Bộ Thông tin và Truyền thông nói về tình trạng lừa đảo qua quét mã QR

20:40 | 06/09/2023

DNTH: Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, khi người xem quét mã sẽ bị chuyển hướng đến các trang quảng cáo cờ bạc kèm mã độc có thể bị cài đặt vào điện thoại

Những kết quả nổi bật

Ngày 6/9/2023, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo cung cấp thông tin về hoạt động của Bộ, của ngành thông tin và truyền thông trong tháng 8/2023 và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong thời gian tới.

Đồng thời, trao đổi với các cơ quan báo chí về những vấn đề liên quan đến hoạt động của Bộ, của ngành thông tin và truyền thông đang được báo chí và dư luận quan tâm.

Theo báo cáo, trong tháng 8/2023, doanh thu toàn ngành thông tin và truyền thông ước đạt: 321.836 tỷ đồng, tăng 1% so với tháng trước và giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế doanh thu toàn ngành tính đến hết tháng 8/2023 ước đạt 2.263.373 tỷ đồng.

Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 8.852 tỷ đồng, giảm 3% so với tháng trước và giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế nộp ngân sách toàn ngành tính đến hết tháng 8/2023 ước đạt 64.677 tỷ đồng.

Về lĩnh vực bưu chính, doanh thu dịch vụ bưu chính ước đạt 4.750 tỷ đồng, tương đương tháng 7/2023 và tăng trên 6% so với tháng 8/2022. Sản lượng bưu gửi ước đạt 186 triệu bưu gửi, tương đương tháng 7/2023 và tăng trên 15% so với tháng 8/2022.

0
Quang cảnh buổi họp báo

Về lĩnh vực viễn thông, tỉ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang đạt 78,3% tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu năm 2023 đạt 84% tỉ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang.

Số thuê bao băng rộng cố định đạt 22,3 triệu thuê bao (tương ứng với tỉ lệ 22,4 thuê bao/100 dân), tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu đến tháng 12/2023 đạt 25 thuê bao/100 dân.

Bên cạnh đó, số thuê bao băng rộng di động đạt 86,6 triệu thuê bao (tương ứng với tỉ lệ 87,07 thuê bao/100 dân), tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu đạt đến tháng 12/2023 đạt 90 thuê bao/100 dân.

Thuê bao điện thoại di động sử dụng SMP ước đạt 101,2 triệu thuê bao tăng 7,77% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 7,3 triệu thuê bao.

Về lĩnh vực kinh tế số, xã hội số, tỉ trọng kinh tế số/GDP Quý 2 năm 2023 ước tính đạt 15,26%, tỉ trọng kinh tế số/GDP 6 tháng năm 2023 là 14,96%. Tổng số lượng tải mới ứng dụng di động tháng 7/2023 đạt 339 triệu lượt, tăng 3% so với cùng kỳ tháng trước.

Việt Nam xếp thứ 9 thế giới về tổng số lượt tải mới, chiếm gần 2,5% tổng số lượt tải toàn cầu. Tổng thời lượng người dùng điện thoại thông minh dành để truy cập các ứng dụng Việt Nam đạt khoảng 7,65 giờ/ tháng/ thuê bao, tổng số tài khoản hoạt động trên các ứng dụng di động Việt Nam đạt gần 500 triệu tài khoản.

Ngoài ra, về lĩnh vực báo chí - truyền thông, tính đến tháng 8/2023, thuê bao truyền hình trả tiền ước đạt 18,6 triệu thuê bao (tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái, số liệu thuê bao truyền hình trả tiền đạt 16,57 triệu thuê bao).

Tính đến tháng 8/2023 có 34 doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.

Cảnh giác tình trạng lừa đảo qua quét mã QR

Từ 1/8/2023 đến 21/8/2023, Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 295 bài viết đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước (tỉ lệ 90%);

Google đã gỡ 764 videos vi phạm trên Youtube (tỉ lệ 95%); TikTok đã gỡ bỏ 30 link vi phạm, đăng tải thông tin sai sự thật, nội dung tiêu cực (tỉ lệ 92%). Đặc biệt, Google đã gỡ 5 kênh (chứa 18.900 video) chống phá Đảng, Nhà nước có lượt đăng ký và lượt xem rất lớn.

Bên cạnh tình trạng mã QR thanh toán tại các cửa hàng bị dán đè khiến tiền chuyển về tài khoản kẻ gian, trong thời gian vừa qua, hiện tượng mã QR độc hại bị phát tán dễ dàng trong các bài viết, hình ảnh thông qua các ứng dụng nhắn tin, diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội, đặc biệt là trong các màn phát sóng trực tiếp (livestream) cũng được báo chí phản ánh trong thời gian gần đây.

Khi người xem quét mã sẽ bị chuyển hướng đến các trang quảng cáo cờ bạc kèm mã độc có thể bị cài đặt vào điện thoại.

1
Cảnh giác lừa đảo qua quét mã QR

Trả lời câu hỏi về tình trạng lừa đảo bằng mã QR được ghi nhận có chiều hướng ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây. Đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, mã QR đã và đang ngày càng phổ biến khắp mọi nơi, nhất là sau đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu sử dụng mã QR tăng lên nhanh chóng.

Theo Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, mã QR có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị. Trong năm 2022, thanh toán qua mã QR tăng tới 225,36% về số lượng và 243,92% về giá trị so với năm 2021. Điều này cho thấy, phương thức thanh toán sử dụng mã QR đang ngày càng quen thuộc với người tiêu dùng.

Tình trạng lừa đảo bằng mã QR được ghi nhận tăng mạnh trên thế giới, thậm chí xuất hiện cả ở Việt Nam trong thời gian qua. Thời gian gần đây, lợi dụng việc mã QR phải quét bằng điện thoại, kẻ gian thực hiện các chiêu trò lừa đảo, dụ người dùng truy cập đường link độc hại... 

Tại Việt Nam đầu tháng 8/2023, một số ngân hàng đã phát cảnh báo tình trạng lừa đảo thẻ tín dụng thông qua mã QR. Cảnh báo cho biết kẻ gian sau khi kết bạn qua mạng xã hội để trao đổi với nạn nhân sẽ gửi mã QR để người dùng quét. Mã này dẫn tới các website giả mạo ngân hàng, trong đó yêu cầu người dùng nhập thông tin họ tên, số CCCD, tài khoản, mã bí mật hoặc OTP. Từ đó, người dùng bị chiếm tài khoản.

Đại diện Cục An toàn thông tin cho biết: "So với đường link độc hại truyền thống thì mã QR có lợi thế là có thể chèn trực tiếp vào email, tin nhắn mà không bị các bộ lọc chặn lại, từ đó dễ dàng tiếp cận người dùng".

Trên thực tế, bản chất QR code không phải mã độc tấn công trực tiếp mà chỉ là trung gian để truyền tải nội dung. Người dùng có bị tấn công hay không phụ thuộc vào cách xử lý nội dung sau khi quét mã QR code.

Cục An toàn thông tin đã đưa ra một số khuyến cáo cho người dùng đó là, thận trọng trước khi quét mã QR code, đặc biệt cảnh giác với các mã QR được dán hoặc chia sẻ ở những nơi công cộng hoặc gửi qua mạng xã hội, email; xác định và kiểm tra kỹ càng thông tin tài khoản người trao đổi mã QR.

Theo Người đưa tin

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Khỉ sống 6 tháng nhờ thận lợn chỉnh sửa gene

DNTH: Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã đạt được bước đột phá lớn, với việc khiến một con khỉ có thể sống trong 6 tháng với quả thận lợn được chỉnh sửa gene.

Hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày

Theo thông tin ngày 30/11 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), năm 2024, hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30,8% số lượng và 15,9% về giá trị giao dịch so với năm 2023.

Hạ tầng số và công nghệ mới tạo bước tiến cho Internet Việt Nam

DNTH: Sáng 27/11, Hội thảo, Triển lãm Ngày Internet 2024 (Internet Day 2024) với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI)” đã khai mạc tại Hà Nội.

Các nhà khoa học Caribe biến rong biển gây hại thành nhiên liệu chạy xe

DNTH: Khi số lượng lớn tảo biển xâm lấn dạt vào bờ biển Caribe năm 2011, người dân địa phương đã vô cùng lúng túng.

Meey Group chia sẻ giải pháp công nghệ bất động sản thông minh

DNTH: Ngày 22/11, ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc dự án Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã có bài thuyết trình ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024, đề cập nhiều sản phẩm số ứng dụng AI trong lĩnh vực...

Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử

DNTH: Luật Năng lượng Nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12) được Quốc hội Việt Nam khoá XII thông qua tại Kỳ họp thứ 3 ngày 3/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.

XEM THÊM TIN