Bức tranh thương mại Việt Nam - Trung Quốc 2 tháng đầu năm 2025

09:42 | 09/03/2025

DNTH: Thương mại 2 chiều Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt 31 tỷ USD, trong đó kim ngạch nhập hàng hoá từ thị trường này lên tới 23,3 tỷ USD, tăng 20,7 % so với cùng kỳ.

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 31 tỷ USD sau 2 tháng đầu năm 2025.
Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 31 tỷ USD sau 2 tháng đầu năm 2025.

Theo số liệu của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, 2 tháng đầu năm 2025, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc  tiếp tục tăng trưởng mạnh, vượt 31 tỷ USD.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 7,9 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu từ thị trường này đạt 23,3 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ.

Ông Nông Đức Lai, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc lưu ý, năm  2025 kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi xung đột địa chính trị, chủ nghĩa bảo hộ, cuộc đua về công nghệ giữa các nước lớn,... gia tăng. Xung đột giữa các nước lớn sẽ không tránh khỏi tác động đến các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam với mức độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tương tự, những thay đổi chính sách của Trung Quốc cũng tạo nên thách thức lẫn cơ hội đối với Việt Nam khi nước này vừa là đối tác thương mại lớn vừa là láng giềng của Việt Nam.

"Mỗi động thái của nền kinh tế và chính sách liên quan đều có ảnh hưởng, tác động tùy mức độ ít hay nhiều đối với Việt Nam", ông Lai nói.

Hiện, Trung Quốc và Mỹ đều là đối tác thương mại lớn, là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn, quan trọng nhất của Việt Nam, do đó, cạnh tranh Mỹ - Trung cùng các chính sách thương mại giữa hai nước đều tác động đến thương mại nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung cả tích cực và tiêu cực. 

Phân tích về tác động tích cực, ông Nông Đức Lai cho hay, sẽ đón nhận làn sóng đầu tư từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng, bởi các doanh nghiệp Trung Quốc và quốc tế đã tìm cách đa dạng hóa sản xuất để tránh thuế quan từ Mỹ, dẫn đến việc mở rộng đầu tư vào các quốc gia như Việt Nam, điều này gián tiếp thúc đẩy Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn nhờ chi phí lao động cạnh tranh và và trí địa lý thuận lợi.

Bên cạnh đó, là cơ hội tham gia vào chuỗi sản xuất, thu hút đầu tư nước ngoài mở ra cơ hội cho Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất phụ trợ, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai và nguồn cung hàng hóa, đặc biệt nguyên liệu sản xuất lớn nhất của Việt Nam.

Năm ngoái, thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã cán mốc kỷ lục mới 205 tỷ USD trong năm 2024, trong đó Việt Nam nhập khẩu từ thị trường tỷ dân 144 tỷ USD.

Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 61,2 tỷ USD, giảm khoảng 100 triệu USD so với năm 2023. Trong khi đó, nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến 144 tỷ USD, tăng tới 33,35 tỷ USD so với năm trước, tương đương tốc độ tăng 30,1%.

Kim ngạch xuất khẩu giảm trong khi nhập khẩu tăng cao khiến con số nhập siêu từ Trung Quốc cũng nới rộng so với trước.  Nếu như năm 2023, nhập siêu từ Trung Quốc là 49,3 tỷ USD, nhưng năm 2024 đã lên đến 82,8 tỷ USD, Trung Quốc tiếp tục là địa chỉ cung cấp hàng hóa đầu vào lớn nhất cho Việt Nam. 

Để thúc đẩy thương mại giữa các địa phương Việt Nam với Trung Quốc, sắp tới, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chuỗi sự kiện “Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc”.

Chuỗi sự kiện diễn ra trong 2 ngày, từ 14 - 15/3/2025 tại khách sạn Mường Thanh, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Khoảng 140 đại biểu nước ngoài, gồm đại diện sứ quán (đại sứ, tham tán thương mại) các nước có quan hệ đối tác chiến lược, quan trọng của Việt Nam; các nước đến từ khu vực EU, châu Á, ASEAN; tổ chức quốc tế, tổ chức xúc tiến; đại diện các địa phương của Trung Quốc giáp tỉnh Lào Cai; hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và các vùng lân cận khu vực Tây Nam - Trung Quốc...

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Doanh nghiệp lớn và vai trò dẫn dắt thị trường nông nghiệp

DNTH: Các doanh nghiệp lớn đang đóng vai trò là hạt nhân liên kết, tạo dựng chuẩn mực và mở đường cho chuỗi giá trị bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Không chỉ là những nhà đầu tư, đây còn là trung tâm điều phối vùng nguyên...

Việt Nam vẫn thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại

DNTH: Tại lễ công bố Báo cáo Thường niên FDI năm 2024 chủ đề "Thu hút FDI vào công nghiệp bán dẫn, công nghệ tương lai, năng lượng sạch, khoa học và công nghệ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ năng" do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư...

Xây dựng chuỗi truy xuất nguồn gốc: Doanh nghiệp nhỏ cần làm những gì?

DNTH: Truy xuất nguồn gốc (traceability) không chỉ là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc để nông sản Việt Nam chinh phục người tiêu dùng toàn cầu. Với doanh nghiệp nhỏ, chìa khóa nằm ở cách tận dụng công nghệ và liên kết...

Nông sản Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá tại thị trường Trung Quốc

DNTH: Nông sản Việt Nam có cơ hội bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững thị trường Trung Quốc trong năm 2025.

V-Green hợp tác phát triển 3.000 trụ sạc ô tô điện Vinfast tại khu vực Tây Nguyên trong năm 2025

DNTH: Công ty Cổ phần Phát triển Trạm sạc Toàn cầu V-Green vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty Cổ phần Ô tô Bắc Tây Nguyên để triển khai lắp đặt 3.000 trụ sạc ô tô điện VinFast tại khu vực Tây Nguyên và các...

Cơ hội cho nông sản Việt từ 3 hội chợ lớn tại Trung Quốc

DNTH: Ba hội chợ nông sản lớn tại Trung Quốc năm 2025 là cơ hội hiếm có để doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường, kết nối công nghệ và tăng sức cạnh tranh toàn cầu.

XEM THÊM TIN