Bộ trưởng Trần Tuấn Anh giải trình về việc 'lúng túng' điều hành xuất khẩu gạo

14:17 | 15/06/2020

DNTH: Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, thời điểm tháng 3, do tác động của dịch COVID-19, nhu cầu tăng dự trữ chiến lược tại nhiều quốc gia khiến giao dịch gạo hết sức sôi động, gạo bị hút rất mạnh ra khỏi Việt Nam, giá gạo trong nước và thế giới liên tục tăng.

Được mời giải trình trước Quốc hội sáng 15/6, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh xin hơn 10 phút để giải trình đủ những vấn đề đặt ra, trong đó có chuyện xuất khẩu gạo từng làm "nóng" dư luận.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, công tác điều hành xuất khẩu gạo thời gian qua yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm an ninh lượng thực trong mọi tình huống, trong đó có những thời điểm rất phức tạp trước diễn biến của dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, trong 5 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu 3,06 triệu tấn gạo (tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm trước), kim ngạch đạt 1,48 tỷ USD (tăng hơn 25% so với cùng kỳ).

“Xuất hiện nhu cầu tăng dự trữ chiến lược tại nhiều quốc gia khiến giao dịch gạo hết sức sôi động, gạo bị hút rất mạnh ra khỏi Việt Nam, giá gạo trong nước và thế giới liên tục tăng”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

trantuananh

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh

Theo người đứng đầu Bộ Công Thương, cũng thời điểm này, đặc biệt là ngày 22/3, Việt Nam đang đối diện với nguy cơ bùng phát dịch bệnh, tâm lý người dân có dấu hiệu không ổn định, thì nguy cơ thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước là có thực.

"Nếu xảy ra biến cố thì lượng gạo tại vùng ĐBSCL, dù được mùa, cũng sẽ không đủ dùng cho nhu cầu trong nước nếu tiếp tục cho phép xuất khẩu với tốc độ lên tới 25 nghìn tấn/ngày như 15 ngày đầu tháng 3", ông Tuấn Anh dẫn chứng.

Đứng trước tính huống cấp bách nêu trên, ngày 23/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã triệu tập cuộc họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19”, ông Trần Tuấn Anh cho hay.

Bộ Công Thương đã trình bày với 2 biện pháp được Luật Quản lý ngoại thương cho phép áp dụng để kiểm soát hoạt động xuất khẩu gạo, gồm “cấp giấy phép xuất khẩu” và “tạm ngừng xuất khẩu’ để Thường trực Chính phủ và các Bộ ngành thảo luận.

Sau khi xem xét, đánh giá các khía cạnh, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận thực hiện phương án tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước.

Vẫn theo giải trình của bộ trưởng Trần Tuấn Anh, sau khi có quyết định này, nhiều địa phương đã có ý kiến, kiến nghị, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành có liên quan xem xét thấu đáo. Trên cơ sở đó, Thủ tướng đã đồng ý cho xuất khẩu có kiểm soát với hạn ngạch trong tháng 4 là 400.000 tấn.

Đến tháng 4 và tháng 5, dịch bệnh trong nước được khống chế, kiểm soát, tâm lý người dân đã ổn định trở lại, không còn hiện tượng mua gom, tích trữ nhu yếu phẩm như thời điểm cuối tháng 3.

Theo đó, các cơ quan liên quan đánh giá lại về tình hình sản xuất, nhận định nguồn cung đã ổn định, được mùa, nên dự tính lượng gạo còn lại có thể xuất khẩu từ đầu tháng 5 tới giữa tháng 6 (thời điểm vụ Hè Thu thu hoạch rộ) là khoảng 1,3 triệu tấn", ông Tuấn Anh cung cấp thông tin.

Sau khi cân nhắc các điều kiện và nghe báo cáo của Bộ Công Thương và ý kiến của các bên liên quan, Thường trực Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về việc từ ngày 1-5 cho phép hoạt động xuất khẩu gạo trở lại bình thường.

"Có thể khẳng định ta đã đạt được mục tiêu giãn tiến độ xuất khẩu gạo để bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nhất. Dự báo năm 2020 Việt Nam sẽ là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Theo https://nhadautu.vn/bo-truong-tran-tuan-anh-giai-trinh-ve-viec-lung-tung-dieu-hanh-xuat-khau-gao-d38634.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

"Muốn có thu nhập cao, Việt Nam phải ở nhóm đi đầu về công nghiệp công nghệ số"

DNTH: Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, công nghệ số sinh ra chuyển đổi số, là lực lượng sản xuất mới, thực sự mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên số cho sự phát triển của nhân loại.

Kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất, giải quyết điểm nghẽn về thể chế

DNTH: Ngày 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV bế mạc. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu đánh giá, đây là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay. Nhiều Luật đưa ra với tính chất phức tạp,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia

DNTH: Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội trao Nghị quyết bầu Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng

DNTH: Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công...

Hôm nay (29/11) Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật quan trọng

DNTH: Ngày 29/11, theo Chương trình của kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật như: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Chứng khoán sửa đổi,...

Đại biểu Quốc hội đề xuất bảo lưu khi đóng bảo hiểm thất nghiệp 144 tháng

DNTH: Đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo; đồng thời phải liên thông dữ liệu để tránh trục...

XEM THÊM TIN