Bộ Công Thương ban hành kế hoạch cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh

07:21 | 15/04/2025

DNTH: Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 987/QĐ-BCT về việc ban hành kế hoạch cập nhật rà soát cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực nhà nước của Bộ Công Thương năm 2024. Thời gian thực hiện từ tháng 4 - 6/2025.

Mục đích của kế hoạch là đảm bảo mục tiêu cắt giảm ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương tại các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực thi hành và tại các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật dự kiến được trình, ban hành trong năm 2025. Đồng kế thừa các mục tiêu khác tại Quyết định số 1362/QĐ-BCT ngày 5/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương năm 2025. 
 
Xuất khẩu suy giảm, chi phí sản xuất tăng cao: Doanh nghiệp thủy sản loay  hoay "chống đỡ" - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
 

Việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương phải đảm bảo tiếp tục kế thừa các nguyên tắc tại Quyết định số 1362/QĐ-BCT. Tiếp tục kế thừa kết quả phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương năm 2025 đã trình Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình 9414/TTr-BCT ngày 20/11/2024 về việc Phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Về tiêu chí thực hiện, cần rà soát, bãi bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh của các ngành, nghề không thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư. Đồng thời, rà soát, đánh giá, đề xuất phương án bãi bỏ hoặc thu hẹp phạm vi các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không đáp ứng được các quy định, tiêu chí của Luật Đầu tư.

Bên cạnh đó, rà soát, đề xuất phương án bãi bỏ điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, không hợp pháp được áp dụng theo hình thức giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận; hoặc đơn giản hoá điều kiện đầu tư kinh doanh không hợp lý theo hướng cắt giảm đối tượng tuân thủ, tần suất thực hiện, kéo dài hoặc bãi bỏ thời gian có hiệu lực của các giấy tờ trên.

Cụ thể, các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ chủ trì rà soát nghiêm túc, thực chất và đề xuất phương án cắt giảm/ bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở kế thừa Phương án cắt giảm 9414 gửi Vụ Pháp chế tổng hợp. Phương án đề xuất gửi Vụ Pháp chế phải đảm bảo có căn cứ, lý do cắt giảm; tính toán chi phí tuân thủ thể hiện đúng mục tiêu giảm ít nhất 30% chi phí kinh doanh (chi phí tuân thủ); đề xuất văn bản quy phạm pháp luật phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để thực hiện phương án và dự kiến tiến độ triển khai thực hiện.

Các đơn vị quản lý nhà nước thuộc bộ được giao chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2025 chủ động rà soát các hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, dự thảo Luật, hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định, dự thảo Nghị định do Bộ Công Thương được giao chủ trì xây dựng đảm bảo tiếp tục cắt giảm/bãi bỏ các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, đồng thời không phát sinh yêu cầu điều kiện đầu tư kinh doanh mới tại các dự án, dự thảo này.

Vụ Pháp chế tổ chức đánh giá độc lập trên cơ sở các nguồn thông tin, báo cáo sẵn có gồm: Các văn bản chỉ đạo điều hành của cấp có thẩm quyền; thực tiễn quản lý ngành; phản ánh của người dân, doanh nghiệp, tổ chức hội, cơ quan truyền thông, báo chí và các nguồn thông tin, báo cáo khác; tổng hợp đề xuất của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc bộ và xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương; báo cáo trình cấp có thẩm quyền theo quy định. Trong trường hợp cần thiết, Vụ Pháp chế tổ chức tọa đàm, hội nghị, hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Bộ Công Thương giao Vụ Pháp chế theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch và đề xuất thi đua, khen thưởng; Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Pháp chế phối hợp xét thi đua, khen thưởng; Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp và Văn phòng Bộ đảm bảo kinh phí thực hiện theo quy định.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng, dầu: Bài toán cần cân đối là làm sao hài hòa nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước

DNTH: Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế VAT với một số mặt hàng, trong đó có xăng, dầu và kéo dài chính sách ưu đãi này tới hết năm 2026. Đề xuất nhận được sự ủng hộ của người dân và cộng đồng DN.

Bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ nghỉ hưu trước tuổi tại đơn vị sự nghiệp công lập

DNTH: Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Doanh nghiệp nhà nước phải tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Chính sách tạo động lực mạnh cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

DNTH: Chính sách hỗ trợ của nhà nước có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam.

Kiểm soát chất lượng hàng hóa: Doanh nghiệp lo ngại chi phí tuân thủ tăng cao

DNTH: Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sửa đổi) được kỳ vọng nâng cao hiệu quả quản lý, nhưng doanh nghiệp lo ngại chi phí tuân thủ ngày càng lớn…

Bổ sung quy định mới về hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ 1/7/2025

DNTH: Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định nhiều đối tượng hưởng BHXH một lần từ 1/7/2025. Mới đây, Bộ Tư pháp thông tin dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH...

XEM THÊM TIN