Bộ trưởng Xây dựng: Kiên quyết cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì nhà chung cư!
14:48 | 26/04/2019
DNTH: Ngày 24/4, giải trình về việc thực hiện pháp luật về quản lý kinh phí bảo trì nhà chung cư trước UB Pháp luật của Quốc hội, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà thông tin, thực tế, ở nhiều dự án lớn, quỹ bảo trì lên tới tới hàng trăm tỷ đồng, không minh bạch quản lý dễ bị lạm dụng, tiêu cực… Ông cho biết, thời gian tới, cần kiên quyết cưỡng chế thu hồi khoản này cho cư dân.
Phiên giải trình tại UB Pháp luật của Quốc hội nhằm tìm ra những vướng mắc, bất cập, hướng tháo gỡ với việc quản lý khoản phí bảo trì nhà chung cư
11/40 địa phương có tranh chấp, khiếu nại
Báo cáo tại phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết: Tổng hợp số liệu của 40 địa phương có báo cáo đến thời điểm 31/3/2019 cho thấy, có 11 địa phương có tranh chấp, khiếu nại. Trong đó chủ yếu xảy ra tại Hà Nội, TP HCM với tổng số 458 tranh chấp, khiếu nại liên quan đến công tác quản lý vận hành.
Những tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung gồm, chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao hoặc chỉ bàn giao một phần kinh phí bảo trì cho ban quản trị (có 54 chung cư chiếm 11,8% tổng số tranh chấp và chiếm 79% tranh chấp liên quan đến kinh phí bảo trì);các bên không thống nhất được số liệu quyết toán để xác định kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư phải bàn giao cho ban quản trị (có 10 chung cư, chiếm 22% tổng số tranh chấp và chiếm 14,7% tranh chấp liên quan đến kinh phí bảo trì.
Số lượng nhà chung cư mà chủ đầu tư không nộp kinh phí bảo trì đối với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư là 2, chiếm 2,9% tranh chấp liên quan đến kinh phí bảo trì. Số lượng nhà chung cư mà chủ đầu tư chiếm dụng kinh phí bảo trì để sử dụng vào mục đích khác là 1, chiếm 1,5% tranh chấp. Số lượng nhà chung cư mà chủ đầu tư không công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì là 1, chiếm 1,5% tranh chấp.
“Riêng địa bàn Hà Nội và TP HCM, tỷ lệ tranh chấp, khiếu nại liên quan đến kinh phí bảo trì phần sở hữu chung cao hơn. Hà Nội có 39/919 tòa có tranh chấp, chiếm tỷ lệ 4,2%. TPHCM có 15/867 tòa có tranh chấp, chiếm tỷ lệ 1,7%”-báo cáo của Bộ trưởng xây dựng thể hiện.
Chủ đầu tư chỉ chú trọng đến lợi nhuận từ việc bán căn hộ
Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên, theo Bộ trưởng Xây dựng, là do một số chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án, chỉ chú trọng đến thu lợi nhuận từ việc bán căn hộ mà chưa quan tâm thích đáng đến nghĩa vụ sau bán hàng của mình nên không mở tài khoản riêng để quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung 2% và đưa khoản tiền này phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của mình.
“Sau khi bán căn hộ thì nhiều chủ đầu tư tìm lý do để trì hoãn việc tổ chức hội nghị nhà chung cư bầu ban quản trị, hoặc khi thành lập được ban quản trị thì tìm cách thoái thác trong việc bàn giao khoản kinh phí bảo trì này cho ban quản trị, thậm chí chấp nhận nộp phạt để trì hoãn, kéo dài thời gian phải bàn giao nhằm chiếm dụng khoản kinh phí bảo trì”, ông Hà nói.
Một vấn đề được đặt ra là dù chỉ có 10% chung cư hoạt động chưa tốt nhưng trong phần đó, lùm xùm liên quan đến việc chủ đầu tư không hoặc chậm bàn giao kinh phí bảo trì chiếm tới 79%.
Mặt khác, luật Nhà ở quy định chủ đầu tư có trách nhiệm bảo hành công trình trong 5 năm nhưng thực tế các dự án đều thu tiền 1 lần của người dân cho 20 năm đầu. Việc đó tạo thêm gánh nặng cho người dân khi mua nhà. Vướng mắc chính là ở chỗ khoản phí bảo trì này được giao cho chủ đầu tư thu và đương nhiên họ sẽ dùng khoản tiền này cho mục đích khác.
Theo Bộ trưởng Xây dựng, thông lệ quốc tế, mức kinh phí bảo trì chung cư thường vào khoảng 0,08-0,1%/ năm để đảm bảo nhà chung cư vận hành bình thường, an toàn. Do đó, tính mức thu trong 20 năm sẽ tương đương 2% giá trị căn hộ. Các nước hầu hết đều làm vậy vì xác định đây là một khoản thu ổn định.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng ghi nhận vấn đề, sẽ tính toán hợp lý hơn, có thể xem xét và giảm mức thu phía bảo trì xuống 10-15 năm.
Còn việc chủ đầu tư được giao thu khoản phí này là để… thuận tiện. Phần sau đó, nếu chủ đầu tư bàn giao chậm, hoặc thiếu quỹ bảo trì cho ban quản trị nhà chung cư, cơ quan quản lý sẽ xử lý nghiêm khắ. Mấu chốt vấn đề là cần công khai minh bạch những thông tin liên quan để hạn chế tiêu cực.
Bộ trưởng Xây dựng cũng phân tích, thực tế, ở nhiều dự án lớn, quỹ bảo trì không hề nhỏ, từ vài chục tới hàng trăm tỷ đồng. Chung cư Carina tại TPHCM sau sự cố cháy mới bùng lên vấn đề chủ đầu tư nợ 20 tỷ đồng quỹ bảo trì chưa bàn giao cho Ban quản trị toà nhà.
Theo đó, vấn đề tranh chấp quỹ bảo trì cũng thường xảy ra ở những chung cư có số thu lớn như vậy. Cách hiệu quả nhất, theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, vẫn là kiểm soát chặt chẽ việc quản lý quỹ này để chống lạm dụng, tiêu cực. Những quy định về việc này trong luật không thiếu.
Cương quyết cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì
Nêu giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Hà kiến nghị cần kiên quyết tổ chức cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp thành viên ban quản trị sử dụng kinh phí bảo trì trái quy định. Trong khi đó từ thực tế quản lý tại địa phương, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho rằng, thực tế có việc chủ đầu tư giữ lại quỹ bảo trì để sử dụng cho mình, không bàn giao cho ban quản trị. Do đó phải cưỡng chế chủ đầu tư nhưng vướng mắc theo quy định pháp luật hiện hành như: Chủ đầu tư không lập tài khoản riêng vậy cưỡng chế ở tài khoản nào? thu tiền đó như thế nào? và cưỡng chế xong chuyển tới tài khoản nào. Do đó cần xây dựng quy định về cưỡng chế bằng việc cần nhanh chóng sửa đổi Nghị định 99, Thông tư 02. |
Theo P.Thảo-Dân Trí
Cùng chuyên mục
- Tags:
- dự án lớn /
- phí bảo trì nhà chung cư /
- Bộ trưởng Xây dựng /
- Quỹ bảo trì /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
DNTH: Công an TP Hà Nội sẽ thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
DNTH: Đề xuất triển khai gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, áp dụng trong 5 năm là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng đưa ra tại Dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển...
Sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi công việc cho dân làng nghề Mẫn Xá
DNTH: Những ngày qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Bắc Ninh về xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề Mẫn Xã, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, hoạt động sản xuất của làng nghề này đã dừng. Việc tháo dỡ các xưởng...
Lách luật quảng cáo tại các thùng rác công nghệ
DNTH: Đã 5 năm kể từ khi dự án dự án cung cấp, lắp đặt và duy tu thùng rác công nghệ với mục đích chứa rác phát sinh, rác tái chế của Công ty Cổ phần Công nghệ Xanh Goda khởi động, hàng loạt trụ rác trở thành nơi tập kết rác...
Hà Nội: Cận cảnh vị trí xây nhà hát Opera 10.000 tỷ đồng
DNTH: Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An (quận Tây Hồ) vừa được vừa phê duyệt, Nhà hát Opera Hà Nội khoảng 10.000 tỷ đồng sẽ là một dự án trọng điểm nâng tầm vị thế thủ đô.
Hà Nội sắp xếp hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới
DNTH: Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 01 thị xã; 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
-
Sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi công việc cho dân làng nghề Mẫn Xá
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...