Xã Kiến Quốc (huyện Kiến Thụy, Hải Phòng):

Buông lỏng quản lý để Chợ thủy hản sản “không phép” ngang nhiên hoạt động

19:30 | 03/04/2022

DNTH: Chợ thủy hải sản nằm ngay trên mặt đường huyện 402, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) được cho là “không phép” vẫn hoạt động ngày đêm, xả thải gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông, coi thường pháp luật và thách thức cơ quan chức năng.

Thời gian gần đây, thực hiện sự chỉ đạo của UBND thành phố Hải Phòng về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tình trạng các công trình xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch, không đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, không đúng thiết kế vẫn xảy ra thường xuyên; thậm chí nhiều công trình đã bị xử lý vi phạm trật tự xây dựng nhưng vẫn tiếp tục thi công xây dựng ngay tại các quận, huyện, xã, phường… khiến dư luận bức xúc. Đặc biệt, tình trạng xây dựng các công trình trái phép trên đất nông nghiệp, vi phạm hành lang bảo vệ các công trình thuỷ lợi, lấn chiếm hè đường, hành lang an toàn giao thông đường bộ, lắp đặt biển quảng cáo không đúng quy định có chiều hướng gia tăng dẫn đến nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng đến môi trường, an toàn giao thông và mỹ quan đô thị cũng như ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, Chợ thủy hải sản nằm ngay trên mặt đường huyện 402, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) được cho là “không phép” vẫn hoạt động ngày đêm, xả thải gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông gây bức xúc dư luận.

anh 1
Chợ thủy hải sản nằm ngay trên mặt đường huyện 402, xã Kiến Quốc hoạt động ngày đêm tràn lan xuống hành lang đường.

Gần đây, trong lúc cả nước đang căng mình chống dịch Covid - 19, nhưng dường như tại Chợ thủy hải sản trên đường huyện 402, xã Kiến Quốc hoạt động buôn bán vẫn diễn ra sầm uất như chưa hề có dịch bệnh, người mua người bán ở đây thậm chí chỉ đeo khẩu trang cho gọi là có (đeo cũng như không đeo), chợ này vẫn hoạt động ngày đêm gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông.

anh 3
Giữa lúc tình hình dịch Covid - 19 đang tăng cao, người mua và người bán ở đây khẩu trang "đeo cũng như không đeo".

Người dân địa phương cho biết: “Mọi hoạt động mua bán, kinh doanh và xả thải của chợ thủy hải sản này vẫn diễn ra bình thường từ trước tới nay. Lượng nước thải “khổng lồ” phát sinh từ hoạt động mua bán kinh doanh của chợ này được chảy trực tiếp ra đường quốc lộ, nhiều người đi qua ngã xe là chuyện bình thường, chưa kể có những hôm trời nắng bốc mùi thì chúng tôi sinh sống quanh đây không thể nào mà chịu được”.

“Ngày cũng như đêm chợ vẫn hoạt động mua bán kinh doanh bình thường và tình trạng nước thải chảy tràn, ứ đọng trên đường huyện 402, nước thải ngập ngụa trong nhà lồng chợ”- Anh T. cho biết thêm.

anh 5
Nước thải và rác thải được xả trực tiếp ra mặt đường huyện 402 gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông và gây ô nhiễm môi trường.

Theo như phản ánh và tìm hiểu của phóng viên thì hiện khu vực chợ thủy hải sản này kéo dài 2 bên đường huyện 402 khoảng 2km. Hiện nơi đây đang có khoảng gần mấy chục ki ốt bán hàng đủ các loại mặt hàng thủy hải sản. Giá thuê mặt bằng nơi đây mỗi ki ốt khoảng 8-10 triệu.

Để tìm hiểu nội dung người dân phản ánh phóng viên đã liên hệ nhiều lần với ông Đào Xuân Lập - Chủ tịch UBND xã Kiến Quốc nhưng không có phản hồi gì.

Người dân sinh sống nơi đây bày tỏ quan ngại và không đồng tình với chợ thủy hải sản hoạt động ngay trên mặt đường, hàng ngày xả thải ra đường như thế gây mất mỹ quan đô thị, gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường. Chợ hoạt động suốt một thời gian dài như thế mà không một cơ quan chức năng nào đến kiểm tra xử lý.

anh 6
Người dân sinh sống nơi đây lúc nào cũng cửa đóng then cài nhìn ra với đầy thất vọng nhưng không biết kêu ai?

Từ đây, có thể thấy được những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực TTXD - Đô thị của UBND xã Kiến Quốc nói riêng và huyện Kiến Thụy nói chung khi để xảy ra chợ thủy hải sản “không phép” như vậy.

Do đó, dư luận không khỏi đặt ra nhiều nghi vấn: Liệu UBND xã Kiến Quốc (huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) có đang buông lỏng quản lý để Chợ thủy hải sản có dấu hiệu vi phạm ngang nhiên tồn tại? Hay biết mà không kiểm tra, xử lý ngay từ đầu, hay vì một nguyên nhân nào khác?

Trước nội dung trên, đề nghị UBND tỉnh Hải Phòng, Sở xây dựng Hải Phòng, Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng, UBND huyện Kiến Thụy cần có biện pháp kiểm tra, xử lý để ngăn chặn kịp thời những dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng tại Chợ thủy hải sản trên đường huyện 402 xã Kiến Quốc để tránh tiền lệ xấu về sau. Cùng với đó, cần quy trách nhiệm đối với từng đơn vị, cá nhân khi có dấu hiệu buông lỏng quản lý để chợ “không phép” hoạt động, coi thường pháp luật.

Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn sẽ tiếp tục thông tin.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa

DNTH: Đối với nhiều em bé, uống sữa là một điều hiển nhiên – một thói quen mỗi sáng trước khi đến lớp, một ly sữa ấm trước giờ đi ngủ. Nhưng với nhiều em nhỏ tại Khánh Hòa, việc uống sữa lại trở thành một điều xa xỉ....

2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động

DNTH: Tháng 4/2025, công chức, viên chức, người lao động có liên tiếp 2 kỳ nghỉ lễ, gồm Giỗ Tổ Hùng Vương nghỉ 3 ngày, Chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5 nghỉ 5 ngày.

Tận hưởng phong cách sống Dolce Far Niente nơi tổ hợp Newtown Diamond tại Đà Nẵng

DNTH: Nếu đến các thành phố ở Ý, sau khoảng 1 giờ trưa, bạn sẽ thấy một cảnh tượng khác thường: hàng quán đóng cửa và phố xá vắng người qua lại. Lý do thật đơn giản: Người dân nơi đây đang nghỉ trưa, và đó là bí quyết cho...

Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn

DNTH: Dự báo mùa hè năm 2025, nhiều khả năng nắng nóng sẽ không gay gắt và kéo dài như năm 2024.

Hà Nội đầu tư gần 100 tỷ đồng làm sạch Hồ Tây

DNTH: UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom nước thải xung quanh khu vực hồ Tây trên dịa bàn quận Tây Hồ, với mức đầu tư dự kiến trên 99 tỷ đồng từ ngân...

Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

DNTH: 38 xã thuộc 12 huyện vừa được UBND TP Hà Nội ban hành quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024; qua đó đưa tổng số xã về đích đạt 229/382 xã (bằng 59,9%).

XEM THÊM TIN