Bộ Công an công bố kết quả điều tra vụ xuất xứ của Asanzo
13:55 | 29/08/2020
DNTH: Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an vừa có thông báo kết quả điều tra về vụ việc liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo.
Bộ Công an công bố kết quả điều tra vụ xuất xứ của Asanzo.
Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã vào cuộc điều tra làm rõ có hay không các sai phạm xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo (viết tắt Công ty Asanzo) do ông Phạm Văn Tam làm chủ tịch HĐQT có dấu hiệu của các việc:
Một là “sản xuất, buôn bán hàng giả” hoặc “lừa dối khách hàng” trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, linh kiện có xuất xứ Trung Quốc, nhưng về thay nhãn hàng hóa hoặc lắp ráp đơn giản, rồi dán nhãn “Asanzo” có xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba.
Hai là “buôn lậu” hoặc “trốn thuế”.
“Xuất xứ Việt Nam” là phù hợp quy định
Theo thông báo kết quả cụ thể về hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam của hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo, C03 cho rằng do pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa lắp ráp và lưu thông trong nước, cũng chưa có quy định tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn “Sản xuất tại Việt Nam” nên việc Asanzo mua linh kiện từ các công ty và cá nhân trong nước, sau đó thực hiện việc gia công, lắp ráp tạo ra sản phẩm điện tử hoàn chỉnh, ghi nhãn “Sản xuất tại Việt Nam” hoặc “Chế tạo tại Việt Nam”, “Nước sản xuất Việt Nam”, “Xuất xứ Việt Nam” hoặc “Sản xuất bởi Việt Nam” là phù hợp quy định.
Đáng chú ý, liên quan tới hành vi có dấu hiệu “buôn lậu” và “trốn thuế” tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng của Asanzo, C03 đã chuyển hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. HCM (PC03) để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định.
Thông báo kết quả điều tra về Công ty Asanzo cho biết, công ty có mã số doanh nghiệp 0314074316, được thành lập và hoạt động từ 20/10/2016 với tên gọi là Công ty Cổ phần Tập đoàn Asan, sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo. Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính là sản xuất, lắp ráp và kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện lạnh, thiết bị gia dụng mang nhãn hiệu Asanzo (ti vi, máy điều hòa không khí, máy làm mát không khí, ấm siêu tốc, nồi cơm điện, bếp hồng ngoại, máy xay sinh tố…). |
Chưa nhận được đơn tố cáo, tố giác Asanzo “lừa dối khách hàng”
Một nội dung điều tra khác là về việc sử dụng cụm từ “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” và “Hàng Việt Nam chất lượng cao” cho một số sản phẩm và trên các thông tin quảng cáo để xác định có hay không hành vi lừa dối khách hàng.
Theo kết quả điều tra, mặc dù Tập đoàn Sharp xác định không có việc Công ty Sharp - Roxy ký hợp đồng dịch vụ với Asanzo vào ngày 24/1/2017 và càng không có việc Công ty Sharp - Roxy ký thư xác nhận hợp tác với Công ty Asanzo như công ty này công bố trong buổi họp báo vào tháng 9/2019, tuy nhiên đến nay Bộ Công an chưa nhận được bất cứ đơn tố cáo hay tố giác Công ty Asanzo có hành vi lừa dối khách hàng trong việc bán sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo.
Các công ty là đại lý, nhà phân phối và tiêu thụ các sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo đều xác nhận không vì câu slogan “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản" và nhãn hàng hóa “Hàng Việt Nam chất lượng cao” của các sản phẩm của Asanzo để làm đại lý phân phối, tiêu thụ sản phẩm của Asanzo. Các công ty, đại lý, nhà phân phối và tiêu thụ này đều căn cứ vào chất lượng, giá cả của các sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo để bán hàng.
Việc Công ty TNHH đầu tư sản xuất Phương Nguyên Asanzo và Công ty Việt Tài nhập khẩu 14 container hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo và có xuất xứ Trung Quốc như trên thuộc diện hàng hóa được phép nhập khẩu, được 2 công ty này kê khai thuế đầy đủ.
Bản thân Công ty Asanzo vừa mua hàng hóa nguyên chiếc mang nhãn hiệu Asanzo từ các công ty có hoạt động nhập khẩu hàng hóa xuất xứ Trung Quốc hoặc lắp ráp linh kiện thành sản phẩm nguyên chiếc, vừa mua linh kiện để lắp ráp sản phẩm nguyên chiếc mang nhãn hiệu Asanzo để bán, pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa lắp ráp và lưu thông trong nước và cũng chưa có quy định, tiêu chí để hàng hóa được ghi nhận “Sản xuất tại Việt Nam”.
Thông báo của C03 cũng cho rằng chưa có căn cứ xác định việc hưởng lợi của Asanzo trong việc bán hàng hóa xuất xứ “Trung Quốc” đội lốt hàng hóa có xuất xứ “Việt Nam” tại thị trường Việt Nam. Do đó, chưa có căn cứ xác định Công ty Asanzo có hành vi lừa dối khách hàng trong việc bán các sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo.
Kết quả điều tra ban đầu của C03 gửi Tổng cục Hải quan kết luận: trên cơ sở Công văn số 1114/ĐTCBL-Đ4 ngày 16/10/2019 và 07/TCHQ-ĐTCBL ngày 8/1/2020 của Tổng cục Hải quan, C03 đề nghị Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện việc kiểm tra sau thông quan đối với Công ty Asanzo và các công ty liên quan nhập khẩu các lô hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo và linh phụ kiện hàng hóa để sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo. Nếu có dấu hiệu tội phạm “buôn lậu” hoặc “trốn thuế”, chuyển hồ sơ, tài liệu cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. HCM (PC03) để điều tra theo thẩm quyền. Ngoài ra, theo thông báo này, liên quan đến công văn Tổng cục Hải quan gửi Bộ Công an về việc đề nghị chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật liên quan đến việc kiểm tra, tạm giữ 18 container hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo tại cảng Hải Phòng và cảng Cát Lái theo thủ tục hành chính, sang cho C03 để tiếp tục điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự hoặc có ý kiến để Tổng cục Hải quan xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đối với 18 container, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị Tổng cục Hải quan quyết định và xử lý theo quy định. |
Anh Phan
Theo VNF
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- C03 /
- Asanzo là hàng Trung Quốc /
- Asanzo trốn thuế /
- Asanzo lừa đảo /
- phạm văn tam /
- asanzo /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Việt Nam có nhiều cơ hội bứt phá khi tối ưu hoá vận chuyển hàng hoá tươi sống
DNTH: Cùng với sự tăng trưởng của ngành xuất khẩu nhóm hàng hóa tươi sống tại Việt Nam, củng cố chuỗi cung ứng lạnh và cơ sở hạ tầng sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tận dụng tối đa các cơ hội xuất khẩu.

BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm
DNTH: Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu các ảnh hưởng của giá dầu thô đang giảm...

LocknLock ra mắt nhận diện thương hiệu mới
DNTH: Thương hiệu gia dụng đến từ Hàn Quốc LocknLock chính thức công bố nhận diện thương hiệu mới sau 7 năm, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển và mở rộng thị trường quốc tế.

Herbalife Việt Nam tài trợ sản phẩm dinh dưỡng cho các vận động viên xuất sắc trong năm 2025
DNTH: Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, công bố tài trợ sản phẩm dinh dưỡng trong năm 2025 cho các vận động viên và vận động viên người khuyết tật xuất sắc tại Lễ ký kết với Ủy ban...

Xây dựng cà phê đặc sản vươn tầm thế giới
DNTH: Cà phê Việt Nam từ lâu đã khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế với sản lượng xuất khẩu đứng thứ hai thế giới.
Sun World và Lữ hành Saigontourist bắt tay, ra mắt hàng loạt trải nghiệm độc đáo và tạo ra những hành trình đầy cảm...
DNTH: Ngày 12/3/2025, Sun World – hệ thống tổ hợp vui chơi giải trí thuộc Tập đoàn Sun Group đã ký hợp tác chiến lược năm 2025 với Lữ hành Saigontourist – doanh nghiệp lữ hành hàng đầu Việt Nam, hứa hẹn một năm bùng nổ với nhiều...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...