Cà phê, hồ tiêu và gạo… ngày càng khó vào EU

05:49 | 10/08/2024

DNTH: Một số nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU) dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2025 khi khu vực này tăng cường các biện pháp giám sát an toàn thực phẩm.

Cà phê, hồ tiêu và gạo… ngày càng khó vào EU 3
Gạo xuất khẩu sang EU chịu tác động bởi dự thảo mới.

4 hoạt chất đề xuất thay đổi dư lượng tối đa

Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cho biết, Ban thư ký Ủy ban SPS Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mới gửi đến các thành viên EU lấy ý kiến liên quan đến việc EU đề xuất mức dư lượng tối đa (MRL) với một số hoạt chất. Thời gian góp ý cho những đề xuất này trong tháng 8/2024 và dự kiến sẽ được áp dụng vào tháng 2/2025.

Theo đó, với hoạt chất Zoxamide, Việt Nam đang có sản phẩm đậu bắp xuất khẩu vào EU bị áp dụng biện pháp kiểm soát tại cửa khẩu. Mức dư lượng tối đa theo quy định cũ là 0,02ppm thì dự thảo mới chỉ cho phép 0,01ppm. Đáng chú ý nhất là các loại rau như: Rau diếp, xà lách, cải bó xôi nồng độ cũ là 30ppm thì dự thảo mới cũng chỉ là 0,01ppm.

Đặc biệt, đáng chú ý, đối với Việt Nam, mặt hàng cà phê và trà là những sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn, nồng độ theo quy định 0,05ppm thì hiện tại cũng chỉ 0,01ppm.

Với hoạt chất Acetamiprid, sản phẩm chuối theo quy định cũ nồng độ 0,4ppm thì quy định mới 0,01ppm; sản phẩm ớt chuông, ớt ngọt từ 0,3 nay chỉ còn 0,09ppm, cà chua từ 0,5ppm còn 0,06…

Ngoài ra, EU cũng áp dụng kiểm soát với 2 loại hoạt chất mới là Fenbuconazole và Penconazole. Trong số này, đối với Việt Nam, nhóm quả có múi và nhóm hạt như hạt điều, hạt mắc ca… nồng độ được quy định ở mức rất thấp chỉ 0,01ppm. Đậu bắp cũng là sản phẩm tiếp tục bị kiểm soát với 2 chất này và nồng độ cũng chỉ 0,01ppm. Với 2 hoạt chất này, các sản phẩm quan trọng của Việt Nam sẽ bị áp dụng như gạo áp dụng nồng độ 0,01ppm; cà phê, gia vị và mật ong cùng mức 0,05ppm.

TS Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, khuyến cáo: EU dự kiến áp dụng các quy định này từ tháng 2.2025. Như vậy, các nhà sản xuất có 6 tháng để chuẩn bị điều chỉnh cho phù hợp. Nếu chúng ta nắm bắt thông tin kịp thời, chủ động điều chỉnh và kiểm soát tốt mức dư lượng của 4 loại hoạt chất trên thì chúng ta tự tin sẽ đáp ứng được quy định của EU.

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để thích ứng?

Cà phê, hồ tiêu và gạo… ngày càng khó vào EU 4
Nông sản, hàng hóa Việt Nam được giới thiệu ở Lễ hội quảng bá văn hóa, nông sản Việt Nam tại Pháp tháng 6-2024. Ảnh: Nguyễn Hường.

Sau 4 năm EVFTA có hiệu lực, Liên minh châu Âu (EU) hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu 4 năm ước tính đạt khoảng 200 tỷ USD, tăng trưởng từ 12% đến 15%. Riêng tháng 7-2024, Việt Nam xuất siêu sang EU ước đạt 20,1 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch xuất khẩu tăng 15,8%; nhập khẩu tăng 8,7%. EU nằm trong tốp 6 thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Tham tán thương mại Việt Nam tại Vương quốc Bỉ và EU Trần Ngọc Quân cho biết, EU hiện có xu hướng chuyển đổi mạnh với những quy định nghiêm ngặt liên quan đến chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, chống phá rừng… Nếu đáp ứng được những quy định này sẽ là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam so với những đối thủ khác.

Để tận dụng tốt những cơ hội từ EVFTA mang lại, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Nguyễn Cẩm Trang khuyến nghị, các doanh nghiệp cần chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh và giao hàng; chủ động đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường EU.

FTA Việt Nam và EU đã được hoàn tất và đang chuẩn bị được ký kết và phê chuẩn trong tương lai không xa, sẽ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường này. Tuy nhiên, điều kiện là DN phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng.

Bà Nguyễn Thị Huyền, Giám đốc Công ty Sản xuất và Xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam cho rằng, xu hướng của thị trường EU là sử dụng các sản phẩm tự nhiên do vậy, với doanh nghiệp Việt Nam, không chỉ kiểm soát nghiêm ngặt An toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm mà cần hướng tới các sản phẩm hữu cơ và sản phẩm sạch. Do đó, DN luôn chú trọng việc đào tạo kỹ thuật canh tác của nông dân, từ không sử dụng phân bón, hóa chất... để có được các sản phẩm với chất lượng cao nhất nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường này.

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch nhấn mạnh thêm, để xây dựng nội lực vững mạnh, DN có thể hội nhập sâu và đủ khả năng chống chọi với những biến động của thị trường thì việc tổ chức sản xuất ngành hàng với hình thức phù hợp là quan trọng hàng đầu.

“Việt Nam có nhiều sản phẩm có giá trị, chung xuất xứ nhưng đang mạnh ai nấy làm. Hiện có nhiều việc vượt quá khuôn khổ của DN và Hiệp hội ngành hàng mới chính là nơi phù hợp để giải quyết những vấn đề này. Do đó, cần tổ chức tốt hơn các hiệp hội ngành hàng để dung nạp và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù cho Việt Nam, tạo điều kiện để xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu” – bà Nguyễn Thị Hồng Minh cho hay.

Theo Thương Hiệu Và Sản Phẩm

Nguồn: https://thuonghieusanpham.vn/ca-phe-ho-tieu-va-gao-ngay-cang-kho-vao-eu-72627.html


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giá cà phê vượt đỉnh

Giá cà phê Arabica vừa thiết lập đỉnh mới, cao nhất trong 27 năm trở lại.

Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải

DNTH: Chiều 21/11, Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam do Đại sứ Marc E. Knapper làm Trưởng đoàn đã đến tham quan mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ rơm, công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ rơm và mô hình trồng nấm rơm...

Chủ tịch Quốc hội dự lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024

DNTH: Tối 14/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt...

Ngành nông nghiệp và WB bàn giải pháp hỗ trợ đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Chiều 23/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã họp với Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) về các bước chuẩn bị ký Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) với Quỹ Tài...

Bước tiến số từ mô hình điểm “thôn thông minh” tại xã Phúc Hoà

DNTH: Với chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã triển khai mô hình điểm "thôn thông minh" bước...

Thách thức chuyển đổi phù hợp với thị trường

DNTH: Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu đến cạnh tranh trên thị trường quốc tế, việc tìm kiếm các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản đã trở thành nhiệm vụ cấp...

XEM THÊM TIN