Câu chuyện về OCOP 4 sao - vú sữa Tân Yên

11:23 | 14/06/2022

DNTH: Hơn 30 năm bén rễ trên đất Hợp Đức, huyện Tân Yên (Bắc Giang), được nhân giống từ 1 gia đình cựu chiến binh tâm huyết. Đến nay, cây vú sữa Tân Yên đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao - thơm ngon nức tiếng gần xa, đem lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho nhiều hộ gia đình nơi đây.

Cơ duyên đến với làng trồng cây vú sữa

Ít ai biết được rằng, từ một cây vú sữa lại có thể phát triển, sinh sôi rồi nhân rộng ra hơn 20 héc – ta trồng cây vú sữa tại xã Hợp Đức. Bắt nguồn như một cơ duyên, trước đây gia đình cựu chiến binh Nguyễn Văn Cường rất khó khăn, khi ấy bà Quách Thị Toàn (vợ ông Cường) sinh con nhưng lại không có sữa. Trong một dịp, gia đình có người thân tới chơi đã tặng cho gia đình ông vài quả vú sữa, ông nghe tên thì nghĩ ngay tới người vợ liền vắt lấy nước cho bà uống và mong rằng, giống như tên, bà cũng sẽ có sữa để nuôi con. Chính những mật ngọt trân quý lúc khó khăn, thiếu thốn ấy và hương vị ngọt ngào, thanh mát giống như bầu sữa mẹ của quả vú sữa mang đến cho ông suy nghĩ: tại sao không ươm thử để con cháu sau này vừa có cây ăn quả vừa làm bóng mát trong vườn nhà?

z3433152691521_c6fd06b9ba48a6ce3521046c0fdcf560
Hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Cường, bà Quách Thị Toàn bên cây vú sữa tổ của gia đình. Ảnh: Phạm Minh.

Ông Cường tâm sự: “khi ấy tôi gieo được 5 mầm cây nhưng chỉ sống được 3 mầm số còn lại bị ốc sên ăn mất. Trong đó, 1 mầm được anh trai xin về trồng. Sau nhiều năm, cây cao lớn và xanh tốt nhưng lại không cho quả. Còn 2 mầm cây trồng tại vườn nhà tôi thì tươi tốt, phát triển đều. Do thổ nhưỡng của mảnh đất Hợp Đức, cây vú sữa trồng ở vườn nhà đã biến đổi gen từ tím thành vú sữa trắng. Sau 5 năm sinh sôi nảy nở, cây cho quả sai lúc lỉu đến tận bây giờ, không năm nào bị mất mùa”.

Vốn cần cù, chịu thương chịu khó, nhận thấy tiềm năng kinh tế cao từ loại cây này, ông Cường đã nhân rộng giống vú sữa của gia đình cung ứng giống cho bà con trong xóm, rồi cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trồng trọt, sản xuất giúp tăng trưởng kinh tế cho gia đình. Tiếng lành đồn xa, ngày càng nhiều người muốn trồng cây ăn quả thơm ngon này. Cả một vùng, cả một huyện, rồi người từ địa phương khác cũng tới học hỏi, chuyển giao sản xuất.

Năm 2012, được nhà nước hỗ trợ, ông Cường tiếp tục mở rộng diện tích trồng vú sữa. Đến nay, trong vườn nhà có hơn 200 cây vú sữa trưởng thành được thu hoạch. Mỗi năm, ông còn cung ứng khoảng 3.000 - 5.000 cây giống cho người dân trong và ngoài xã, với mức giá bình quân khoảng 70.000 đồng/cây giống. Không chỉ đem lại thu nhập cho gia đình mà còn tạo thêm việc làm cho một số hộ dân xung quanh. Ước tính mỗi năm, mô hình trồng cây vú sữa này đã mang lại giá trị kinh tế cho gia đình ông hơn nửa tỷ đồng.

Với đặc điểm dễ trồng, chống chịu sâu bệnh tốt, không kén đất, chi phí chăm bón ít, không bao giờ mất mùa lại cho quả thơm ngon, nhiều hộ gia đình nơi đây cũng dần thoát được cái nghèo, có thu nhập ổn định từ cây vú sữa.

z3433150512373_b06e7411dcd027a1b26058c1402b639c
Niềm vui của ông Nguyễn văn Cường bên vườn vú sữa được nhân giống ra từ cây vú sữa tổ. Ảnh: Phạm Minh.

Cũng chính từ cây vú sữa tổ của gia đình ông Cường, giống vú sữa đã được nhân rộng ra khắp vùng. Chị Đào Thu Phương, Trưởng phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Yên thông tin: gia đình ông Nguyễn Văn Cường là người đầu tiên đưa vú sữa về trồng tại huyện Tân Yên và cũng chính cây vú sữa ấy là nơi khởi nguồn của hầu hết giống cây vú sữa trên khắp địa bàn huyện và tỉnh Bắc Giang.

Nỗ lực xây dựng thương hiệu đạt chuẩn OCOP

Được sự quan tâm của các cấp chính quyền cộng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của những người dân yêu lao động, ham sáng tạo, quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, diện tích trồng cây vú sữa được nhân rộng trở thành vùng sản xuất tập trung.

Năm 2016, Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ vú sữa Hợp Đức (HTX) đã được thành lập, ông Nguyễn Văn Cường được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc. Đến nay, HTX đã có hơn 20 xã viên và đạt được nhiều bước tiến lớn.

Theo đó, diện tích vú sữa trồng mới đến hết năm 2020 tại HTX là 22,8 héc - ta. Trong đó, 100% diện tích sản xuất được các hộ dân trong vùng áp dụng quy trình sản xuất vú sữa theo tiêu chuẩn VietGAP, có tem truy xuất nguồn gốc và bao bì đóng gói sản phẩm.

z3433153357820_8fd5d2fef7d765910a9a7cce924b174f
Giá thu mua tại vườn dao động từ 40.000 đồng/kg mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Ảnh: Phạm Minh.

Nổi bật vào năm 2021, thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), sản phẩm vú sữa Hợp Đức đã xuất sắc được công nhận là sản phẩm OCOP đạt 4 sao. Từ những thành quả đạt được, chất lượng vú sữa Hợp Đức ngày càng khẳng định được vị thế và đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân nơi đây.

Chính những nỗ lực, sự sáng tạo và kiên trì trong phát triển cây vú sữa cùng với sự quan tâm của lãnh đạo huyện Tân Yên, nhiều hình thức quảng bá, giới thiệu hình ảnh cây vú sữa tổ được triển khai giúp sản phẩm vú sữa của HTX sản xuất và tiêu thụ vú sữa Hợp Đức được đẩy mạnh. Tin rằng, sản phẩm vú sữa Hợp Đức - Tân Yên sẽ ngày càng được ưa chuộng và trở thành địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng.

Trải qua bao mưa gió bão bùng, thậm chí có những thân cây không chịu được thời tiết đã gãy. Nhưng bằng sức sống mãnh liệt, cây vẫn tự hồi phục và còn mọc thêm nhiều cành mới rồi vươn cao, cho ra nhiều trái hơn. Hình ảnh cây vú sữa tổ sừng sững giữa đất trời - can trường hi sinh để mang cho đời những hương thơm, trái ngọt như chính đức tính của người dân nơi đây nói riêng và người dân Bắc Giang nói chung đang nỗ lực từng ngày, đưa tỉnh Bắc Giang vươn lên mạnh mẽ. Họ - những người nông dân làm kinh tế giỏi và chúng ta có quyền tự hào./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hội chợ hàng OCOP năm 2024 - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt

DNTH: “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024...

Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 7,2 tỷ USD

DNTH: Ngành rau quả Việt Nam sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,2 tỷ USD trong năm 2024, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Xuất khẩu gạo năm 2024 có thể đạt kỷ lục 9 triệu tấn

DNTH: 11 tháng, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt gần 8,5 triệu tấn, các chuyên gia cho rằng năm 2024, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt kỷ lục với 9 triệu tấn.

Giá lúa tại Trà Vinh tăng thêm 800 đồng/kg

DNTH: Từ đầu tháng 12/2024 đến nay, giá lúa tươi đầu vụ Thu Đông tại tỉnh Trà Vinh đã tăng thêm bình quân 800 đồng/kg.

Xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng cao kỷ lục

DNTH: Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

DNTH: Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực...

XEM THÊM TIN