Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng phương án quản lý tài sản hạ tầng đường sắt

15:06 | 06/10/2023

DNTH: Đề án nhằm tháo gỡ vướng mắc trong việc xác định đơn vị được giao vốn bảo trì đường sắt sau khi Tổng Công ty Đường sắt không còn là đối tượng ngân sách thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).

Bộ GTVT vừa có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý.

Theo Bộ GTVT, Đề án Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý (gọi tắt là Đề án) nhằm tách bạch giữa chức năng quản lý Nhà nước của cơ quan Nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng khối tài sản trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng này.

Nội dung quan trọng tại Đề án là việc giao quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và việc bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Theo đó, Bộ GTVT kiến nghị giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo hình thức không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đến hết năm 2030.

Sau khi Đề án được phê duyệt, giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xây dựng Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; nghiên cứu xác định những tài sản phù hợp để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc giao tài sản theo hình thức đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về đường sắt và pháp luật khác có liên quan nhằm khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Đối với cơ chế thực hiện quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, Bộ GTVT kiến nghị giao Cục Đường sắt Việt Nam đặt hàng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để thực hiện quản lý, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của Nghị định 32/2019 quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước.

Cục Đường sắt Việt Nam đặt hàng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam việc quản lý sửa chữa định kỳ công trình, sửa chữa đột xuất, khắc phục hậu quả bão lũ bước 2, kiểm định, quan trắc và các công tác khác đối với một số nhiệm vụ của chủ đầu tư. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu trên theo quy định của pháp luật về xây dựng công trình.

Sự kiện - Bộ GTVT trình Thủ tướng phương án quản lý tài sản hạ tầng đường sắt
Sau khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không còn trực thuộc Bộ GTVT, việc xác định đơn vị được giao vốn bảo trì đường sắt liên tục bị đình trệ.

Bộ GTVT cho biết trong quá trình xây dựng Đề án, Bộ đã cân nhắc 3 phương án. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ của Đề án sớm được phê duyệt, việc sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật ít nhất, theo quy định của pháp luật, Bộ GTVT kiến nghị lựa chọn phương án 2 như trong tờ trình, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến đồng thuận của các bộ, ngành, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Sau khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được chuyển về Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp quản lý năm 2018, việc xác định đơn vị được giao vốn bảo trì đường sắt (khoảng 2.500 - 3.000 tỷ đồng) liên tục bị đình trệ.

Điều này là do Bộ Tài chính cho rằng, giao dự toán nguồn sự nghiệp kinh tế đường sắt cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam như các năm 2019 là không phù hợp với quy định tại khoản 1, Điều 49, Luật Ngân sách nhà nước và khoản 1, Điều 31, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước, về phân cấp quản lý ngân sách và mối quan hệ giữa ngân sách các cấp. Lý do được đưa ra là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không phải đối tượng ngân sách trực thuộc Bộ GTVT.

Do các vướng mắc trên, việc giao dự toán và ký kết các hợp đồng bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt các năm 2020, 2021 thường chỉ có thể được thực hiện vào quý 2, sau khi Chính phủ ra Nghị quyết gỡ khó tạm thời, gây khó khăn cho tất cả bên liên quan, thay vì triển khai ngay từ đầu năm.

Người đưa tin

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhà đầu tư Mỹ nhắm mua 20% cổ phần FLC

DNTH: Theo lãnh đạo FLC, tập đoàn mới tiếp đón một phái đoàn công tác, đại diện nhiều quỹ đầu tư của Mỹ. Trong đó, có đơn vị mong muốn được đầu tư 20% cổ phần ở FLC.

Hứa hẹn hấp dẫn Tuần lễ hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

DNTH: UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch tổ chức Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Đây là một trong những hoạt động lớn của tỉnh nhằm chào mừng các sự kiện chính trị của đất nước và tỉnh năm 2024.

Hội nghị phát triển môn Quần vợt và Pickleball khu vực miền Trung – Tây Nguyên

DNTH: Chiều 18/10, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Liên đoàn Quần vợt Việt Nam (VTF) phối hợp với Liên đoàn Quần vợt Gia Lai và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức Hội nghị phát triển môn Quần vợt và Pickleball khu vực Miền Trung...

Lễ Bế mạc và trao thưởng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần thứ VI – năm 2024 thành công...

DNTH: Sáng ngày 6/10, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận Hoàng Mai (số 5 đường Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã diễn ra lễ Bế mạc và trao thưởng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh...

FC Ba Vì giành huy chương Đồng

DNTH: Tiếng còi chung cuộc của trận đấu tranh huy chương đồng cất lên, FC Ba Vì là cái tên được nhắc đến. Họ là nhà vô địch trong lòng người hâm mộ quê nhà và là đội đoạt huy chương đồng của giải bóng đá báo chí đồng hành...

Trao hàng trăm suất quà “đồng hành cùng em đến trường” tại huyện Đức Cơ

DNTH: Đường đến trường của nhiều học sinh nghèo người dân tộc thiểu số ở xã đặc biệt khó khăn trở nên gần hơn, nhờ chương trình “Đồng hành cùng em đến trường”.

XEM THÊM TIN