Bùng phát dịch bệnh, Ấn Độ mất mùa tôm
10:26 | 16/10/2019
DNTH: Dịch bệnh đốm trắng (WSSV) và bệnh phân trắng (WFD) cùng với nạn lũ lụt khiến sản lượng tôm của Ấn Độ trong năm 2019 có nguy cơ giảm hơn 200.000 tấn.
Bùng phát
Hội chứng đốm trắng (WSSV) và bệnh phân trắng (WFD) đang làm sụt giảm nghiêm trọng sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Ấn Độ, tờ The Hans India cho biết. Khoảng 30.000 nông dân vẫn mong chờ Chính phủ Ấn Độ có biện pháp kìm hãm sự bùng phát của dịch bệnh.
Tôm bị bệnh đốm trắng.
Theo số liệu của World's Top Exports hồi tháng 5/2019, Ấn Độ là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, đạt giá trị thương mại 4,4 tỷ USD, chiếm 25,4% thị trường toàn cầu, và gần gấp đôi so với quốc gia xếp thứ nhì (Ecuador - 2,9 tỷ USD).
Sự tăng trưởng thần kỳ của Ấn Độ bắt nguồn từ việc chuyển dịch sang nuôi tôm thẻ chân trắng, loài có khả năng nuôi ở mật độ cao, nuôi ngắn, sức sống tốt và khả năng kháng bệnh hiệu quả.
Từ những năm 2000, sau khi tôm sú bị dịch bệnh hoành hành, tôm thẻ chân trắng và phần nào đó là tôm càng xanh trở thành đối tượng nuôi phổ biến và chiếm vị thế dẫn đầu trong ngành thủy sản Ấn Độ.
Dù vậy, việc tăng trưởng quá nóng dẫn đến mặt trái. Nhiều hộ nuôi tôm cho rằng, do tôm thẻ chân trắng dễ nuôi và không cần bổ sung dinh dưỡng, nền đáy ở nhiều vùng bị chai, nghèo dinh dưỡng, tảo không phát triển, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Các nhà khoa học ở thành phố Nellore, Ấn Độ cho biết, tôm thẻ chân trắng đang thất thu nghiêm trọng do dịch bệnh, nguyên dân được cho là gió mùa sớm tạo điều kiện cho mầm bệnh xuất hiện và lây lan.
Tiến hành lấy mẫu kiểm tra ở các trại nuôi tôm thẻ chân trắng, kết quả cho thấy tất cả ao nuôi đều có các mầm bệnh phổ biến trên tôm như: bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đen mang (BGD), hội chứng lỏng vỏ (LSS), bệnh phân trắng (WFS), bệnh trắng cơ (WMD), bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHN)...
Nỗi hoang mang với nông dân Ấn Độ càng lớn khi những ao nuôi phát hiện mầm bệnh vẫn đảm bảo an toàn sinh học và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đo lường theo khuyến cáo của nhà chức trách.
Nghiên cứu từ Global Aquaculture Alliance cho rằng Chính phủ Ấn Độ đã chủ quan và không kịp thời có các biện pháp ngăn chặn dịch từ những bước đầu, dẫn đến chậm trễn khi cảnh báo các tiêu chuẩn cho ao nuôi.
Trong vòng 10 năm, tính từ 2009, khi Ấn Độ xác định tôm thẻ chân trắng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm 90% sản lượng toàn ngành tôm, nước này luôn tự tin vào cơ sở vật chất cũng như các tiến bộ khoa học áp dụng cho ngành nuôi tôm. Tuy nhiên, lần này họ không kịp trở tay với những sự bùng phát của dịch bệnh.
Một nông dân ở thành phố Nellore nói: “Các nhà khoa học nhiều lần đến thăm ao nuôi và tổ chức tọa đàm với nông dân nhưng không ai tìm ra được biện pháp ngăn chặn dịch WSSV. Phải chăng dịch bệnh đã không còn kiểm soát được nữa”.
Đây cũng đang là lo lắng chung của những người nuôi tôm ở Ấn Độ khi được Bộ Nông nghiệp nước này khuyến cáo nên thả nuôi trong một mùa để giảm tỉ lệ mắc WSSV, theo tờ The Hindu.
Đền bù không thỏa đáng
Hồi cuối tháng 5/2019, nhiều chuyên gia thủy sản Ấn Độ đã cảnh báo về hội chứng WSSV. Tuy nhiên, do đang vào mùa thu hoạch, chính phủ và người dân nước này tỏ vẻ thờ ơ. Kết quả, khi dịch bệnh nổ ra, Ấn Độ không có đủ ngân sách để ngăn dịch bệnh lây lan.
Tờ The Hans India tiết lộ, nhiều nông dân ở vùng biển phía tây Ấn Độ cảm thấy bất ngờ và sốc khi chỉ được nhận từ 35 đến 40% số tiền đền bù cho sản lượng tôm bị dịch bệnh.
Một trang trại nuôi tôm ở Ấn Độ. |
Trước đó, họ được nhà chức trách nói là sẽ nhận 300 rupee (khoảng 4,2 USD) cho 1kg tôm. Nhưng nay, chỉ với 0,15 USD – tương đương 34.000 đồng cho 1kg tôm, nông dân Ấn Độ cho rằng mức đền bù không thỏa đáng để họ tái sản xuất vụ kế tiếp.
Cũng theo số liệu của The Hans India, chỉ khoảng hơn 6.000 ha trong số hơn 20.000 ha nuôi tôm nhiễm virus được chính phủ đền bù.
Ông Manoj Sharma, một nông dân trong khu vực bị nhiễm bệnh, đồng thời là chuyên gia tư vấn tôm nói với Undercurrent News rằng: “Việc thâm canh tôm thẻ chân trắng nhập khẩu từ Nam Mỹ có thể là nguyên nhân tới dịch bệnh”. Sharma cũng nói thêm rằng, sản lượng tôm trong vùng hiện quay về mốc vài năm trước, khi tôm thẻ chân trắng chưa được nuôi phổ biến theo kiểu “con giống quốc dân”.
Nạn lũ lụt cũng khiến tình trạng dịch bệnh WSSV trở nên khó kiểm soát. Mưa gió ở vùng Tây Bắc bang Gujarat và Andhra Pradesh đã phá hủy hàng ngàn trang trại sản xuất tôm lớn. Nhiều nông dân đã mất toàn bộ vốn lưu động cũng như máy móc trong các trận lũ quét.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ nước này cho biết, Ấn Độ sẽ không đạt mục tiêu 1 triệu tấn tôm vào năm 2020, và có thể thất thu hơn 200.000 tấn trong năm 2019 này.
Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Avanti Feeds đánh giá, thách thức trong năm 2019 sẽ là cơ hội để ngành nuôi tôm Ấn Độ nhìn lại mình. Những nông dân nước này sẽ buộc phải giảm tỉ lệ thả giống. Trong tương lai xa hơn, nó sẽ có ích cho Ấn Độ vì nguồn cung toàn cầu thấp, cộng với việc kiểm định kỹ lưỡng đầu ra, sẽ giúp giá tôm và ngành xuất khẩu tôm của quốc gia Nam Á phục hồi vào nửa cuối năm 2020.
Theo Hà Giang
Nông nghiệp Việt Nam
Cùng chuyên mục
- Tags:
- bổ sung dinh dưỡng /
- tôm càng xanh /
- giá trị thương mại /
- chính phủ Ấn Độ /
- sản lượng tôm /
- bùng phát dịch bệnh /
- xuất khẩu tôm /
- tôm thẻ chân trắng /
- ngành thủy sản /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Giá cà phê vượt đỉnh
Giá cà phê Arabica vừa thiết lập đỉnh mới, cao nhất trong 27 năm trở lại.
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
DNTH: Chiều 21/11, Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam do Đại sứ Marc E. Knapper làm Trưởng đoàn đã đến tham quan mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ rơm, công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ rơm và mô hình trồng nấm rơm...
Chủ tịch Quốc hội dự lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024
DNTH: Tối 14/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt...
Ngành nông nghiệp và WB bàn giải pháp hỗ trợ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Chiều 23/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã họp với Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) về các bước chuẩn bị ký Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) với Quỹ Tài...
Bước tiến số từ mô hình điểm “thôn thông minh” tại xã Phúc Hoà
DNTH: Với chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã triển khai mô hình điểm "thôn thông minh" bước...
Thách thức chuyển đổi phù hợp với thị trường
DNTH: Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu đến cạnh tranh trên thị trường quốc tế, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản đã trở thành nhiệm vụ cấp...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...