình ổn tới 10.428 điểm bán hàng phục vụ nhân dân. Các điểm bán hàng bình ổn thuộc doanh nghiệp bình ổn thực hiện treo biển nhận diện theo mẫu quy định.
Năm nay hàng bình ổn chiếm khoảng 30%-40% thị phần. Với sự tham gia của các đơn vị chủ lực trong lĩnh vực phân phối như Saigon Co.op, Satra, Big C, Aeon Citimart, Lotte… cùng hệ thống hơn 4.000 cửa hàng bình ổn mặt hàng lương thực - thực phẩm, hàng thiết yếu Tết sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng với mức giá hợp lý, ổn định trong 2 tháng trước và sau Tết. Đặc biệt trong 2 ngày cận Tết, các doanh nghiệp sẽ giảm giá sâu mặt hàng thịt heo, thịt gà, trứng gà/vịt...
Sang những ngày đầu năm mới âm lịch, hầu hết các chợ, siêu thị đều đóng cửa vào ngày mùng 1 và mùng 2 Tết. Một số siêu thị đã bắt đầu mở cửa ngay từ mùng 1 Tết (chuỗi siêu thị AEON Mall, Fivimart, Lotte Mart...) để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân. Cơ bản giá cả thị trường không có biến động bất thường và mức độ tăng thấp hơn năm trước, một phần do nguồn hàng của các đơn vị kinh doanh dồi dào cùng với nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá của nhiều doanh nghiệp, góp phần ổn định giá cả thị trường trong dịp Tết năm nay.
Cùng với đó, giá bán của các mặt hàng tham gia Chương trình bình ổn giá sẽ được Sở Tài chính tổng hợp và công bố trên trang thông tin điện tử. Trong trường hợp có biến động về giá, doanh nghiệp cần thông báo và làm theo hướng dẫn điều chỉnh. Về phương thức triển khai thực hiện, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã vận động doanh nghiệp chủ động bằng nguồn vốn tự có và vốn vay từ các tổ chức tín dụng để dự trữ và phân phối hàng hóa cung ứng phục vụ thị trường.
Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, mức giá cơ bản được giữ ổn định; đối với cửa hàng trực thuộc của các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường, doanh số bán ra tăng cao so với bình thường và so cùng kỳ năm ngoái. Một số dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ ăn uống có mức tăng nhẹ.
![]() |
Bình ổn giá thị trường dịp Tết Kỷ Hợi 2019 |
Tiếp tục bình ổn giá cả thị trường sau tết
Theo đánh giá của của Sở Công Thương Hà Nội, sau Tết thường là thời điểm của lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng.
Một số biện pháp được cơ quan chức năng chú trọng để bình ổn giá cả thị trường sau Tết như tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả, thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn thị trường, giá cả nhất là những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng sau Tết của người dân để kịp thời chỉ đạo và có biện pháp xử lý, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của thành phố cung tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá gắn với kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, phí (nhất là dịch vụ tham quan, du lịch, dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô). Quản lý chặt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết các mặt hàng có nhu cầu tăng cao sau Tết.
Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra các quy định về bảo đảm an toàn giao thông, chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải tổ chức tốt công tác vận tải để phục vụ đủ nhu cầu đi lại cho người dân trong dịp lễ hội đầu năm; yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải công bố và niêm yết công khai mức giá cước theo đúng quy định hiện hành.
Đối với các mặt hàng Nhà nước còn định giá, mặt hàng bình ổn giá (xăng dầu, dịch vụ sự nghiệp công, sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi...), các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục quản lý, điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước bảo đảm mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2019.
Tuyển Thủy
Thương Trường

Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.

M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.

Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...

Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển
Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...

GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'
Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...

Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa
Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...